Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 7 - Trường THCS A Hải Minh

Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 7 - Trường THCS A Hải Minh

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I

MÔN: NGỮ VĂN 7

Thời gian 90 ( Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Trắc nghiệm

Dùng bút mực khoanh vào chữ cái in hoa đầu dòng phương án trả lời đúng đối với các câu hỏi dưới đây :

Câu 1: Theo em trong bài ca dao sau:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Có từ trái nghĩa không?

A. Có B. Không

Câu 2: Câu người đời thường nói “Còn người, còn của” có phải là thành ngữ không?

A. Là thành ngữ B. Không là thành ngữ

Câu 3: Khái niệm ca dao, là lời của dân ca đã bao quát được toàn bộ ca dao chưa?

A. Đã bao quát được toàn bộ ca dao.

B. Chưa bao quát được toàn bộ ca dao.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn: Ngữ văn 7 - Trường THCS A Hải Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD & ĐT Hải Hậu
Trường THCS A Hải Minh
Đề kiểm tra Học kỳ I
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian 90’ ( Không kể thời gian giao đề)
Phần I: Trắc nghiệm
Dùng bút mực khoanh vào chữ cái in hoa đầu dòng phương án trả lời đúng đối với các câu hỏi dưới đây :
Câu 1: Theo em trong bài ca dao sau:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Có từ trái nghĩa không?
A. Có B. Không
Câu 2: Câu người đời thường nói “Còn người, còn của” có phải là thành ngữ không?
A. Là thành ngữ B. Không là thành ngữ
Câu 3: Khái niệm ca dao, là lời của dân ca đã bao quát được toàn bộ ca dao chưa?
A. Đã bao quát được toàn bộ ca dao.
B. Chưa bao quát được toàn bộ ca dao.
Câu 4: Nếu có hai ý kiến đánh giá khác nhau vè bài “ Phò giá về kinh” của Trần Quang Khải như sau: 
ý kiến thứ nhất: Bài thơ đã thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
ý kiến thứ hai: Bài thơ đã thể hiện hào khí chiến thắng của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần.
Em sẽ bày tỏ sự nhất trí của mình với ý kiến nào ?
Nhất trí với ý kiến thứ nhất.
Nhất trí với ý kiến thứ hai
Câu 5: Bài thơ “ Cảnh khuya” Của Hồ Chí Minh được sáng tác vào năm nào?
A. Năm 1946 B. Năm 1947 C. Năm 1948.
Câu 6: Câu văn “ Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn mà tôi đã phấn đấu vươn lên giành được rất nhiều điểm cao trong học tập” đúng hay sai ?
A. Đúng 	B.Sai.
Câu 7: Để tạo cho bài văn biểu cảm khơi nguồn cho mạch cảm xúc nảy sinh người viết có thể :
Liên hệ hiện tại với tương lai
Hồi tưởng quá khứ và suy nghĩ về hiện tại.
Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước.
Cả A, B, C.
II,Tự Luận:
Câu 1(1 điểm): Thế nào là điệp ngữ ? Cho ví dụ minh hoạ ?
Câu 2( 2 điểm): Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ “ Ta với ta” trong hai bài thơ “ Qua Đèo Ngang”( Bà Huyện Thanh Quan) và “ Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến)
Câu3(5 điểm): Em hãy phát biểu cảm nghĩ cuả mình về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.
Câu1: ý1: Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng bieenj pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bạt ý,gây cảm xúc mạnh. Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điẹp ngữ (0,5 điểm)
 í2: Lấy đúng một ví dụ minh hoạ có điệp ngữ (0,5 điểm)
Câu 2 (2điểm): Nhận xét sự khác nhau của hai cụm từ ta với ta trong hai bài thơ.
Trong bài 
Chỉ tác giả với nỗi niềm của mình (0,5 điểm)
Sự cô đơn bé nhỏ của con người trước non nước bao la (0,5 điểm)
Trong bài Qua Đèo Ngang
Chỉ tác giả và bạn (0,5 điểm)
Sự chan hoà, sẻ chia ấm áp của tình bạn bè thắm thiết (0,5 điểm)
