Đề kiểm tra học kì II – năm học 2010-2011 môn: Lịch sử (khối 6) thời gian: 45 phút

Đề kiểm tra học kì II – năm học 2010-2011 môn: Lịch sử (khối 6) thời gian: 45 phút

1 . Kiến thức :

Thông qua việc kiểm tra đánh giá:

- Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất thâm độc và tàn bạo. Không cam chịu kiếp sống nô lệ, nhân dân ta đã liên tục nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng , Ngô Quyền

- Trong thời Bắc thuộc, tuy bị bóc lột tàn nhẫn, bị chèn ép, khống chế nhưng nhân dân ta vẫn cần cù, bền bỉ lao động sáng tạo để duy trì cuộc sống; do vậy đã thúc đẩy nền kinh tế nước nhà tiến lên.

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1055Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II – năm học 2010-2011 môn: Lịch sử (khối 6) thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD& ĐT Y ÊN TH ÀNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2010-2011
TRƯỜNG THCS HÙNG THÀNH	 MÔN:Lịch Sử (Kối 6)
	Thời gian: 45phút (không kể thời gian phát đề)
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
1 . Kiến thức : 
Thông qua việc kiểm tra đánh giá: 
- Chính sách cai trị của các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta rất thâm độc và tàn bạo. Không cam chịu kiếp sống nô lệ, nhân dân ta đã liên tục nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng , Ngô Quyền
- Trong thời Bắc thuộc, tuy bị bóc lột tàn nhẫn, bị chèn ép, khống chế nhưng nhân dân ta vẫn cần cù, bền bỉ lao động sáng tạo để duy trì cuộc sống; do vậy đã thúc đẩy nền kinh tế nước nhà tiến lên.
2 . Tư tưởng : 
HS nhận thức sâu sắc về tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước , ý thức vươn lên , bảo vệ nền văn hóa dân tộc .
3 . Kĩ năng : 
 Rèn luyện cho HS các kĩ năng : trình bày vấn đề, viết bài, kĩ năng vận dụng kiến thức để so sánh sự kiện.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM KIỂM TRA
	- Hình thức : Tự luận 
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
Tên Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quóc đối với nhân dân ta 
Khái quát được ách thống trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
Chính sách thâm hiểm nhất
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu 3/4
Số điểm 3
Số câu 1/4
Số điểm 1
Số câu
Số điểm
Số câu 1
4 điểm
40% 
2. Bước ngoặc lịch sử ở đầu thế kỉ X
Trình bày diễn biến, kết quả ý nghĩa lịch sử của trận đánh trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 3
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu
Số điểm
Số câu 1
3 điểm
30% 
3. Sự chuyển biến về kinh tế và văn hóa xã hội của nước ta thời kì Bắc thuộc như thế nào?
Những truyền thống bản sắc của dân tộc vẫn được giữ vững
Ý nghĩa của những ruyền thống bản sắc của dân tộc vẫn được giữ vững
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu
Số điểm
Số câu 2/3
Số điểm 2
Số câu 1/3
Số điểm 1
Số câu
Số điểm
Số câu 1
3 điểm
30% 
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 3
 30%
Số câu 3/4+2/3
Số điểm 5
50%
Số câu1/4+1/3
Số điểm 2
20 %
Số câu 3
Số điểm10
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Câu 1: Trình bày chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Phương Bắc đối với nhân dân ta. Chính sách nào là thâm hiểm nhất ? (4 điểm) 
Câu 2: Trình bày diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử chiến thắng trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938?
 Câu3: Theo em sau hơn một ngàn năm Bắc Thuộc tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục tập quán nào ? Ý nghĩa của điều này? (3 điểm) 
V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM
Câu 1: (4 điểm) 
Chính trị : Thực hiện phân biệt đối sử giữa người Việt và người Hán, (người Hán nắm mọi chức vụ quan trọng từ cấp huyện trở lên.) (1 đ)
Kinh tế: Ra sức vơ vét, bóc lột nặng nề,( bắt dân ta phải nộp nhiều loại thuế , lao dịch và cống nộp những sản vật quý.)(1 đ)
Văn hoá : Thực hiện “đồng hoá dân tộc”một cách triệt để và sâu sắc.(1 đ)
 - ChÝnh s¸ch ®ång ho¸ d©n téc lµ chÝnh s¸ch th©m ®éc nhÊt.Vì thông qua chính sách đồng hóa phong kiến Trung Quốc muốn dân ta quênh đi phong tục tập quán, cội nguồn dân tộc để dễ dàng cai trị và biến nước ta. ”(1 đ) 
Câu 2: (3 điểm) 
- Diễn biến: 
+ Cuối năm 938, đoàn thuyền chiến Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy tiến vào nước ta. 0,5®
+ Ngô Quyền cho thuyền nhệ ra đánh nhử giặc vào cửa sông Bạc Đằng lúc nước triều đang lên. Lưu Hoằng Tháo hăm hở đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm rơi vào trận địa mai phục. 0,5®
+ Nước triều rút. Ngô Quyền hạ lệnh phản công, quân Nam Hán không chống nổi bị đánh tan tác Lưu Hoằng Tháo thiệt mạng. 0,5®
- Kết quả: Quân Ngô Quyền toàn thắng. 0,5®
- Ý nghĩa: 
+ Chấm dứt 1000 năm phong kiến Trung Quốc đô hộ ta. 0,5®
+ Mở ra thời kì mới-thời kì độc lập dân tộc. 0,5®
Câu 3: (3 điểm)
Nhân dân ta vẫn giữ tiếng việt, phong tục và tập quán cổ truyền, cũng như nếp sống riêng của tổ tiên từ ngàn xưa.(1 đ)
Như tục nhuộm răng, ăn trầu vào dịp cưới hỏi, đặc biệt là làm bánh trưng và bánh giầy, lối sống cần cù, giản dị và tình cảm tương thân - tương ái của con người Việt Nam(1 đ)
Ý nghĩa: Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống (bản sắc vãn hoá của dân tộc ta không gì có thể tiêu diệt được).(1 đ)
* Một số lưu ý khi chấm: Trên đây là những nội dung cơ bản của đáp án. Yêu cầu bài thi nội dung phải đầy đủ, chính xác, phần tự luận diễn đạt phải rõ ràng, sạch sẽ, bài làm vượt đáp án có thể thưởng điểm nội dung đó, song tổng điểm toàn bài không quá 10 điểm, bài có nhiều sai sót có thể trừ điểm thoả đáng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HKII LICH SU 6 1011.doc