Đề kiểm tra học kỳ II - Đề 1 môn Ngữ văn lớp 9

Đề kiểm tra học kỳ II - Đề 1 môn Ngữ văn lớp 9

I. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

 Đọc kỹ đoạn thơ và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu phương án đúng:

"Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ

Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi

Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng

-Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói

Con mơ cho mẹ, hạt bắp lên đều

Mai sau con lớn phát mười Kalưi "

(Trích Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ)

1. Tác giả bài thơ có đoạn trích dẫn ở trên là:

A. Nguyễn Duy B. Nguyễn Khoa Điềm C. Phạm Tiến Duật D. Bằng Việt

2. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trích dẫn là:

A. Mặt trời B. Em cu Tai C. Nhà thơ D. Người mẹ

3. Ý dưới đây thể hiện đúng nhất nội dung đoạn thơ trích dẫn ở trên là

A. Tình yêu thương, ước vọng của mẹ C. Miêu tả công việc tỉa bắp của mẹ đối với con

B. Sự vất vả gian lao của người mẹ Tà Ôi D. Mong em bé ngủ ngoan để mẹ tỉa bắp

4. Câu thơ thể hiện rõ nét nhất tình cảm sâu nặng của mẹ dành cho con là:

A. Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi C. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

 B. Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi D. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng

5. Qua đoạn thơ trên, vẻ đẹp của người mẹ được thể hiện rõ nét nhất ở khía cạnh:

A. Bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động và kháng chiến thường ngày.

B. Thắm thiết yêu con và nặng tình yêu thương buôn làng, quê hương.

C. Luôn khát vọng đất nước được độc lập, tự do.

D. Ước mong có nhiều hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều, con mau chóng lớn khôn.

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1087Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II - Đề 1 môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ II - Đề 1
Môn ngữ văn - lớp 9
I. Trắc nghiệm (3 điểm) 
 Đọc kỹ đoạn thơ và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái ở đầu phương án đúng: 
"Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi 
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ 
Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka-lưi 
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ 
Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi 
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi 
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng 
-Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi 
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói 
Con mơ cho mẹ, hạt bắp lên đều 
Mai sau con lớn phát mười Kalưi"
(Trích Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ) 
1. Tác giả bài thơ có đoạn trích dẫn ở trên là:
A. Nguyễn Duy B. Nguyễn Khoa Điềm C. Phạm Tiến Duật 	D. Bằng Việt 
2. Nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trích dẫn là: 
A. Mặt trời B. Em cu Tai C. Nhà thơ 	 D. Người mẹ 
3. ý dưới đây thể hiện đúng nhất nội dung đoạn thơ trích dẫn ở trên là 
A. Tình yêu thương, ước vọng của mẹ 	 C. Miêu tả công việc tỉa bắp của mẹ đối với con 
B. Sự vất vả gian lao của người mẹ Tà Ôi	 D. Mong em bé ngủ ngoan để mẹ tỉa bắp 
4. Câu thơ thể hiện rõ nét nhất tình cảm sâu nặng của mẹ dành cho con là: 
A. Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi 	C. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 
 B. Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi 	D. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng 
5. Qua đoạn thơ trên, vẻ đẹp của người mẹ được thể hiện rõ nét nhất ở khía cạnh:
A. Bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động và kháng chiến thường ngày. 
B. Thắm thiết yêu con và nặng tình yêu thương buôn làng, quê hương. 
C. Luôn khát vọng đất nước được độc lập, tự do. 
D. Ước mong có nhiều hạt gạo trắng ngần, hạt bắp lên đều, con mau chóng lớn khôn. 
6. Từ "Mặt trời" trong câu: "Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" được sử dụng theo biện pháp tu từ A.Nhân hoá B. Nói quá C. Hoán dụ	 D. ẩn dụ 
7. Việc sử dụng phép tu từ có tác dụng:
A. Tình cảm của người mẹ dành cho đứa con nhỏ to lớn, ấm áp như mặt trời. 
B. Vị trí lớn lao của em bé trong đời sống tình cảm buôn làng 
