Đề kiểm tra học kì II năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn lớp 6

Đề kiểm tra học kì II năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn lớp 6

 ĐỀ BÀI

 Câu 1: (1điểm) .

 Văn bản Lòng yêu nước của tác giả I-li-a Ê –ren –bua đã nêu lên một chân lí phổ biến

và sâu sắc về lòng yêu nước .Em hãy cho biết những câu văn thể hiện chân lí ấy?

Câu 2: (1.5 điểm)

 Văn bản Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Cho biết ý nghĩa của văn bản Cô Tô ?

Câu 3: ( 1 điểm) .

 Chuyển câu miêu tả : Xa xa ,một hồi còi nổi lên thành câu tồn tại và xác định cấu

 tạo ngữ pháp của câu tồn tại đó .

 Câu 4: (1.5điểm)

 Ẩn dụ là gì? Chỉ ra kiểu ẩn dụ trong câu thơ sau:

 Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng .

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II năm học 2010 - 2011 môn: Ngữ văn lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN ĐĂKGLEI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011
PHÒNG GD&ĐT ĐĂKGLEI MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 6
 Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
\
 ĐỀ BÀI
 Câu 1: (1điểm) . 
 Văn bản Lòng yêu nước của tác giả I-li-a Ê –ren –bua đã nêu lên một chân lí phổ biến 
và sâu sắc về lòng yêu nước .Em hãy cho biết những câu văn thể hiện chân lí ấy?
Câu 2: (1.5 điểm) 
 Văn bản Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Cho biết ý nghĩa của văn bản Cô Tô ? 
Câu 3: ( 1 điểm) .
 Chuyển câu miêu tả : Xa xa ,một hồi còi nổi lên thành câu tồn tại và xác định cấu 
 tạo ngữ pháp của câu tồn tại đó . 	
 Câu 4: (1.5điểm) 
 Ẩn dụ là gì? Chỉ ra kiểu ẩn dụ trong câu thơ sau:
 Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng .
 (Trần Đăng Khoa)
Câu 5: (5 điểm) 
 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà ,cha,mẹ,anh ,chị ,em...)
	 .. HẾT ..
 Đề này có 01 trang
UBND HUYỆN ĐĂKGLEI ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
PHÒNG GD& ĐT ĐĂKGLEI MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 6
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
 NĂM HỌC 2010 - 2011
I, Hướng dẫn chung:
* Cấu trúc của đề gồm 3 phần chia làm 5 câu với tổng điểm là 10
- Phần văn bản : 2 câu (2.5 điểm)
- Phần Tiếng Việt : 2 câu (2.5 điểm)
- Phần tập làm văn: 1 câu (5 điểm)
* Yêu cầu phần tập làm văn:
 - Làm đúng kiểu bài văn miêu 
 - Xác định đúng yêu cầu :Tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà ,cha,mẹ,anh ,chị ,em...)
- Bố cục bài miêu tả chặt chẽ 
 + Lưu ý : Do đặc trưng của phần tập làm văn nên phần đáp án chỉ mang tính định hướng, giáo viên cần linh hoạt khi chấm, có thể cho điểm lẻ nhỏ nhất là 0.5 điểm 
II, Đáp án và thang điểm
Câu 
	Nội dung
Điểm
1
-Những câu văn thể hiện chân lí trong văn bản Lòng yêu nước 
của tác giả I-li-a Ê –ren –bua 
+Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. 
+Lòng yêu nhà ,yêu làng xóm,yêu mến miền quê trở nên lòng .
yêu Tổ quốc
0.5 
0.5 
2
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. 
- Tùy từng học sinh có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được ý nghĩa của văn bản Cô Tô với những ý sau:
+Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô ,vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này.
+Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
* Lưu ý: Học sinh trình bày đủ ý song diễn đạt không rõ ràng không ghi điểm tối đa.
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
3
 -Câu tồn tại:Xa xa nổi lên một hồi còi 
 -Cấu tạo ngữ pháp của câu tồn tại :Xa xa ,nổi lên một hồi còi .
+Trạng ngữ:Xa xa 
+Chủ ngữ: một hồi còi 
+Vị ngữ : nổi lên 
 -Xác định đúng cấu tạo ngữ pháp được 0.5 điểm.
Lưu ý: Học sinh có thể xác định cụm C-V bằng cách gạch dưới câu văn.
0.5 điểm
0.5 điểm
4
-Ẩn dụ là gọi tên sự vật ,hiện tượng này bằng tên sự vật ,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt 
-Câu thơ sử dụng kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
1điểm
0.5điểm
5
*DÀN Ý
a, Mở bài: 
-Giới thiệu khái quát về người thân yêu và gần gũi nhất với mình 
(tên ,ấn tượng nổi bật ,lí do chọn để tả..)
b, Thân bài:
-Tả những nét tiêu biểu ,nổi bật về hình dáng ,chân dung bên ngoài như đầu tóc,nét mặt,da ,chân tay ,tiếng nói ,nụ cười...
-Tả tính nết,thói quen trong công việc,cử chỉ ,hành động....
-Những việc làm ,lời nói thể hiện sự quan tâm ,chăm sóc của người đó đối với em và mọi người...
c, Kết bài: 
-Cảm nghĩ của em về người người thân yêu và gần gũi đó(Yêu mến, tự hào, nêu lên trách nhiệm của bản thân đối người người thân yêu và gần gũi đó..
* HƯỚNG DẪN CHẤM
 Bài làm thể hiện được những yêu cầu trên ; bố cục rõ ràng . Bài miêu tả sinh động ,văn viết có cảm xúc ,trình bày sạch đẹp, rõ ràng, không sai sót về lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ
4-5
2-3
1
0
- Biết làm bài miêu tả , có bố cục đầy đủ song kĩ năng miêu tả còn hạn chế, bài làm chỉ giải quyết được khoảng 2/3 nội dung nhưng diễn đạt lủng củng chưa thuyết phục, sai một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.( 5-7 lỗi)
Văn viết sơ sài, thiếu ý, diễn đạt khó hiểu. Bố cục lộn xộn, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. ( trên 10 lỗi)
- Bài bỏ giấy trắng hoặc viết những câu không liên quan đến vấn đề
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA PHẦN VĂN - LỚP 6 – KÌ II.
NĂM HỌC 2010-2011
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
	CĐT CĐC
Chủ đề 1
Văn học 
-Văn bản Lòng yêu nước :
Văn bản Cô Tô 
Nhớ về phương thức biểu đạt.( C2)
Nhận ra những câu văn mang tính chân lí về lòng yêu nước.( C1)
Ý nghĩa của văn bản 
( C2)
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
0.5
5%
 2
 2
20%
 2
2.5
25%
Chủ đề 2: 
Tiếng Việt 
-Câu trần thuật đơn không có từ là 
-Ẩn dụ .
Nhớ được khái niệm ẩn dụ 
 ( C4) 
Nhận biết các kiểu ẩn dụ đã học trong một số câu thơ
( C4)
Biết chuyển đổi các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là và phân tích được cấu tạo của các các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là
 ( C 3)
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
 1
 1
 10%
 1
 0.5
5%
1
1
10%
2
2.5
25%
Chủ đề 3: 
Tập làm văn 
-Văn tả người 
Biết viết bài văn tả người.
( C5)
1
5
50%
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ
2
1
15 %
2
2
25%
1
1
10%
1
5
50%
5
10
100%
