Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2009 - 2010 môn Ngữ văn lớp 9

Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2009 - 2010 môn Ngữ văn lớp 9

Câu 1: ( 2 điểm)

 a. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.

 b. Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “ hi vọng” với “ con đường” trong các câu sau:

 “ Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”

( Lỗ Tấn – Cố hương)

Câu 2: ( 3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ Bác công nhân bỗng nghiêm lại; bác nhận ra thằng bé con nhà chị Blăng-sốt, và tuy mới đến vùng này, bác cũng đã mong manh biết chuyện của chị.

 - Thôi nào- bác nói- đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu một ông bố.”

a. Đoạn trích trên là của văn bản nào? Cho biết tên tác giả văn bản đó?

b. Nêu ý nghĩa của văn bản có đoạn trích trên.

c. Chỉ ra các thành phần biệt lập được dùng trong phần trích.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II - Năm học 2009 - 2010 môn Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II-Năm học 2009-2010
TP BUÔN MA THUỘT
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 
-----
Thời gian làm bài 90 phút-không kể thời gian giao đề
Câu 1: ( 2 điểm)
	a. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
	b. Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “ hi vọng” với “ con đường” trong các câu sau:
	“ Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”
( Lỗ Tấn – Cố hương)
Câu 2: ( 3 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: 
“ Bác công nhân bỗng nghiêm lại; bác nhận ra thằng bé con nhà chị Blăng-sốt, và tuy mới đến vùng này, bác cũng đã mong manh biết chuyện của chị.
	- Thôi nào- bác nói- đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu một ông bố.”
Đoạn trích trên là của văn bản nào? Cho biết tên tác giả văn bản đó?
Nêu ý nghĩa của văn bản có đoạn trích trên.
Chỉ ra các thành phần biệt lập được dùng trong phần trích.
Câu 3: ( 5 điểm)
	Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
.“Mùa xuân người cầm súng
 	Lộc giắt đầy trên lưng
	Mùa xuân người ra đồng
 	Lộc trải dài nương mạ
	Tất cả như hối hả
	Tất cả như xôn xao
	Đất nước bốn ngàn năm
	Vất vả và gian lao
	Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.”
( Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
Hết – 
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Câu 1: ( 2 điểm) Bài làm của học sinh nêu được:
Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý. ( 1 điểm)
Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. (0,5 điểm)
Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. ( 0,5 điểm)
Hàm ý qua sự so sánh “ hi vọng” với “ con đường”: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được. 
(1 điểm)
Câu 2: ( 3 điểm ) Học sinh trả lời được các câu hỏi.
Đoạn trích là của văn bản “ Bố của Xi-mông”. ( 0.5 điểm)
Tác giả của văn bản là: Guy đơ Mô-pa–xăng. ( 0,5 điểm) ( Nếu học sinh ghi tên tác giả là Mô-pa-xăng thì vẫn được tính 0,5 điểm)
Ý nghĩa của văn bản “ Bố của Xi-mông”: Nhắc nhở về lòng thương yêu bè bạn, mở rộng ra là lòng yêu con người, sự thông cảm với những nỗi đau hoặc lỡ lầm của người khác. ( 1 điểm)
Các thành phần biệt lập có trong phần trích: ( 1 điểm)
Thành phần phụ chú: “ bác nói” ( 0,5 điểm)
Thành phần gọi -đáp: “ cháu ơi”. ( 0,5 điểm)
Câu 3: ( 5 điểm). 
Yêu cầu về kĩ năng: Bài viết thể hiện.
Có kĩ năng làm bài tập làm văn nói chung ( bố cục, diễn đạt, ngữ pháp, chính tả)
Biết cách vận dụng các kiến thức và kĩ năng đã học khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ, trình bày một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giải thích, chứng minh
Nêu được các nhận xét, đánh giá, cảm thụ riêng qua phân tích, bình giá ngôn từlời văn gợi cảm, thể hiện cảm xúc chân thành
Yêu cầu về nội dung: Học sinh có thể trình bày cảm nhận một cách linh hoạt nhưng cơ bản phân tích làm nổi bật các ý sau:
1.Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận về mùa xuân của đất nước.
2.Hình ảnh “ người cầm súng”, “ người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước.
Bốn câu thơ lặp lại từng cặp cấu trúc sánh đôi cùng điệp ngữ “ mùa xuân” đã gợi ra hình ảnh đó.
Bên cạnh đó, tác giả dùng thêm từ “ lộc” để nói tới sức xuân đang nảy nở
3.Sức sống của mùa xuân đất nước còn được cảm nhận trong nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao.
Điệp từ “ Tất cả”, “ như” góp phần khắc họa hình ảnh cả dân tộc đang hừng lên sức sống mới.
Tất cả đang vội vã, khẩn trương trong công việc để cống hiến, xây dựng đất nước.
Trong tâm hồn mỗi người cũng đang chuyển biến, xao động trước mùa xuân.
4. Câu thơ khái quát truyền thống bốn ngàn năm với bao vất vả, gian lao của đất nước.
5.Đất nước được hình dung với một hình ảnh so sánh đẹp.
Câu thơ như lời tổng kết về sức sống mãnh liệt của đất nước.
Còn ẩn chứa niềm tự hào, niềm tin của tác giả vào cuộc đời và đất nước.
Định hướng thang điểm:
	Người chấm có thể vận dụng linh hoạt thang điểm sau:
	Điểm 5: Bài viết đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu cơ bản nói trên: Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, nêu được những cảm nhận riêng, đánh giá được những nét nổi bật về nội dung, nghệ thuật có trong đoạn trích.
	Điểm 3-4: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu cơ bản nêu trên, biết cách làm bài nghị luận một đoạn thơ, lời văn mạch lạc nhưng thiếu cảm xúc, mắc một số lỗi diễn đạt.
	Điểm 2: Đáp ứng một phần những ý cơ bản nêu trên ;l
ời văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
	Điểm 1: Nêu được một số cảm nhận nhưng chưa biết diễn đạt; nội dung chưa rõ ràng.
	Điểm 0: Bài lạc đề, bỏ giấy trắng hoặc viết vẽ bậy.
	----------- HẾT ---------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Ngu van HKII.doc