Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 97, 98

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 97, 98

3. Sức mạnh kỡ diệu của văn nghệ

Văn nghệ đến với con người bằng tỡnh cảm.

Nghệ thuật khụng thể nào thiếu tư tưởng.

- Tư tưởng trong nghệ thuật khụng khụ khan, trừu tượng mà thấm sõu những cảm xỳc, nỗi niềm, từ đú tỏc phẩm văn nghệ núi nhiều nhất với cảm xỳc đi vào nhận thức tõm hồn chỳng ta qua con đường tỡnh cảm, giỳp con người tự nhận thức mỡnh, tự xõy dựng mỡnh.

- Bằng cỏch thức đặc biệt đú, văn nghệ thực hiện chức năng của nú một cỏch tự nhiờn, hiệu quả, sõu sắc, lõu bền.

 - Tự thõn văn nghệ, những tỏc phẩm chõn chớnh đó cú tỏc dụng tuyền truyền.

Vỡ: Tỏc phẩm văn nghệ chõn chớnh bao giờ cũng được soi sỏng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cỏch nghĩ đỳng đắn nhõn đạo mà vẫn cú tỏc dụng tuyờn truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dõn tộc nào đú.

+ Nú khụng tuyờn truyền một cỏch lộ liễu, khụ khan, khụng diễn thuyết, minh hoạ cho cỏc tư tưởng chớnh trị.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 932Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 97, 98", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS đọc tiếp phần còn lại.
GV: Tiếng nói của văn nghệ không đơn thuần là tình cảm mà nó còn chứa đựng những gì? Văn nghệ đến với con người bằng cách nào?
HS nêu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
3. Sức mạnh kì diệu của văn nghệ
Văn nghệ đến với con người bằng tình cảm.
Nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.
- Tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà thấm sâu những cảm xúc, nỗi niềm, từ đó tác phẩm văn nghệ nói nhiều nhất với cảm xúc đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
- Bằng cách thức đặc biệt đó, văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.
 GV hướng dẫn HS thảo luận ý kiến sau: "Văn nghệ là một thứ tuyên truyền - không tuyên truyền nhưng lại hiệu quả và sâu sắc hơn cả".
 - Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyền truyền.
Vì: Tác phẩm văn nghệ chân chính bao giờ cũng được soi sáng bởi một tư tưởng tiến bộ hướng người đọc người nghe vào một lẽ sống, cách nghĩ đúng đắn nhân đạo mà vẫn có tác dụng tuyên truyền cho một quan điểm, một giai cấp, một dân tộc nào đó.
+ Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh hoạ cho các tư tưởng chính trị.
- Vì sao nói văn nghệ mặc dù không tuyên truyền mà lại sâu sắc hơn, hiệu quả hơn?
HS thảo luận, trình bày.
Gợi ý: Văn nghệ dùng những gì để tuyên truyền? Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường nào?
- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.
- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm. Qua tình cảm, văn nghệ lay động toàn bộ con tim khối óc chúng ta. "Nghệ sĩ truyền điện thẳng vào con tim khối óc chúng ta một cách tự nhiên sâu sắc và thấm thía. Nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy".
- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.
- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống con người.
Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kỳ diệu, sức mạnh cảm hoá to lớn.
GV kể một số câu chuyện ngắn minh hoạ cho sức cảm hoá kì diệu của nghệ thuật.
VD: - Tiếng nhạc của bản thánh ca trong truyện: "Người cảnh sát và bản thánh ca" - O. Henri.
 - Truyện: Bức tranh (Nguyễn Minh Châu).
 - Bài thơ "thần": Nam quốc sơn hà
 - Câu chuyện: Bó đũa - giáo dục tinh thần đoàn kết.
 - Bài thơ chép tay của Phạm Thị Xuân Khải: Mùa xuân nhớ Bác...
Hoạt động 3. Tổng kết
GV: Hãy nêu những nét đặc sắc về cách viết văn nghị luận của Nguyễn Đình Thi.
HS trình bày những ý cơ bản.
III. Tổng kết
- Bố cục: Chặt chẽ, hợp lý, dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết: Giàu hình ảnh, nhiều dẫn chứng tiêu biểu, đa dạng, có sức thuyết phục cao.
- Luận điểm sắp xếp theo một hệ thống hợp lý.
- Lời văn: Chân thành, say sưa nhiệt huyết.
HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK.
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sỹ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. Nguyễn Đình Thi đã phân tích, khẳng định những điều ấy qua bài tiểu luận "Tiếng nói của văn nghệ" với cách viết vừa chặt chẽ vừa giàu hình ảnh và cảm xúc.
Các thành phần biệt lập:
tình thái, cảm thán
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS:
- Nhận biết các thành phần biệt lập.
- Nắm được công dụng của các thành phần trong câu.
- Biết đặt câu có thành phần tình thái - thành phần cảm thán.
B. Hoạt động dạy học
Công việc của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
GV: Từ "có lẽ" có vai trò gì trong câu "Có lẽ, trời không mưa"? Từ đó có nằm trong cấu trúc của câu hay không?
HS trả lời.
- Vậy em hiểu thế nào là thành phần biệt lập?
Ví dụ: 
Có lẽ, trời không mưa
- Trời không mưa là nòng cốt câu, gồm chủ ngữ và vị ngữ nói về hiện tượng sự việc trời không mưa.
- Có lẽ: Thái độ phỏng đoán sự việc trời mưa có thể xảy ra tại thời điểm nói.
Thành phần biệt lập: là thành phần không nằm trong cấu trúc cú pháp của câu mà được dùng để diễn đạt thái độ của người nói, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe.
Hoạt động 1. Tìm hiểu thành phần tình thái
HS đọc ví dụ trong SGK. 
GV: Câu a: Các từ in đậm trong câu được thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?
Câu b: Nếu không có từ in đậm đó thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?
HS phân tích, trả lời câu hỏi.
Qua phân tích những ví dụ trên, em hiểu như thế nào là từ tình thái?
HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
I. Thành phần tình thái
1. Ví dụ 
a) Với lòng mong ước của anh, chắc anh sẽ nghĩ rằng con anh sẽ chạy vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
b) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
Hai từ chắc, có lẽ là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. Chắc thể hiện thái độ tin cậy cao hơn có lẽ.
Nếu không có những từ ngữ in đậm trên đây, sự việc được nói đến trong câu vẫn không có gì thay đổi. Nguyên nhân: các từ đó không nằm trong thành phần chính, không trực tiếp nêu sự việc mà chỉ thể hiện thái độ của người nói.
2. Nhận xét
- Các từ chắc, có lẽ là những từ chỉ tình thái.
+ Là nhận định của người nói đối với sự việc được nói đến (phần gạch chân).
+ Chúng không tham gia vào việc diễn đạt (không tham gia vào nòng cốt câu)
+ Nếu không có những từ này sự việc diễn đạt trong câu không hề thay đổi.
Hoạt động 2. Tìm hiểu thành phần cảm thán
HS đọc các ví dụ trong SGK.
GV: - Các từ in đậm trong ví dụ bên có chỉ sự vật hiện tượng không? Có tham gia nòng cốt câu không?
- Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu tại sao người nói kêu lên "ồ" hoặc “trời ơi"?
- Các từ đó có vai trò gì trong câu?
II. Thành phần cảm thán
1. Ví dụ 
a. ồ, sao mà độ ấy vui thế.
b. Trời ơi, chỉ còn năm phút.
2. Nhận xét:
Các từ "ồ, trời ơi"
- Không tham gia làm nòng cốt câu, không chỉ sự vật, sự việc, chỉ thể hiện tâm trạng, cảm xúc của người nói. 
Trời ơi: - thái độ tiếc rẻ của người nói (anh thanh niên) thời gian còn lại là quá ít với các từ "chỉ, còn, có".
Còn năm phút: sự việc được nói tới. ồ: tâm trạng ngạc nhiên, vui sướng khi nghĩ đến khoảng thời gian đã qua.
Độ ấy vui: sự việc được nói tới.
- Theo em các từ ngữ này có thể tách ra thành câu đặc biệt không? 
- Các từ: "ồ, trời ơi" là những thành phần cảm thán, vậy theo em thế nào là thành phần cảm thán?
HS thảo luận, trả lời.
Các từ ồ, Trời ơi! có thể tách ra (gọi là câu cảm thán).
Thành phần cảm thán không được tham gia vào diễn đạt nghĩa, sự việc của câu. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (tình cảm, cảm xúc (vui, buồn, mừng, giận...)).
Hoạt động 3. Ghi nhớ
- Hai thành phần phụ tình thái, cảm thán là hai thành phần biệt lập, vậy theo em thế nào là thành phần biệt lập? (Khắc sâu kiến thức cho HS)
HS đọc ghi nhớ
- Phần Ghi nhớ gồm mấy ý, là những ý nào?
III. Ghi nhớ
Gồm 3 ý: 
- Phần tình thái
- Phần cảm thán.
- Thế nào là thành phần biệt lập?
Hoạt động 4.
Bài tập 1, HS độc lập làm bài bằng phiếu học tập.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
Tìm các thành phần tình thái, cảm thán.
a. Có lẽ - thành phần tình thái
b. Chao ôi - thành phần cảm thán
c. Hình như - thành phần tình thái
d. Chả nhẽ - thành phần tình thái
 GV yêu cầu HS đọc Bài tập 2.
HS thảo luận nhóm, GV bổ sung, sửa chữa.
2. Bài tập 2
Sắp xếp các từ theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn): Dường như - hình như - có vẻ như - có lẽ - chắc là - chắn hẳn - chắc chắn.
 - Đọc phân tích yêu cầu Bài tập 3. Thảo luận nhóm đại diện trình bày.
3. Bài tập 3
- Thay thế các từ phân tích, từ dùng, từ nào chịu trách nhiệm cao nhất? Tại sao tác giả lại chọn từ "chắc"?
- Trong số 3 từ đã nêu thì từ "chắc chắn" người ta phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự vật do mình nói ra.
- Từ "hình như" trách nhiệm đó thấp.
- Tác giả dùng từ "chắc" nhằm thể hiện thái độ của ông Ba (người kể) với sự việc người cha đang bồn chồn mong được gặp con với tình cảm yêu thương dồn nén chất chứa trong lòng, ở mức độ cao nhưng chưa phải là tuyệt đối: rằng con ông sẽ chạy xô đến với ông ị cách kể này còn tạo nên những sự việc bất ngờ (ở phần tiếp theo khi bé Thảo không nhận cha).

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 97 98.doc