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA PHẦN VĂN - LỚP 6 – KÌ II.
NĂM HỌC 2010-2011
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
	CĐT CĐC
Chủ đề 1
Văn học 
-Văn bản 
Đêm nay Bác không ngủ 
Văn bản Cô Tô 
Nhớ lại các khổ thơ 
( C1)
Nhớ về phương thức biểu đạt.( C2)
Ý nghĩa của văn bản 
( C2)
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
2
1.5
15%
 1
 1
10%
 2
2.5
25%
Chủ đề 2: 
Tiếng Việt 
-Câu trần thuật đơn không có từ là 
-Ẩn dụ .
Nhớ được khái niệm ẩn dụ 
 ( C4) 
Nhận biết các kiểu ẩn dụ đã học trong một số câu thơ
( C4)
Biết chuyển đổi các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là và phân tích được cấu tạo của các các kiểu câu trần thuật đơn không có từ là
 ( C 3)
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
 1
 1
 10%
 1
 0.5
5%
1
1
10%
2
2.5
25%
Chủ đề 3: 
Tập làm văn 
-Văn tả người 
Biết viết bàivăn tả người.
( C5)
1
5
50%
Số câu
Số điểm
Tỷ lệ
1
5
50%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỷ lệ
3
2.5
25 %
2
1.5
15%
1
1
10%
1
5
50%
5
10
100%
UBND HUYỆN ĐĂKGLEI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010-2011
PHÒNG GD&ĐT ĐĂKGLEI MÔN: NGỮ VĂN-LỚP 6
 Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
\
 ĐỀ BÀI
 Câu 1: (1điểm) 
 Chép lại hai khổ thơ cuối trong bài Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ .
Câu 2: (1.5 điểm) 
 Văn bản Cô Tô của tác giả Nguyễn Tuân được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? Cho biết ý nghĩa của văn bản Cô Tô ? 
Câu 3: ( 1 điểm) .
 Chuyển câu miêu tả : Xa xa ,một hồi còi nổi lên thành câu tồn tại và xác định cấu 
 tạo ngữ pháp của câu tồn tại đó . 	
 Câu 4: (1.5điểm) 
 Ẩn dụ là gì? Chỉ ra kiểu ẩn dụ trong câu thơ sau:
 Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
 Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng .
 (Trần Đăng Khoa)
Câu 5: (5 điểm) 
 Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà ,cha,mẹ,anh ,chị ,em...)
	 .. HẾT ..
UBND HUYỆN ĐĂKGLEI ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II
PHÒNG GD& ĐT ĐĂKGLEI MÔN : NGỮ VĂN - LỚP 6
ĐÁP ÁN CHÍNH THỨC
 NĂM HỌC 2010 - 2011
I, Hướng dẫn chung:
* Cấu trúc của đề gồm 3 phần chia làm 5 câu với tổng điểm là 10
- Phần văn bản : 2 câu (2.5 điểm)
- Phần Tiếng Việt : 2 câu (2.5 điểm)
- Phần tập làm văn: 1 câu (5 điểm)
* Yêu cầu phần tập làm văn:
 - Làm đúng kiểu bài văn tả người 
 - Xác định đúng yêu cầu :Tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà ,cha,mẹ,anh ,chị ,em...)
 - Bố cục bài văn tả người chặt chẽ 
 + Lưu ý : Do đặc trưng của phần tập làm văn nên phần đáp án chỉ mang tính định hướng, giáo viên cần linh hoạt khi chấm, có thể cho điểm lẻ nhỏ nhất là 0.5 điểm 
II, Đáp án và thang điểm
Câu 
	Nội dung
Điểm
1
-Hai khổ thơ cuối trong bài Đêm nay Bác không ngủ của tác giả 
Minh Huệ 
 Anh đội viên nhìn Bác
 Bác nhìn ngọn lửa hồng
 Lòng vui sướng mênh mông
 Anh thức luôn cùng Bác .
Đêm nay Bác ngồi đó
 Đêm nay Bác không ngủ
 Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh .
-Học sinh chép đủ ,chính xác được một điểm.
-Nếu học sinh chép sai chính tả hoặc sai từ thì cứ 2 lỗi trừ 0,25đ 
1
2
- Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. 
