Đề kiểm tra học kỳ I (2010 – 2011) môn: lịch sử 9 thời gian: 45 phút

Đề kiểm tra học kỳ I (2010 – 2011) môn: lịch sử 9 thời gian: 45 phút

Câu 1: Ấn Độ có những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nhờ vào:

A/ Cách mạng công nghiệp B/ Thông tin liên lạc

C/ Cách mạng xanh D/ Công nghệ hạt nhân

Câu 2: Tháng 8/1945 khi nghe tin phát xít Nhật đầu hàng các nước Đông Nam Á phải làm gì:

A/ Xây dựng kinh tế, ổn định chính trị

B/ Cải cách kinh tế, phát triển khoa học-công nghệ

C/ Nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.

D/ Đẩy mạnh chính sách ngoại giao.

 

doc 6 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1066Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I (2010 – 2011) môn: lịch sử 9 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT CÁT TIÊN 
TRƯỜNG THCS NAM NINH 
HỌ VÀ TÊN: 
LỚP: 9A 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (2010 – 2011)
MÔN: LỊCH SỬ 9
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
ĐỀ SỐ 1
A/ TRẮC NHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
I/ Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng: (1 điểm) 
Câu 1: Ấn Độ có những thành tựu to lớn trong nông nghiệp nhờ vào:
A/ Cách mạng công nghiệp 	B/ Thông tin liên lạc 
C/ Cách mạng xanh 	D/ Công nghệ hạt nhân 
Câu 2: Tháng 8/1945 khi nghe tin phát xít Nhật đầu hàng các nước Đông Nam Á phải làm gì:
A/ Xây dựng kinh tế, ổn định chính trị 	
B/ Cải cách kinh tế, phát triển khoa học-công nghệ 
C/ Nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.
D/ Đẩy mạnh chính sách ngoại giao.
Câu 3: Phong trào giải phóng dân tộc ở Bắc Phi nổ ra sớm vì: 
A/ Khu vực này có dân số đông.
B/ Khu vực này có trình độ phát triển cao hơn các vùng khác trong Châu lục.
C/ Giai cấp tư sản ở Bắc phi mạnh.	 
D/ Chế độ thuộc địa khu vực này đang suy yếu.
Câu 4: Mục đích của Mỹ thành lập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO):
A/ Bảo vệ hoà bình thế giới 	
B/ Bảo vệ các nước Đông Nam Á 
C/ Chống lại phong trào giải phóng dân tộc và ảnh hưởng của CNXH vào Đông Nam Á 
D/ Bảo vệ các nước Hàn Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin 
II/ Hãy điền ý còn thiếu vào chỗ trống: (1 điểm)
- Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai: Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào nông nghiệp chủ yếu là khai thác đồn điền (1) ...................và (2)..................chủ yếu là mỏ than. 
- Chương trình khai thác lần thứ hai đã được Pháp ráo riết thi hành ở (3)........................, trong đó có (4) .........................
III/ Ghép ý cột A với ý cột B sao cho đúng nội dung: (1điểm) 
CỘT A
CỘT B
TRẢ LỜI 
1/ 1914 – 1918
2/ Thực dân Pháp thắng trận nhưng 
3/ Cao su và than là hai mặt hàng 
4/ Thực dân Pháp đánh thuế nặng 
a/ nền kinh tế bị tàn phá nặng nề
b/ Chiến tranh thế giới thứ nhất
c/ ruộng đất, rượu, muối ....
d/ thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn
e/ mở một số cơ sở công nghiệp 
1/ ghép với ...
2/ ghép với ...
3/ ghép với ...
4/ ghép với ...
B/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Hãy nêu lên xu thế phát triển của thế giới ngày nay? (1 điểm)
Câu 2: Tại sao thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại khác nhau? (4 điểm) 
Câu 3: Đánh giá hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật? (2 điểm).
Tổ duyệt 
 Giáo viên ra đề 
PHÒNG GD&ĐT CÁT TIÊN 
TRƯỜNG THCS NAM NINH 
HỌ VÀ TÊN: 
LỚP: 9A 
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 KIỂM TRA HKI NĂM HỌC (2010 – 2011)
MÔN: LỊCH SỬ 9
THỜI GIAN: 45 PHÚT
A/ TRẮC NGIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) 