Câu 3: Tự luận (5 điểm)
Mở bài (0,5 điểm)
Yêu cầu: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm nhận chung về tác phẩm. Cho điểm.
Cho 0,5 điểm: Đạt như yêu cầu.
Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Thân bài (4 điểm)
Yêu cầu: Trình bày cảm nghĩ về cái hay, cái đẹp về nội dung, và nhận thức của bài thơ.
Cảm nghĩ về về vẻ đẹp của cảnh khuya núi rừng chiến khu Việt Bắc.
+ Câu 1: Lấy động tả tĩnh, lấy tiếng cuối đặc tả đêm chiến khu thiêng liêng thanh vặng Ví tiếng suối với tiếng hát là cách ví vừa mới mẻ, vừa gợi lên những tình cảm hiền hoà, thân thiết: con người xem thiên nhiên như người bạn.
+ Câu 2: Tả đêm trăng chiến khu: Câu thơ có 3 nét vẽ. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa. Phải là đêm thanh, trăng tròn mới có ánh sáng chan hoà như vậy. Chữ “lồng” điệp hai lần đã nhân hoá trăng, cổ thụ, hoa, làm cho vần thơ dào dạt chất chữ tình thi vị. Mở ra nhiều chiều không gian hơn, đêm trăng ám áp hơn. Hai vế tiểu đối “Trăng lồng cổ thụ- bóng lồng hoa” tạo lên bức tranh tạo vạt cân xứng hài hoà.Trăng tượng trưng cho sự hiền hoà, thanh cao, cổ thụ tượng trưng cho sự bền vững từng trải. Một cái đẹp kì vĩ trong hội hoạ cổ điển phương đông. Bên cạnh cái lớn, kì vĩ là một cảnh nhỏ được vẽ bằng những nét mảnh mai tỉ mỉ hơn: ánh trăng chiếu vào hoa, hoà lẫn vào hoa làm cho hoa sáng hơn, láp lánh.
Hai câu thơ đầu tả cảnh tự nhiên rất đẹp, đầy chất thơ: cảnh thơ trong sáng lung linh huyền ảo. Thơ nên hoa, nên nhạc. Thi sĩ với tâm hồn thanh caođang sông những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya.
Cảm nghĩ về tâm hồn thi sĩ.
 + Câu 3: Là câu chuyển trong bài thơ tứ tuyệt, như cái bản lề nửa trên là khái khoát cảnh khuya  nửa dưới là tâm trạng chưa ngủ vủa thi sĩ – lãnh tụ
 + Câu 4: Nói rõ tâm trạng của thi sĩ, không chỉ xúc động trước cảnh thiên nhiên đẹp mà còn bởi lẽ. Vì “Lo nỗi nước nhà”. Hai tiếng “chưa ngủ” điệp lại ở đầu câu 4 làm cho âm điệu vần thơ nhịp nhàng, triền miên như dòng suối chảycủa cảm xúc, của tâm tình. Tình yêu nước của Bác rất sâu sắc.
 - Ngày xưa đến với chốn lâm tuyền để lánh đục tìm trong, để được nhàn. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với suối rừng Việt Bắc là vì sứ mệnh cách mạng cao cả của dân tộc. Giữa cảnh khuya có suối, trăng đẹp như vẽ nhưng Người vẫn thao thức vì “ lo nỗi nước nhà”, Tâm hồn thi sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ. Màu sắc cổ điển hoà hợp với màu sắc hiện đại. Cảnh khuya trong kháng chiến. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước được diễn tả hàm súc đầy chất thơ. 
 *Cho điểm
Cho 3.5-4điểm: Cảm nghĩ đầy đủ sâu sắc tinh tế.
Cho 2.75-3.25 điểm: Cảm nghĩ khá đầy đủ nhưng chưa sâu sắc và tinh tế.
Cho 2-2.5 điểm: Cảm nghĩ có nhiều ý đúng, diễn đạt bình thường.
Cho 1.25-1.75 đỉêm: Diễn đạt sơ sài, đôi chõ diễn đạt còn chưa mạch lạc.
Cho 0.25-1 điểm: Có ý chạm vào yêu cầu của đề.
Cho 0 điểm: Sai hoàn toàn.
Kết bài:
-Tình cảm của em đối với tác giả, tác phẩm
* Cho điểm: 
	- Cho 0.5 đạt như yêu cầu.
	- Cho 0 điểm: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
* Lưu ý: Căn cứ vào khung điểm và chất lượng bài làm của thí sinh giám khảo linh hoạt cho điểm thích hợp, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
	- Nếu bài sai từ 5-10 lỗi câu, chính tả, diễn đạt trừ 0.5 điểm. Trên 10 lỗi trừ 1 điểm.
	- Điểm toàn bài để lẻ tới 0.5. Điểm lẻ 0.25 thì làm tròn lên 0.5, điểm lẻ 0.75 thì làm tròn lên 1 điểm.
	Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docH.Minh B.doc