- Tùy từng học sinh có các cách diễn đạt khác nhau nhưng cần nêu được ý nghĩa của văn bản Cô Tô với những ý sau:
+Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô ,vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này.
+Qua đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
* Lưu ý: Học sinh trình bày đủ ý song diễn đạt không rõ ràng không ghi điểm tối đa.
0.5điểm
0.5điểm
0.5điểm
3
 -Câu tồn tại:Xa xa nổi lên một hồi còi 
 -Cấu tạo ngữ pháp của câu tồn tại :Xa xa ,nổi lên một hồi còi .
+Trạng ngữ:Xa xa 
+Chủ ngữ: một hồi còi 
+Vị ngữ : nổi lên 
 -Xác định đúng cấu tạo ngữ pháp được 0.5 điểm.
Lưu ý: Học sinh có thể xác định cụm C-V bằng cách gạch dưới câu văn.
0.5 điểm
0.5 điểm
4
-Ẩn dụ là gọi tên sự vật ,hiện tượng này bằng tên sự vật ,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình ,gợi cảm cho sự diễn đạt 
-Câu thơ sử dụng kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
1điểm
0.5điểm
5
*DÀN Ý
a, Mở bài: 
-Giới thiệu khái quát về người thân yêu và gần gũi nhất với mình 
(tên ,ấn tượng nổi bật ,lí do chọn để tả..)
b, Thân bài:
-Tả những nét tiêu biểu ,nổi bật về hình dáng ,chân dung bên ngoài như đầu tóc,nét mặt,da ,chân tay ,tiếng nói ,nụ cười...
-Tả tính nết,thói quen trong công việc,cử chỉ ,hành động....
-Những việc làm ,lời nói thể hiện sự quan tâm ,chăm sóc của người đó đối với em và mọi người...
c, Kết bài: 
-Cảm nghĩ của em về người người thân yêu và gần gũi đó(Yêu mến, tự hào, nêu lên trách nhiệm của bản thân đối người người thân yêu và gần gũi đó....
* HƯỚNG DẪN CHẤM
-Bài làm thể hiện được yêu cầu trên ,bố cục đầy đủ rõ ràng .Bài miêu tả sinh động ,văn viết có cảm xúc ,trình bày sạch đẹp, rõàng, không sai sót về lỗi diễn đạt, lỗi dùng 
- Biết làm bài miêu tả , có bố cục đầy đủ song kĩ năng miêu tả còn hạn chế, bài làm chỉ giải quyết được khoảng 2/3 nội dung nhưng diễn đạt lủng củng chưa thuyết phục, sai một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.( 5-7 lỗi)
Văn viết sơ sài, thiếu ý, diễn đạt khó hiểu. Bố cục lộn xộn, sai nhiều lỗi chính tả, dùng từ đặt câu. ( trên 10 lỗi)
- Bài bỏ giấy trắng hoặc viết những câu không liên quan đến vấn đề
* HƯỚNG DẪN CHẤM
- Bài làm thể hiện được những yêu cầu trên ; bố cục rõ ràng . Bài miêu tả sinh động ,văn viết có cảm xúc ,trình bày sạch đẹp, rõàng, không sai sót về lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ
4-5
2-3
1
0
I. HƯỚNG DẪN CHUNG:
- Đề ra theo hình thức tự luận hoàn toàn, khi chấm cần chú ý cách khai thác và diễn đạt.
- Đề ra gồm 4 câu ứng với 3 phân môn cụ thể như sau:
+ Câu 1, câu 2: tìm hiểu văn bản có tổng là 3 điểm.
+ Câu 3 thuộc phân môn tiếng việt có tổng là 2 điểm.
+ Câu 4 Thuộc phân môn tập làm văn có tổng là 5 điểm ( được viết thành một bài viết hoàn chỉnh )
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu
Nội dung
Điểm
1
Học sinh nêu được 4 loại truyện dân gian sau:
- Truyền thuyết
- Truyện cổ tích
- Truyện cười
- Truyện ngụ ngôn
0.25 đ
0.25đ
0.25đ
0.25đ
2
Học sinh nêu được ý nghĩa của truyện: 
- Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp lại huênh hoang.