I/ Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng: (1 điểm) 
1C, 2C, 3B, 4C
II/ Hãy điền ý còn thiếu vào chỗ trống: (1 điểm)
1. cao su, 2. khai mỏ, 3. Đông Dương, 4. Việt Nam. 
III/ Ghép ý cột A với ý cột B sao cho đúng nội dung: (1điểm) 
1/ b, 2/ a, 3/ d, 4/ c
B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Câu 1: Hãy nêu lên xu thế phát triển của thế giới ngày nay? (1 điểm)
Từ năm 1991, thế giới bước sang thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Nhiều xu hướng mới xuất hiện như:
- Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.
- Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, hầu hết các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Nhưng ở nhiều nơi (châu Phi, Trung Á ) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên thế giới chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
Câu 2: Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? (4 điểm) 
- Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc có ít nhiều tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng của cách mạng.
- Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa, đây là lực lượng hăng hái đông đảo của cách mạng.
- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước,  vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Câu 3: Đánh giá hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật? (2 điểm)
Mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra): chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới 
THIẾT LẬP MA TRẬN
 Bậc nhận thức 
 Nội dung 
BIẾT 
HIỂU 
VẬN DỤNG 
TN 
TL
TN
TL
TN 
TL 
Các nước châu Á 
I(1,2,4) 0,75đ 
Các nước châu Phi 
I(3) 0,25đ 
Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật 
3 (2đ)
Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất
II 1đ, 
III 1đ
2 (4đ) 
Thế giới sau chiến tranh lạnh 
1 (1đ)
Tỷ lệ 
4
4
2
Tổng 
3
1
4
2
TỔ DUYỆT 	GV RA ĐÁP ÁN 
	 Ninh Chí Tùng 
PHÒNG GD&ĐT CÁT TIÊN 
TRƯỜNG THCS NAM NINH 
HỌ VÀ TÊN: 
LỚP: 9A 
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I 
NĂM HỌC: 2010 - 2011
MÔN: LỊCH SỬ 9
THỜI GIAN: 45 PHÚT
Điểm
Lời phê của thầy, cô giáo
ĐỀ SỐ 2
A/ TRẮC NHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)
I/ Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng : (1 điểm) 
Câu 1: Tháng 3-1997 các nhà khoa học đã tạo ra được một con cừu bằng phương pháp: 
A/ Sinh bình thường 	 	B/ Thụ tinh nhân tạo 
C/ Sinh sản vô tính 	D/ Công nghệ hạt nhân 
Câu 2: Tháng 8/1945 khi nghe tin phát xít Nhật đầu hàng các nước Đông Nam Á phải làm gì:
A/ Xây dựng kinh tế, ổn định chính trị 	
B/ Cải cách kinh tế, phát triển khoa học-công nghệ 
C/ Nhanh chóng nổi dậy giành chính quyền, lật đổ ách thống trị thực dân.
D/ Đẩy mạnh chính sách ngoại giao.
Câu 3: Tổng thống da màu đầu tiên ở nước cộng hòa Nam Phi có tên là:
A/ Gooc-ba-chốp	B/ Nen-xơn Man-đe-la
C/ Kô-jo-mi	 D/ Phi-đen
Câu 4: Cuộc tấn công vào pháo đài ........................ đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân Cu Ba chống chế độ độc tài Ba-ti-xta:
A/ Luân đôn 	 	B/ Phía bắc Nê-đec-lan 
C/ Môn-ca-đa	D/ La-ha-ba-na
II/ Hãy điền ý còn thiếu vào chỗ trống: 1 điểm
- Chính sách cai trị của Pháp ở Việt Nam: Mọi quyền hành đều bị thâu tóm trong tay (1) ......................, vua quan chỉ là (2) .........................Mọi hành động (3) ........................đều bị chúng thẳng tay (4) ........................
III/ Ghép ý cột A với ý cột B sao cho đúng nội dung: 1điểm 
CỘT A
CỘT B
TRẢ LỜI 
1/ Pháp chia nước ta thành 
2/ Thực dân Pháp thắng trận nhưng 
3/ Cao su và than là hai mặt hàng 
4/ Thực dân Pháp đánh thuế nặng 
a/ nền kinh tế bị tàn phá nặng nề