C. Em bé là nguồn hạnh phúc ấm áp và thiêng liêng của đời mẹ 
D. Tác dụng to lớn của mặt trời đối với cuộc sống của buôn làng 
8. Câu thơ có từ "lưng" không được dùng với nghĩa gốc là: 
A. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ 	C. Lưng đưa nôi và tim hát thành lời 
B. Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ 	D. Từ trên lưng mẹ, em tới chiến trường. 
9. Lời ru của người mẹ trong đoạn thơ trích dẫn ở trên thuộc phương châm hội thoại:
A. Phương châm hội thoại về lượng 	C. Phương châm hội thoại về quan hệ 
B. Phương châm hội thoại về chất. 	D. Phương châm hội thoại lịch sử 
10. Câu thơ chứa từ tượng hình là: 
A. Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi C. Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối 
B. Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần 	D. Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều 
11: Văn bản "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu và văn bản “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê thuộc loại truyện nào? 
	A. Truyện cổ 	B. Truyện trung đại	C. Truyện hiện đại 
 12: Văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi, “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm, thuộc kiểu văn bản nào? 
	A. Tự sự	B. Miêu tả 	C. Biểu cảm 	D. Nghị luận 
Phần II: Tự luận (7 điểm) 
Câu 1: Đặt 2 câu ghép có cặp quan hệ từ sau, phân tích cấu trúc ngữ pháp của 2 câu vừa đặt :2đ
a, Tuynhưng
b, Vì.nên
Câu 2 :Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh:5đ
Đề kiểm tra học kỳ II - Đề 2
Môn ngữ văn - lớp 9
I. Trắc nghiệm (3 điểm) Ghi lại chữ cái đứng trước phương án đúng
Câu 1: Văn bản "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu và văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê thuộc loại truyện nào? 
	A. Truyện cổ 	B. Truyện trung đại	C. Truyện hiện đại 
Câu 2: Văn bản "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi, Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, thuộc kiểu văn bản nào? 
	A. Tự sự	B. Miêu tả 	C. Biểu cảm 	D. Nghị luận 
Câu 3: Hãy nhận xét ý kiến sau: 
"Trong truyện Kiều của Nguyễn Du và thơ Hồ Xuân Hương có rất nhiều câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ đã được vận dụng thích hợp".
	A. Đúng 	B. Sai 
Câu 4: Văn học dân gian được sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng phương thức: 
	A. Truyền miệng 	B. Chữ viết 	C. Cả hai ý trên 
Câu 5: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản nghị luận là: 
	A. Tự sự kết hợp miêu tả 
	B. Miêu tả, biểu cảm
	C. Luận cứ, cách lập luận, lý lẽ 
Câu 6: Trong các truyện sau truyện có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất là:
	A. Bến quê 	B. Những ngôi sao xa xôi 	
	C. Bố của Xi Mông 	D. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang 
Câu 7: Nhân vật chính trong truyện "Bến quê" là : 
	A. Liên	 B. Tuấn 	 C. Nhĩ 
Câu 8: Trong một căn phòng thiếu ánh sáng, ta nghe 2 lời đối đáp sau đây và cho biết mỗi lời nói được hiểu theo nghĩa nào? 
	1. Gió lạnh nhỉ? 
	2. Đóng cửa lại thì tối quá 
A. Nghĩa tường minh 	B. Nghĩa hàm ngôn 
Câu 9: Đoạn văn sau được trình bày theo cách nào? 
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy các đón lá cọ, treo trên gácbếp, để gieo cấy mùa sau, chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làm cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo, vừa bùi. 
("Rừng cọ quê tôi" - Nguyễn Thái Vận) 
	A. Quy nạp 	B. Diễn dịch 	C. Song hành	D. Móc xích 
Câu 10: Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau về mặt nào? 
	A. Nội dung	B. Hình thức 	C. Cả nội dung và hình thức 
Câu 11 : Trong các từ sau từ không phải từ láy là:
	A. Chiền chiện 	B. Long lanh 
	C. Xao xuyến 	D. Gian lao 
Câu 12: Trong hai dòng thơ: 
	Mọc giữa dòng sông xanh 
	Một bông hoa tím biếc,
số danh từ là: 
	A. Một 	B. Hai 	C. Ba 	D. Bốn 
Phần II: Tự luận (7 điểm) 
Câu 1: Đặt 2 câu ghép có cặp quan hệ từ sau, phân tích cấu trúc ngữ pháp của 2 câu vừa đặt :2đ
a, Nếuthì.
b, Vì.nên
Câu 2 :Cảm nhận về bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh :5đ
Đề kiểm tra học kỳ II - Đề 3
Môn ngữ văn - lớp 9
I. Trắc nghiệm (3đ) 
Câu 1: Tên khai sinh của nhà thơ Thanh Hải: 
	A. Phan Ngọc Hoan 	B. Phạm Bá Ngoãn 
	C. Hoài Thanh 	C. Phan Thanh Viễn 
Câu 2: Bài thơ được tác giả sáng tác vào giai đoạn:
	A. Cuộc kháng chiến chống Pháp 
	B. Khi miền Bắc được hoà bình và bước đầu xây dựng CNXH
	C. Cuộc kháng chiến chống Mỹ 
	D. Khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất và đang trong thời kỳ đi lên CNXH
Câu 3: Bài thơ được tác giả sáng tác theo thể thơ:
	A. 4 chữ 	B. 5 chữ 	C. 7 chữ 	D. 8 chữ 
Câu 4: Sự sáng tác đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ là: 
	A. Hình ảnh cành hoa 	B. Hình ảnh con chim 
	C. Hình ảnh nốt nhạc 	D. Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ 
Câu 5: 
Bài thơ là tiếng lòng tha thiết gắn bó với đất nước, con người, với cuộc sống, là nguyện vọng cống hiến rất khiêm nhường của tác giả vào mùa xuân của dân tộc. Nhận định trên là: 
	A. Đúng 	B. Sai 
Câu 6: trong 2 dòng thơ:
	Dù là tuổi hai mươi 
	 Dù là khi tóc bạc
tác giả đã dùng biện pháp tu từ. 
	A. ẩn dụ 	B. Hoán dụ 	C. Điệp ngữ 	D. So sánh 
Câu 7: Từ "lộc" trong bài thơ được hiểu theo nghĩa:
	A. Lợi lộc 
	B. May mắn 
	C. Chồi non, cành non 
	D. Đem mùa xuân đến cho mọi nơi trên đất nước 
Câu 8: "Nam ai, Nam bình" là các điệu ca ở vùng: 
	A. Đồng bằng Bắc Bộ 	B. Đồng bằng Nam Bộ 
	C. Ca Huế 	D. Dân ca xứ Nghệ 
Câu 9: Trong các từ sau từ không phải từ láy là:
	A. Chiền chiện 	B. Long lanh 
	C. Xao xuyến 	D. Gian lao 
Câu 10: Trong hai dòng thơ: 
	Mọc giữa dòng sông xanh 
	Một bông hoa tím biếc,
có bao nhiêu danh từ: 
	A. Một 	B. Hai 	C. Ba 	D. Bốn 
Câu 11: Trong các truyện sau truyện , truyện được kể ở ngôi thứ nhất là:
	A. Bến quê 	B. Con chú Bấc	
	C. Bố của Xi Mông 	D. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang 
Câu 12: Nhân vật chính trong truyện "Bến quê" là : 
	A. Liên	 B. Tuấn 	 C. Nhĩ 
Phần II: Tự luận (7đ)
Câu 1: Đặt 2 câu ghép có cặp quan hệ từ sau, phân tích cấu trúc ngữ pháp của 2 câu vừa đặt :2đ
a, Không nhữngmà còn..
b, Vì.nên
Câu 2 :Cảm nhận của em về bài thơ Con Cò (Chế Lan Viên) :5đ
Đề kiểm tra học kỳ II - Đề 4
Môn ngữ văn - lớp 9
I. Phần trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: Ghi lại chữ số ở cột A và chữ cái ở cột B để có thông tin đúng: (1đ)
A (tác phẩm - tác giả) 
B (năm sáng tác) 
1. Cố hương (Lỗ Tấn)
a. 1971
2. Lặng lẽ SaPa (Nguyễn Thành Long)
b. 1985
3. Những đứa trẻ (Macxim Go - rơ - ki)
c. 1913 - 1914
4. Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)
d. 1923
5. Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
e. 1970
Câu 2: Ghi lại chữ cái đứng trước phương án đúng (2đ) 
1. Số lượng tác phẩm truyện (truyện ngắn và trích đoạn truyện dài) của văn học Việt Nam và văn học nước ngoài đã được học ở ngữ văn lớp 9 là: 
A. 8 tác phẩm	B. 9 tác phẩm	C . 10 tác phẩm	D. 11 tác phẩm
	2. Con chưa biết những cành mềm mẹ hát
	Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân
Câu thơ trên của tác giả:
	A. Thanh Hải	C. Viễn Phương
	B. Y Phương	 D. Chế Lan Viên
3. Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê được trần thuật theo ngôi:
	A. Ngôi thứ nhất	B. Ngôi thứ hai
	C. Ngôi thứ ba	D. Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
4. Dòng thơ nào dưới đây có chứa thành phần biệt lập (cảm thán)? 
A. Ôi! hàng tre xanh xanh Việt Nam 	(Viễn Phương)
B. Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi !	(Tố Hữu)
C. ồ! thích thật bài thơ miền Bắc	(Tố Hữu)
D.Cả 3	
5. Cho đề bài: "Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên gợi cho em suy nghĩ gì?" đề bài trên thuộc thể loại: 
A. Nghị luận về một vấn đè tư tưởng, đạo đức 
B. Nghị luận về một nhân vật văn học
C. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống
D. Nghị luận về một bài thơ.
6. Chỉ ra biện pháp liên kết câu đúng trong đoạn văn sau:
Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mười phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.
(Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê)
A. Phép nối	B. Phép lặp
C. Phép thế 	D. Phép đồng nghĩa
7: Câu 11: Trong các truyện sau truyện , truyện được kể ở ngôi thứ nhất là:
	A. Bến quê 	B. Con chú Bấc	
	C. Bố của Xi Mông 	D. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang 
8: Nhân vật chính trong truyện "Bến quê" là : 
	A. Liên	 B. Tuấn 	 C. Nhĩ 
Phần II: Tự luận (7đ)
Câu 1: Đặt 2 câu ghép có cặp quan hệ từ sau, phân tích cấu trúc ngữ pháp của 2 câu vừa đặt :2đ
a, Không nhữngmà còn..
b, Vì.nên
Câu 2: Cảm nhận về bài thơ Nói với con (Y Phương) :5đ

Tài liệu đính kèm:

  • docBieu cam trong van nghi luan.doc