- Khuyên nhủ mọi người phải mở rộng tầm hiểu biết không chủ quan, kiêu ngạo.
* Lưu ý: Học sinh trình bày đủ ý song diễn đạt không rõ ràng không ghi điểm tối đa.
1 đ
1 đ
3
- Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, đúng theo yêu cầu của đề, có nội dung.
- Phân tích đúng cấu trúc ngữ pháp. 
1 đ
1 đ
4
1. Yêu cầu:
* Kiểu bài: Kể chuyện đời thường
* Nội dung: kể về người bạn có những phẩm chất tốt mà em khâm phục, noi theo.
* Dàn bài:
a/ Mở bài: 
- Giới thiệu chung về người bạn sắp kể ( Họ tên, đang học lớp mấy ? có mối quan hệ như thế nào với em ? Bạn có phẩm chất chung gì ?)
b/ Thân bài: Lần lượt kể những nét nổi bật về người bạn của mình.
Hình dáng, tính cách, sở thích của bạn
Năng lực, ý thức trong học tập và các hoạt động khác trong nhà trường và ngoài xã hội.
Cách cư xử với mọi người ( với bạn bè, thầy cô, cha mẹ)
c/ Kết bài:
 - Cảm nghĩ của em về bạn (Yêu mến, tự hào, trân trọng tình bạn..)
- Bạn là tấm gương tốt để em noi theo.
2. Cách chấm:
- Biết kể câu chuyện đời thường một cách sinh động, hấp dẫn, có hình ảnh, có cảm xúc, đầy đủ nội dung. 
- Văn viết đủ ý nhưng diễn đạt lủng củng chưa thuyết phục, bố cục chưa hợp lí, sai một số lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.( 5-7 lỗi)
- Bài viết lạc đề, không có nội dung.
* Lưu ý: Tuỳ vào mức độ có thể tính đến 0.5 điểm.
1 đ
3 đ
1 đ
4- 5 đ
2- 3 đ
1 đ
0đ
...............Hết..................
ĐỀ KIỂM TRA PHẦN VĂN BẢN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
LỚP : 6 ( Học kì II, Năm học 2010 – 2011)
THỜI GIAN : 45 PHÚT
ĐÁP ÁN VÀ GỢI Ý CHẤM
Câu 1 ( 1 điểm) : Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả.
Câu 2 ( 1 điểm) Tác giả văn bản Sông nước Cà Mau là Đoàn Giỏi.
Câu 3 ( 1 điểm) Bài học:
- Không kiêu căng, tự phụ ( 0.5 đ)
- Phải suy nghĩ thật kĩ trước khi làm một việc nào đó ( 0.5đ)
Câu 4 ( 1 điểm)
Hình ảnh người lao động:
+ Quả cảm ( 0.5 đ)
+ Hùng dũng và có sức mạnh phi thường ( 0.5 đ)
Câu 5 ( 2 điểm) 
Tâm trạng: ngỡ ngàng -> hãnh diện -> Xấu hổ. ( 0.5 đ)
Giải thích :
+ Ngỡ ngàng vì không ngờ người em vẽ mình. (0. 5 đ)
+ Hãnh diện vì trong tranh mình rất đẹp ( 0.5 đ)
+ Xấu hổ vì trước đây mình đã đối xử với em không tốt( 0.5 đ)
Câu 6 ( 4 Điểm)
Yêu cầu : HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Hình thức : Một đoạn văn có ít nhất là 5 câu 
- Nội dung: Nêu đúng nội dung theo yêu cầu của đề 
+ Tình cảm của Bác đối với nhân dân, bội đội với đất nước.
+ Cảm nghĩ của em về Bác.
Điểm 4: Đảm bảo hình thức, nội dung đầy đủ , diễn đạt trôi chảy, lời văn trong sáng , có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu.
Điểm 3: Đảm bảo hình thức, nội dung chỉ trình bày được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu.
Điểm 2: Đảm bảo hình thức, nội dung chỉ trình bày được 1/3 yêu cầu, còn mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu.
Điểm 1: Viết sơ sài, không đảm bảo về hình thức và thiếu ý nhiều, lủng củng ,còn mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ đặt câu.
* Lưu ý: Trên đây chỉ là gợi ý , GV có thể tùy vào bài làm của học sinh mà linh hoạt khi chấm điểm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 130.doc