b/ ba kỳ (Bắc kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ)
c/ ruộng đất, rượu, muối ....
d/ thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn
e/ mở một số cơ sở công nghiệp 
1/ ghép với ...
2/ ghép với ...
3/ ghép với ...
4/ ghép với ...
B/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Hãy nêu lên xu thế phát triển của thế giới ngày nay? (1 điểm)
Câu 2: Tại sao thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất lại khác nhau? (4 điểm) 
Câu 3: Đánh giá hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật? (2 điểm).
TỔ DUYỆT 	GV RA ĐỀ 
	Ninh Chí Tùng 
PHÒNG GD&ĐT CÁT TIÊN 
TRƯỜNG THCS NAM NINH 
HỌ VÀ TÊN: 
LỚP: 9A 
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 KIỂM TRA HKI NĂM HỌC (2010 – 2011)
MÔN: LỊCH SỬ 9
THỜI GIAN: 45 PHÚT
A/ TRẮC NGIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm) 
I/ Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu đúng : (1 điểm) 
1.C, 2C, 3B, 4C
II/ Hãy điền ý còn thiếu vào chỗ trống: (1 điểm)
1. người Pháp, 2. bù nhìn, 3. yêu nước, 4. đàn áp 
III/ Ghép ý cột A với ý cột B sao cho đúng nội dung: (1điểm) 
1/ b, 2/ a, 3/ d, 4/ c
B/ TỰ LUẬN: (7 điểm) 
Câu 1: 
Hãy nêu lên xu thế phát triển của thế giới ngày nay? (1 điểm)
Từ năm 1991, thế giới bước sang thời kỳ sau Chiến tranh lạnh. Nhiều xu hướng mới xuất hiện như:
- Xu hướng hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
- Một trật tự thế giới mới đang hình thành và ngày càng theo chiều hướng đa cực, đa trung tâm.
- Dưới tác động của cách mạng khoa học - công nghệ, hầu hết các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
- Nhưng ở nhiều nơi (châu Phi, Trung Á ) lại xảy ra các cuộc xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên thế giới chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
Câu 2: 
Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ? (4 điểm) 
- Giai cấp địa chủ phong kiến ngày càng câu kết chặt chẽ và làm tay sai cho Pháp, áp bức nhân dân. Có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp tư sản ra đời sau chiến tranh, trong quá trình phát triển phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản làm tay sai cho Pháp, tư sản dân tộc có ít nhiều tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc và phong kiến.
- Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, tăng nhanh về số lượng, nhưng bị chèn ép, bạc đãi, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, sinh viên, học sinh có tinh thần hăng hái cách mạng và là lực lượng của cách mạng.
- Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị thực dân, phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề. Họ bị bần cùng hóa, đây là lực lượng hăng hái đông đảo của cách mạng.
- Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị áp bức bóc lột, có quan hệ gắn bó với nông dân, có truyền thống yêu nước,  vươn lên thành giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Câu 3: 
Đánh giá hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật? (2 điểm)
Mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra): chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới 
THIẾT LẬP MA TRẬN
 Bậc nhận thức 
 Nội dung 
BIẾT 
HIỂU 
VẬN DỤNG 
TN 
TL
TN
TL
TN 
TL 
Các nước châu Á 
I(2) 0,25đ 
Các nước châu Phi 
I(3) 0,25đ
Các nước Mỹ-la-tinh
I(4) 0,25đ
Cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật 
I(1) 0,25đ
3 (2đ)
Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất 
II 1đ, 
III 1đ
2 (4đ)
Thế giới sau chiến tranh lạnh 
1 (1đ)
Tỷ lệ 
4
4
2
Tổng 
3
1
4
2
TỔ DUYỆT 	GV RA ĐÁP ÁN 
	 Ninh Chí Tùng 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem tra HKI chuan ktkn.doc