Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2012 - 2013

Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2012 - 2013

Phần I: Trắc nghiệm :(2 điểm)

Khoanh tròn chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng:

Câu 1:Bài thơ “ Cảnh khuya được viết theo thể thơ nào?

A. Ngũ ngôn tứ tuyệt C.Thất ngôn bát cú

B. Thất ngôn tứ tuyệt D.Song thất lục bát

Câu 2:Bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư của tác giả nào?

A. Hạ Tri Chương C.Đỗ Phủ

B. Lý Bạch D.Trương Kế

Câu 3: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện qua bài thơ “ Qua Đèo Ngang là tâm trạng như thế nào?

A. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước

B. Đau đớn, ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương

C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn

D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ

Câu 4:Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam là:

A. Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc

B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm

C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo

D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Ngữ văn 7 - Năm học 2012 - 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phòng GD-ĐT Hải Hậu	 Đề kiểm tra học kỳ I
Trường THCS Hải phương	 Môn Ngữ Văn 7	 
 Năm học 2012-2013
 (Thời gian 90 phút)
Phần I: Trắc nghiệm :(2 điểm)
Khoanh tròn chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng:
Câu 1:Bài thơ “ Cảnh khuya’’ được viết theo thể thơ nào? 
A. Ngũ ngôn tứ tuyệt C.Thất ngôn bát cú
B. Thất ngôn tứ tuyệt D.Song thất lục bát
Câu 2:Bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư’’ của tác giả nào?
A. Hạ Tri Chương C.Đỗ Phủ 
B. Lý Bạch D.Trương Kế
Câu 3: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện qua bài thơ “ Qua Đèo Ngang’’ là tâm trạng như thế nào?
A. Yêu say trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước
B. Đau đớn, ngậm ngùi trước sự thay đổi của quê hương
C. Buồn thương da diết khi phải sống trong cảnh ngộ cô đơn
D. Cô đơn trước thực tại, da diết nhớ về quá khứ 
Câu 4:Đặc sắc về nghệ thuật của văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm’’ của Thạch Lam là:
A. Giọng văn tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc
B. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ có giá trị biểu cảm
C. Lập luận chặt chẽ, sắc sảo
D. Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn
Câu 5: Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ?
A. Vắt cổ chày ra nước C. Đói cho sạch, rách cho thơm
B. Lên thác xuống ghềnh D. Bảy nổi ba chìm 
Câu 6: Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ đồng nghĩa?
A. Trẻ – già C. Sang - hèn
B. Sáng – tối D. Chạy – nhảy
Câu 7: Dòng nào nêu đúng trình tự các bước làm một bài văn biểu cảm?
A.Tìm hiểu đề- tìm ý – viết thành văn – lập dàn ý 
B. Tìm hiểu đề- lập dàn ý - tìm ý – viết thành văn
 C. Tìm hiểu đề - tìm ý - lập dàn ý – viết thành văn 
 D. Tìm hiểu đề - viết thành văn - tìm ý - lập dàn ý
Câu 8: Phần thân bài của một bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học thường có nội dung nào sau đây?
A. Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
B. Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên
C. Trình bày diễn biến sự việc
D. ấn tượng chung về tác phẩm
 Phần II: Tự luận (8 điểm)
 Câu 1: 1 điểm
 Thành ngữ là gì ? Nêu tác dụng của thành ngữ? 
 Đặt câu có thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ đó. 
 Câu 2: 2,5 điểm
 Trình bày cảm nhận đoạn văn: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng’’.
 ( Trích “ Mùa xuân của tôi’’ – Vũ Bằng )
 Câu 3: 4,5 điểm
 Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ: “Bánh trôi nước’’ của Hồ Xuân Hương
 Biểu điểm và đáp án
Phần I: Trắc nghiệm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
A
D
A
C
D
C
B
Mỗi câu trả lời đúng cho 0.25 điểm
Sai hoặc khoanh nhiều đáp án cho 0 điểm
