ĐÊ KIỂM TRA ÔN TẬP TUYỂN SINH
MÔN NGỮ VĂN
( Thời gian 120 phút-Không kể chép đề)
Câu 1 (2,5đ)
Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch hoặc quy nạp với nội dung: mùa hè là mùa đẹp nhất đối với lứa tuổi học trò. Trong đoạn văn đó:
a) Có sử dụng câu ghép có quan hệ từ vì nên
b) Có sử dụng thành phần khởi ngữ
c) Có sử dụng câu cảm
(chỉ rõ các nội dung đó trong đoạn văn)
Câu 2 (3đ)
Trình bày cảm nhận sâu sắc của em về nét đẹp đáng chú ý nhất ở phẩm chất của Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?
Câu 3 (4,5đ)
Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương (Ngữ văn 9 tập 2) là “niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ”.
Em hãy phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên.
ĐÊ KIỂM TRA ÔN TẬP TUYỂN SINH MÔN NGỮ VĂN ( Thời gian 120 phút-Không kể chép đề) Câu 1 (2,5đ) Viết 1 đoạn văn khoảng 10 câu theo cách diễn dịch hoặc quy nạp với nội dung: mùa hè là mùa đẹp nhất đối với lứa tuổi học trò. Trong đoạn văn đó: a) Có sử dụng câu ghép có quan hệ từ vì nên b) Có sử dụng thành phần khởi ngữ c) Có sử dụng câu cảm (chỉ rõ các nội dung đó trong đoạn văn) Câu 2 (3đ) Trình bày cảm nhận sâu sắc của em về nét đẹp đáng chú ý nhất ở phẩm chất của Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ. Từ đó, em có suy nghĩ gì về số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến? Câu 3 (4,5đ) Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương (Ngữ văn 9 tập 2) là “niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính của tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ”. Em hãy phân tích bài thơ để làm rõ ý kiến trên. Biểu điểm chấm đề kiểm tra ôn tập tuyển sinh Câu 1 (2.5đ) -Viết đoạn văn gồm 10 câu có nội dung: mùa hè là mùa đẹp nhất đối với lứa tuổi học trò theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.(1,5đ) +Trong đoạn văn đó có sử dụng câu ghép có quan hệ từ vì nên(0,5đ) +Sử dụng thành phần khởi ngữ(0,25đ) +Có câu cảm thán(0,25đ) Câu 2 (3đ) a) Cảm nhận về nét đẹp đáng chú ý nhất ởphẩm chất của Vũ Nương trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ -Là người con gái tính tình thuỳ mị nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp, nàng được mọi người quý mến.(0,5đ) -Là người vợ biết chồng có tính đa nghi nên luôn giữ gìn khuôn phép để không xảy ra chuyện bất hòa. Khi chồng đi lính, nàng không mong vinh hiển mà chỉ mong chồng được bình an, cảm thông với những vất vả của chồng và ngày đêm khắc khoải nhớ mong, chung thủy chờ chồng.(0,5đ) -Là người con dâu hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ chồng: những lúc ốm đau, nàng lo thuốc thang, tế bái thần phật, dịu dàng ân cần lấy lời ngọt ngào khuyên mẹ. khi mẹ chồng mất, một mình nàng lo liệu ma chay tế lễ như đối với mẹ đẻ ra mình(0,5đ) -Là người mẹ hiền Một mình nuôi dạy con nhỏ với tất cả tình yêu thương của người mẹ (0,25đ) -Khi bị chồng nghi oan nàng hết lòng tìm cách hàn gắn gia đình đang có nguy cơ tan vỡ bằng việc phân trần, thanh minh nhưng không được, nàng đành mượn ngọn nước dòng sông quê hương để giãi tỏ tấm lòng trong trắng của mình (0,5đ) -Khi sốngdưới thủy cung, Vũ Nương vẫn nặng lòng với chồng con, với gia đình, quê hương (0,25đ) b) Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến, bày tỏ niềm thương cảm của tác giả với số phận mong manh, bi thảm của người phụ nữ. họ đã bị đối xử một cách bất công, vô lí và dẫn đến cái chết oan uổng. (0,5đ) Câu 3 (4,5đ) a) Mở bài:(0,5đ) -Giới thiệu bài thơ, hoàn cảnh ra đời -Nguồn cảm hứng sâu sắc của nhà thơ khi ra viếng Bác b) Thân bài - Niềm xúc động của nhà thơ khi ra viếng Bác: +hình ảnh hàng tre bên lăng Bác gợi sự liên tưởng đến “hàng tre xanh xanh Việt Nam” ,đến tình đoàn kết của nhân dân vượt qua gian khó(0,5đ) +hình ảnh mặt trời gợi đến hình ảnh Bác “mặt trời trong lăng rất đỏ” ,đén công lao của Bác đối với đất nước và sức sống trường tồn của người (0,5đ) +hình ảnh đoàn người vào lăng viếng Bác gợi nên hình ảnh liên tưởng “kết tràng hoa mùa xuân” ,là tình cảm của nhân dân đối với Bác(0,5đ) - Niềm xúc động thành kính thiêng liêng của nhà thơ khi vào viếng Bác +Cảm nhận Bác đang trong “giấc ngủ bình yên” thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền giữa thiên nhiên trong trẻo. đó là cảm xúc: Bác còn sống mãi(0,5đ) +thế nhưng, giữa lí trí và tình cảm, giữa niềm tin và thực tại có sự khác biệt: tin Bác còn sống mãi nhưng vẫn không tránh khỏi nỗi đau mất Bác, không được gặp Người nên nhà thơ “đau nhói ở trong tim”- nỗi đau chan chứa tình yêu thương. đó là tình cảm của nhân dân đối với Bác, với lãnh tụ(0,5đ) -Nguyện ước thiêng liêng với Bác +Nhà thơ giãi bày nỗi nhớ thương khi phải về miền Nam, xa Bác(0,5đ) +Từ đó, nhà thơ ước muốn được hóa thân thành bông hoa tỏa hương, con chim hót bên lăng Người. Đặc biệt muốn trở thành “cây tre trung hiếu” trong hàng tre xanh xanh Việt Nam nghĩa là sống đẹp, sống trung thành với lí tưởng của Bác(0,5đ) c) Kết bài(0,5đ) - Tình cảm với Bác trở thành lẽ sống của cuộc đời nhà thơ nói riêng , nhân dân Việt Nam nói chung .
Tài liệu đính kèm: