Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 58: Anh trăng

Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 58: Anh trăng

HS đọc chú thích- SGK

?Nêu vài nét về tác giả?

- HS nêu- gv lưu ý:

+ Là nhà thơ của địa phương Thanh Hoá.

+ Là gương măt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.

 ?Bài thơ được sáng tác ở thời điểm nào? thời điểm ấy có gì đặc biệt?

- Viết năm 1958- ba năm sau ngày đất nước giải phóng => đất nước ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh nhiều gian khó, hiểm nguy.

GV hướng dẫn học sinh đọc:

- 3 khổ thơ đầu: đọc giọng kể, nhịp thơ trôi chảy.

- Khổ 4: giọng đọc cần cất cao, thể hiện sự ngỡ ngàng khi vầng trăng xuất hiện.

- Khổ 5,6: giọng thơ thiết tha rồi trầm lắng cùng xúc cảm suy tư, lặng lẽ.

 ?XĐ bố cục văn bản?

- P1: 3 khổ thơ đầu: trăng và người trong quá khứ.

- P2: 2 khổ tiếp: trăng và người trong hiện tại.

-P3: cảm xúc, suy tư của tác giả.

?Xđịnh phương thức biểu đạt của văn bản?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối lớp 9 - Tiết 58: Anh trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 58: Anh trăng
*KTBC:
*giới thiệu bài:
?HS đọc chú thích- SGK
?Nêu vài nét về tác giả?
- HS nêu- gv lưu ý:
+ Là nhà thơ của địa phương Thanh Hoá.
+ Là gương măt tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ.
 ?Bài thơ được sáng tác ở thời điểm nào? thời điểm ấy có gì đặc biệt?
- Viết năm 1958- ba năm sau ngày đất nước giải phóng => đất nước ta vừa bước ra khỏi cuộc chiến tranh nhiều gian khó, hiểm nguy.
GV hướng dẫn học sinh đọc:
- 3 khổ thơ đầu: đọc giọng kể, nhịp thơ trôi chảy.
- Khổ 4: giọng đọc cần cất cao, thể hiện sự ngỡ ngàng khi vầng trăng xuất hiện.
- Khổ 5,6: giọng thơ thiết tha rồi trầm lắng cùng xúc cảm suy tư, lặng lẽ.
 ?XĐ bố cục văn bản?
- P1: 3 khổ thơ đầu: trăng và người trong quá khứ.
- P2: 2 khổ tiếp: trăng và người trong hiện tại.
-P3: cảm xúc, suy tư của tác giả.
?Xđịnh phương thức biểu đạt của văn bản?
HS đọc hai khổ thơ đầu.
?H/a vầng trăng trong quá khứ được bắt đầu gợi nhắc ở thời điểm nào trong cuộc đời nhân vật?
GV: Bài thơ được bắt đầu bằng từ “hồi nhỏ”khiến bài thơ mang dáng dấp của một câu chuyện nhỏ, thu hút sự chú ý của người đọc.
?Trong hai câu thơ đầu tiên, vầng trăng được giới thiệu như thế nào?
- Dù không trực tiếp nhắc đến trăng, nhưng qua hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã giới thiệu sự xuất hiện của vầng trăng một cách rất tự nhiên.
?Trong hai câu thơ đầu tiên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- Liệt kê + điệp từ: “với”. 
? Những biện pháp nghệ thuật ấy kết hợp với những hình ảnh thơ trên đã gợi ra một không gian như thế nào?
 - Không gian bao la, bát ngát.
?Qua đó, em có hình dung như thế nào về tuổi thơ của tác giả? 
- Một tuổi thơ tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc, được đi nhiêu, biết nhiều, có nhiều kỷ niệm.
?Trăng trong quá khứ còn được nhắc đến ở thời điểm nào trong cuộc đời nhân vật?
?Lúc này, trăng và người đã có sự phát triển về tình cảm, em hãy chỉ rõ sự phát triển ấy? 
? Từ tri kỷ cũng đã từng xuất hiện trong bài thơ nào?
? Em hiểu gì về tình bạn tri kỷ?
- Sự gắn bó, thấu hiểu, thông cảm xẻ chia với nhau trong mọi hoàn cảnh.
? Sự phát triển trong tình cảm giữa người và trăng trong thời điểm ấy gợi cho em suy nghĩ gì?
- Tình cảm ấy được hình thành trong chiến tranh ở rừng, một thời điểm khó khăn nhất của con người: cuộc sống lúc ấy là bom đạn, hy sinh. 
 Tình bạn tri kỷ được hình thành lúc ấy sẽ rất tự nhiên, bền chặt.
?Qua đó, em có nhận xét gì về tình cảm giữa người và trăng?
?trong những câu thơ tiếp theo, tình cảm giữa người với trăng tiếp tục được khẳng định như thế nào?
?em hiểu gì về ý thơ ấy?
- Tình bạn của người và trăng phát triển tự nhiên, không một chút vụ lợi, không một chút tính toán.
? Điều đó khiến con người có suy nghĩ gì?
- Tình bạn ấy đã được thử thách nên sẽ rất bền chặt, vĩnh hằng.
? Trong hai khổ thơ đầu tiên, trăng biểu tượng cho điều gì?
Gv: chính vì điều ấy nên con người đã tưởng rằng “sẽ không bao giờ quên”. nhưng chỉ là tưởng thôi chứ không phải như thế. Chính từ “tưởng” này đã chuẩn bị cho sự thay đổi trong tình cảm giữa người và trăng trong phần sau.
GV đọc hai câu thơ tiếp.
?trong hai câu thơ tiếp theo, tác giả giới thiệu cho ta biết điều gì?
?em hiểu gì về hai câu thơ ấy?
?Điều đó có ảnh hưởng như thế nào đến tình cảm giữa người và trăng?
?Em hãy giải thích từ “người dưng”?
- Là người xa lạ, không quen biết.
GV: ý thơ làm cho chúng ta cảm thấy ngỡ ngàng bởi tình bạn ấy tưởng đã rất bền chặt, đã được thử thách trong gian khó, vậy mà khi hoàn cảnh sống sung túc hơn, con người đã vội lãng quên đi vầng trăng tri kỷ năm nào.
? Theo em, câu thơ chỉ đơn thuần nói về sự thay đổi trong tình cảm giữa người và trăng hay còn có một ý nghĩa nào khác?
- Quên đi vầng trăng, con người không chỉ quên đi tình bạn tri kỷ mà còn quên đi những năm tháng gian lao nhưng hào hùng, tình nghĩa của đất nước, của dân tộc. 
 Như vậy, trong 3 khổ thơ đầu tiên, tác giả đã viết về diễn biến trong tình cảm giữa người và trăng như thế nào?
Gv: sẽ mãi là như thế nếu không có một hoàn cảnh đặc biệt. Và trong những câu thơ tiếp theo, tác giả đã chuẩn bị cho vầng trăng xuất hiện trong hoàn cảnh như thế nào?
- Một đêm, thành phố đột ngột mất điện.
?Trong hoàn cảnh ấy, con người đã làm gì?
?Điều gì đã xảy ra?
? Theo em, cuộc hội ngộ giữa người và trăng có được báo trước không? Từ ngữ nào cho em biết điều đó?
GV: cuộc hội ngộ bất ngờ giữa người và trăng không hề được chuẩn bị, không hề được báo trước. 
Vậy mà khi con người bật tung cửa sổ đã thấy vầng trăng ở đó từ lúc nào.
? Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì?
- Dù con người có lãng quên nhưng vầng trăng vẫn tình nghĩa, luôn sát bên con người, có mặt mỗi khi con người gặp khó khăn.
? Từ đó, ta có thể hiểu hoàn cảnh mất điện ấy biểu tượng cho điều gì?
- Sự khó khăn mà con người gặp phải trong cuộc sống.
GV: đặt vào hoàn cảnh ấy, sự xuất hiện của vầng trăng càng thêm phần ý nghĩa.
HS đọc “ngửa mặt... rừng”.
?Câu thơ “ngửa mặt... mặt” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ.
?Trong tư thế mặt đối mặt, cảm xúc của con người được diễn tả qua từ ngữ nào? 
?Cảm xúc gì được thể hiện qua từ ấy?
- Sự xúc động, nghẹn ngào, thiết tha, thành kính.
?Vì sao con người lại thấy rưng rưng?
? Đó là những kỷ niệm gì?
GV: từ cuộc gặp gờ tình cờ ấy đã đem đến cho tác giả bao điều suy tư. Và những suy tư ấy là gì?
HS đọc khổ cuối.
? Theo em, hình ảnh vầng trăng trong khổ thơ cuối biểu tượng cho điều gì?
*“Trăng tròn vành vạnh”:
? Từ “cứ”, “Kể chi” có ý nghĩa gì?
- Không chú ý đến, không quan tâm, không chấp nhặt.
*ánh trăng im phăng phắc: 
?Chỉ ra những tính từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ cuối? những tính từ ấy có tác dụng gì?
- Nhấn mạnh nội dung, đặc điểm của đối tượng
? Trước hình ảnh ấy của vầng trăng, thái độ của con người được thể hiện qua từ ngữ nào? 
?Vì sao lại giật mình?
?Qua đó, suy tư mà tác giả thể hiện là gì?
*Suy tư của tác giả: con người dù có vô tình quên lãng nhưng quá khứ luôn vẹn nguyên, tròn đầy, chẳng phai mờ.
? Em hãy nhận xét về nhịp thơ trong bài? nhịp thơ ấy có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung?
- Nhịp thơ chậm đều có tác dụng diễn tả dòng cảm xúc, suy tư trầm lắng của tác giả.
?Từ suy tư ấy, tác giả muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Thái độ sống uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ.
Thông điệp ấy không phải chuyện riêng của tác giả mà của cả một thế hệ.
?Sau khi học bài thơ, em thấy cách mà tác giả gửi thông điệp đến mỗi chúng ta có thuyết phục không? Điều gì đã tạo nên sự thuyết phục ấy?
Giọng điệu tâm tình tự nhiên.
Hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, giàu sức biểu cảm.
Các biện pháp nghệ thuật nhân hoá, ẩn dụ , phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự nhuần nhuyễn.
Gv: đó cũng chính là những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
GV treo bảng phụ- HS đọc.
I- Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: SGK.
2. Tác phẩm: 
- Viết năm 1978- ba năm sau ngày đất nước giải phóng.
- Đọc:
- Bố cục: 3 phần 
- Phương thức biểu đạt: trữ tình + tự sự.
II- Đọc- hiểu văn bản:
1. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ:
- “Hồi nhỏ”:
trăng cùng đồng, sông, bể
=> không gian bao la
diễn tả kỷ niệm của thời thơ ấu nhiều niềm vui.
- “Hồi chiến tranh ở rừng”:
trăng thành “tri kỷ”
=> trăng và người gắn bó thân thiết, chân thật. 
- “Trần trụi...cây cỏ”:
tình bạn hồn nhiên, không tính toán, vụ lợi.
Trăng là biểu tượng cho thiên nhiên hồn nhiên, tươi mát, là tình bạn ân tình, là quá khứ gian lao nhưng tình nghĩa.
-“Từ hồi...cửa gương”: thời gian và hoàn cảnh sống thay đổi: sung túc hơn.
-> trăng thành “người dưng”
nghĩa là con người cũng lãng quên quá khứ .
=> trăng và người từ gắn bó -> cách xa.
2. Hình ảnh vầng trăng hiện tại:
- Hoàn cảnh: một đêm, thành phố đột ngột mất điện: “thình lình...tối om” 
-> con người mở cửa sổ đón ánh sáng
-> vầng trăng tròn đột ngột hiện ra.
+ "Thình lình”, “đột ngột”: trạng thái bất ngờ, không được báo trước.
-> trăng vẫn tình nghĩa dù con người đã lãng quên.
- Tư thế mặt đối mặt: con người thấy “rưng rưng” bởi bao kỷ niệm ùa về: “Như là...rừng”
3. Suy tư của tác giả (khổ cuối):
*Biểu tượngcủa trăng:
-“Trăng tròn vành vạnh”:
+Là quá khứ vẹn nguyên.
+là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống.
- “Trăng im phăng phắc”: sự nghiêm khắc nhưng độ lượng, bao dung. 
*Con người: “Giật mình” vì đã vô tình lãng quên
->Suy tư: con người dù có vô tình quên lãng nhưng quá khứ luôn vẹn nguyên, chẳng phai mờ.
-> lời nhắc nhở về thái độ sống uống nước nhớ nguồn.
III- Tổng kết:

Tài liệu đính kèm:

  • docAnh trang tiet 58 NV 9.doc