Phần II: Tự luận:
Câu 1: (1 điểm)
-Trả lời đúng khái niệm thành ngữ ( cho 0,5đ ): Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
-Đặt câu có thành ngữ ( cho 0,25 đ )
-Giải thích đúng thành ngữ ( cho 0,25 đ )
Câu 2: ( 2,5 điểm )
* Yêu cầu cảm nhận được :
-Đoạn văn chỉ có một câu văn đã tái hiện lại cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân Hà Nội và Miền Bắc trong nỗi nhớ da diết của tác giả -một người xa quê.
-cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân miền Bắc được tác giả gợi tả lại qua những chi tiết và hình ảnh rất đặc trưng của thời tiết khí hậu của mùa xuân vừa có cái lạnh của mưa riêu riêu, gió lành lạnh như từ mùa đông còn vương lại nhưng lại có cái nắng ấm áp nồng nàn của khí xuân, hơi xuân tràn ngập đất trời và thấm vào lòng người ; có âm thanh tiếng nhạn kêu, âm thanh tiếng trống chèo, âm vang của tiếng hát huê tình.
-đoạn văn sử dụng thành phần phụ chú tạo cho câu văn âm vang : của tôi, cũng là của Bắc Việt cũng là của Hà Nội. Con người gắn bó với một vùng xứ sở thân thiết và vùng đất ấy đến lượt nó thuộc về con người
-Những điệp từ “mùa xuân”, “có” được lặp đi lặp lại trong phép liệt kê nối tiếp những sự việc những hình ảnh dạt dào cảm vô bờ. 
-đoạn văn thể hiện tình cảm tha thiết, nồng nàn của tác giả với quê hương đất nước qua đó khơi dậy trong mỗi người thêm yêu thiên nhiên, đất nước, yêu đời, yêu cuộc sống hơn.
* Cách cho điểm :
-Điểm 2,0 – 2,5 : cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, tinh tế, diễn đạt trong sáng
-Điểm 1,0 - 1,75 : cảm nhận tương đối sâu sắc, diễn đạt đôi chỗ còn vụng về
-Điểm 0,25 - 0,75 : cảm nhận được một vài yếu tố đúng
-Điểm 0: thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 3: 4,5 đ
1.Mở bài: 
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 -Cảm nghĩ chung của bản thân
* Cho điểm:
-Cho 0,5 đ : đạt như yêu cầu
-Cho 0 đ : sai hoàn toàn
2.Thân bài
-Đây là kiểu bài biểu cảm về tác phẩm văn học .HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng cần trình bày được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về vẻ đẹp nội dung và hình thức của tác phẩm. 
-Vẻ đẹp nội dung, hình thức nghệ thuật của bài thơ:
 + Bài thơ có 2 tầng nghĩa: miêu tả chiếc bánh trôi nước về màu sắc, hình dáng, chất liệu làm bánh, cách luộc bánh. Tác giả miêu tả đúng, cụ thể về hình ảnh bánh trôi nước. Hình ảnh bánh trôi nước là ẩn dụ về cuộc đời và nhân phẩm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
+ Người phụ nữ có vẻ đẹp hình thể: “ thân em vừa trắng lại vừa tròn”nhưng phải sống cuộc đời chìm nổi, sóng gió: “ bảy nổi ba chìm” không được làm chủ cuộc đời, sống phụ thuộc vào người khác: rắn, nát, do tay kẻ nặn, nhưng phẩm chất thủy chung son sắt nghĩa tình: “ tấm lòng son”.
+Nghệ thuật nhân hóa: bánh trôi nước tự kể về cuộc đời mình. Từ “thân em” thường mở đầu trong các bài ca dao dân gian, gần gũi với đời sống.
+ Thành ngữ “ bảy nổi ba chìm” nhấn mạnh làm nổi bật cuộc đời sóng gió, bấp bênh của người phụ nữ.
+ Cặp quan hệ từ “mặc dù vẫn” nghệ thuật đối lập giữa hoàn cảnh, cuộc đời với phẩm chất nhấn mạnh ý thức vươn lên giữ trọn vẻ đẹp hình thể vẻ đẹp nhân phẩm của người phụ nữ. 
+ Ngôn ngữ bài thơ bình dị, dân dã gần gũi với nhân dân. 
-Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ: thái độ trân trọng, ngợi ca, tấm lòng cảm thương sâu sắc của tác giả đối với cuộc đời và số phậm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. 
 *Cho điểm:
-Cho 2,5 – 3,5 điểm: Đủ các nội dung theo yêu cầu, cảm xúc suy nghĩ chân thành, sâu sắc và tinh tế
-Cho 1,25– 2,25 điểm: Tương đối đủ theo yêu cầu, cảm xúc được một số ý sâu sắcnhưng diễn đạt đôi chỗ còn lủng củng, khô cứng.
-Cho 0,25 – 1,0: có ý chạm vào yêu cầu
-Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
 3.Kết bài: tình cảm của bản thân với tác phẩm, tác giả
*Cho điểm:
-Cho 0,5 điểm: đạt như yêu cầu
-Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Phuong.doc