I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)
Đọc kỹ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm).
1. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả B. Miêu tả kết hợp với tự sự
C. Miêu tả kết hợp với biểu cảm D. Tự sự
2.Bài thơ Bếp lửa là lời của nhân vật nào?
A.Cháu với bà B.Bà với cháu.
C. Bố với con D.Nhà thơ với bạn đọc.
3.Em hiểu vầng trăng thành tri kỉ trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy như thế nào?
A.Vầng trăng là người bạn thân.
B.Vầng trăng là người hiểu mình
C. Vầng trăng là bạn bè thân thiết với con người D.Vầng trăng là ánh sáng
4. Hiện tượng “Ông nói gà, bà nói vịt” là vi phạm phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm cách thức B. Phương châm về chất
C. Phương châm về lượng D. Phương châm quan hệ
Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 Năm học 2007-2008 Môn: Ngữ văn Thời gian làm bài 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) Đọc kỹ các câu hỏi để trả lời bằng cách ghi chữ cái đứng đầu phương án mà em cho là đúng nhất vào bài làm (mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm, tổng cộng 3 điểm). 1. Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? A. Miêu tả B. Miêu tả kết hợp với tự sự C. Miêu tả kết hợp với biểu cảm D. Tự sự 2.Bài thơ Bếp lửa là lời của nhân vật nào? A.Cháu với bà B.Bà với cháu. C. Bố với con D.Nhà thơ với bạn đọc. 3.Em hiểu vầng trăng thành tri kỉ trong bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy như thế nào? A.Vầng trăng là người bạn thân. B.Vầng trăng là người hiểu mình C. Vầng trăng là bạn bè thân thiết với con người D.Vầng trăng là ánh sáng 4. Hiện tượng “Ông nói gà, bà nói vịt” là vi phạm phương châm hội thoại nào? A. Phương châm cách thức B. Phương châm về chất C. Phương châm về lượng D. Phương châm quan hệ 5. Trong các câu sau, từ Bạc trong câu nào được dùng với nghĩa gốc A. Phận sao phận bạc như vôi B. Bạc phau cầu giá đen rầm ngàn mây C. Đã cam chịu bạc với tình D. Bạc tình nỗi tiếng lầu xanh 6.Trong các nhân vật được kể, ai là nhân vật chính của truyện ngắn Làng của Kim Lân? A.Ông Hai B. Bà Hai C.Bác Thứ D. Mụ chủ nhà II. Phần tự luận:(7 điểm) Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du (2 điểm) Câu 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó (5 điểm). Đề kiểm tra học kỳ I lớp 9 Năm học 2007-2008 Môn: Ngữ văn Hương dẫn chấm Hướng dẫn chung: - Trên cơ sở các mức điểm đã định, giám khảo căn cứ vào nội dung triển khai, trình bày và kỷ năng diễn đạt của học sinh để cho điểm tối đa hoặc thấp hơn. - Có thể cho điểm toàn bài như sau: 0; 0,5; 1,0 đến tối đa là 10 (0,25 là tròn thành 0,5) Hướng dẫn cụ thể: Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm): Yêu cầu và cho điểm Trả lời đúng mỗi câu cho 0,5 điểm Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 c a c d a a Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 1) Đối với tác giả Nguyễn Du học sinh cần nêu được các ý sau: Nguyễn Du tên chữ là Tố Như hiệu Thanh Hiên, sinh năm 1765-1820. Quê Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh (0,5 điểm) Thời đại ông sống có nhiều biến động dữ dội ảnh hưởng đến cuộc đời sự nghiệp và tâm hồn, tính cách của Nguyễn Du. (0,5 điểm) - Là nhà thơ nỗi tiếng của nền văn học Trung đại Việt Nam, ông có một trái tim yêu thương vô hạn đối với con người và cuộc sống. (0,5 điểm) - Nội dung tác phẩm của ông đó là phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời và thể hiện sự cảm thông đối với những số phận con người bị áp bức đau khổ, trân trọng đề cao con người (0,5 điểm) - Các tác phẩm tiêu biểu: Thanh Hiên thi tập Đoạn trường tân thanh Câu 2) (5 điểm) a) Các yêu cầu về kỹ năng. - Biết cách đọc bài văn Nghị luận kết hợp tự sự. - Bố cục rành mạch, hợp lý. Các ý trình bày rõ ràng và triển khai tốt. - Diễn đạt trôi chảy, có tính sáng tạo. - Mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b) Yêu cầu về nội dung và cho điểm: - Các ý trong bài có thể được sắp xép, trình bày, tách và gộp theo những cách khác nhau; miễn là đạt được các nội dung sau: - Hoàn cảnh cuộc gặp gỡ: Trên đường Trường Sơn, lúc nghỉ ngơi (0,5 điểm) - Nhân vật người lái xe: Ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động(1 điểm) - Diễn biến cuộc gặp gỡ, trò chuyện (0,5 điểm) - Nội dung nói về những vấn đề gì: Chiến tranh, hy sinh, ước mơ, hoà bình(1 điểm) - Những suy nghĩ tình cảm của người viết về người chiễn sĩ lái xe, về cuộc chiến tranh về tương lai (miêu tả nội tâm) (1 điểm) - Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương đất nước và tình yêu lứa đôi (nghị luận) (1 điểm) *Lưu ý: Tình huống của đề bài: Là tình huống giả định nên người viết phải sử dụng vốn sống gián tiếp để viết bài. + Vận dụng những kíen thức đã học ở phần đọc - hiểu văn bản.
Tài liệu đính kèm: