Đề kiểm tra tiếng Việt 6

Đề kiểm tra tiếng Việt 6

I TRẮC NGHIỆM . (3 ĐIỂM)

Câu 1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng.

 “ Buổi đầu không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí (1). Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù(2). Tre xung phong vào xe tăng, đại bác (3). Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín(4). Tre hi sinh để bảo vệ con người (5) ”

( “Cây tre Việt Nam” – Thép Mới )

1. Đoạn văn có mấy câu trần thuật đơn?

A. Hai câu. C. Bốn câu.

B. Ba câu D. Năm câu.

2. Vị ngữ của câu: “Tre hi sinh để bảo vệ con người”, có cấu tạo như thế nào?

A. Một động từ. C. Một cụm danh từ.

B. Một cụm động từ D. Một cụm tính từ.

3. Câu: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác”, sử dụng phép tu từ nào?

A. Nhân hoá. C. Ẩn dụ.

B. So sánh. D. Hoán dụ.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 937Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tiếng Việt 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề1
đề kiểm tra tiếng việt6
Tuần 30. thời gian 45’
I Trắc nghiệm . (3 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng.
 “ Buổi đầu không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí (1). Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù(2). Tre xung phong vào xe tăng, đại bác (3). Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín(4). Tre hi sinh để bảo vệ con người (5)”
( “Cây tre Việt Nam” – Thép Mới )
1. Đoạn văn có mấy câu trần thuật đơn?
A. Hai câu.
C. Bốn câu.
B. Ba câu
D. Năm câu.
2. Vị ngữ của câu: “Tre hi sinh để bảo vệ con người”, có cấu tạo như thế nào?
A. Một động từ.
C. Một cụm danh từ.
B. Một cụm động từ
D. Một cụm tính từ.
3. Câu: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác”, sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hoá.
C. ẩn dụ.
B. So sánh.
D. Hoán dụ.
4. Câu đầu của đoạn văn là một câu trần thuật đơn có từ “là” đúng hay sai.
A. Đúng.
B. Sai.
5. Câu: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù”, có chủ ngữ cấu tạo bởi.
A. Hai đại từ
C. Hai danh từ.
B. Hai cụm động từ
D. Hai cụm danh từ.
6. Nói câu văn: “Tre xung phong vào xe tăng, đại bác”có hai vị ngữ là đúng hay sai?
A. Đúng.
B. Sai.
7. Trạng ngữ của câu đầu trong đoạn văn trên là:
A. Buổi đầu.
C. Buổi đầu không một tấc sắt trong tay
B Buổi đầu không một tấc sắt.
D. Không một tấc sắt trong tay
8. Câu (4) của đoạn văn trên coa mấy vị ngữ.
A. Một. B. Hai
 C. Ba. D. Bốn
Câu 2. lựa chọn câu trả lời đúng.
1. Câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào?
Mồ hôi mà đỏ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
A. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
B. Lấy dấu hiệu của hiện tượng để gọi hiện tượng.
C. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
D. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
2. Khổ thơ sau sử dụng phép tư từ nào?
 Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc	(Thanh hải)
A. Điệp ngữ, nhân hoá, ẩn dụ.
C. Điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ.
B. Điệp ngữ, so sánh, nhân hoá.
D. Nhân hoá, so sánh, hoán dụ.
3. Câu thơ sau dùng phép ẩn dụ hay hoán dụ?
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
	(Viễn Phương)
A. ẩn dụ.
B. Hoán dụ
4. Từ in đậm trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Minh Huệ)
A. ẩn dụ hình thức.
C. ẩn dụ phẩm chất.
B. ẩn dụ cách thức
D. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
II. Từ luận. (7điểm)
Câu 1. Cho các câu sau:
Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
Mặt trời là quả cầu lửa khổng lồ.
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ, để bổ sung ý nghĩa cho nó.
a) Mỗi câu thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào trong các kiểu câu sau: Câu định nghĩa, câu miêu tả, câu giới thiệu, câu đánh giá.
b) Xác định cấu tạo của vị ngữ trong các câu.
Câu 2. Viết một đoạn văn (6-8 câu) miêu tả một cảnh mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hoá. (gạch chân và chỉ rõ đó là phép tu từ nào)
đề2
đề kiểm tra tiếng việt6
Tuần 30. thời gian 45’
I Trắc nghiệm . (3 điểm)
 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng.
 “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như một quả chứng thiên nhiên đầy đặn. Quả chứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt trên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh ”
( Trích sgk Ngữ Văn 6, tập 2, tr 89 ) 
1. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
A. Biểu cảm.
C. Miêu tả.
B. Tự sự.
D. Nghị luận.
2. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?
A. “Cô Tô” - Nguyễn Tuân.
C. “Vượt thác” – Võ Quảng.
B. “Sông nước Cà Mau” - Đoàn Giỏi.
D. “Lao xao” – Duy Khán.
3. Tại sao tác giả lại so sánh mặt trời “như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới muôn thuở biển Đông”?
A. Làm cho mặt trời trở lên tráng lệ hơn.
B. Mặt trời có vai trò to lớn đối với các ngư dân.
C. Làm cho cảnh vật có hình khối, có màu sắc.
D. Làm cho sự vật có tính cách con người.
4. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép so sánh mấy lần?
A. Một.
C. Ba.
B. Hai.
D. Bốn.
5. Những hình ảnh so sánh trên đã góp phần tạo nên một bức tranh như thế nào?
A. Bao la, bát ngát.
C. Hùng vĩ, tráng lệ.
B. Duyên dáng, trữ tình.
D. Sâu thẳm, huyền bí.
6. Trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt?
A. Thiên nhiên. B. Đầy đặn.
 C. Chân trời. D. Ngấn bể.
7. Trong đoạn: “Tròn trĩnh phúc hậu như một quả chứng thiên nhiên đầy đặn. Quả chứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt trên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời ngọc trai nước biển hửng hồng.”có bao nhiêu từ láy.
A. Hai từ.	 B. Ba từ.	 	C. Bốn từ.	D. Năm từ.
8. “ Quả chứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ” chỉ vật gì?
A. Mặt trang.
B. Mặt biển.
C. Mặt trời.
D. Mặt sông.
9. Vị ngữ của câu: “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.”, có cấu tạo như thế nào?
A. Tính từ.
B. Cụm tính từ.
B. Động từ.
D. Cụm động từ.
10. Câu văn trên có mấy vị ngữ?
A. Một vị ngữ.
B. Hai vị ngữ.
C. Ba vị ngữ.
D. Bốn vị gnữ.
11.Câu văn trên dùng để làm gì?
A. Giới thiệu.	B. Kể.	C. Tả.	D. Nêu ý kiến.
12. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng nhân hoá?
A. Miền nam đi trước về sau.
B. Gửi miền bắc lòng miền Nam chung thuỷ.
C. hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.
D. Con ở miền nam ra thăm lăng Bác.
II. Tự luận. (7 điểm)
1. Phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau. (không quá 10 dòng)
Anh độ viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
(Minh Huệ)
2. Viết một đoạn văn (6-8 câu) miêu tả một cảnh mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hoá. (gạch chân và chỉ rõ đó là phép tu từ nào)
đề3
đề kiểm tra tiếng việt6
Tuần 30. thời gian 45’
I Trắc nghiệm . (3 điểm)
 Câu 1. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi bằng cách lựa chọn chữ cái đầu câu trả lời đúng.
 “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như một quả chứng thiên nhiên đầy đặn. Quả chứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt trên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới muôn thuở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh ”
( Trích sgk Ngữ Văn 6, tập 2, tr 89 ) 
1. Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phép so sánh mấy lần?
A. Một.
C. Ba.
B. Hai.
D. Bốn.
2. Tại sao tác giả lại so sánh mặt trời “như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới muôn thuở biển Đông”?
A. Làm cho mặt trời trở lên tráng lệ hơn.
B. Mặt trời có vai trò to lớn đối với các ngư dân.
C. Làm cho cảnh vật có hình khối, có màu sắc.
D. Làm cho sự vật có tính cách con người.
3.. Những hình ảnh so sánh trên đã góp phần tạo nên một bức tranh như thế nào?
A. Bao la, bát ngát.
C. Hùng vĩ, tráng lệ.
B. Duyên dáng, trữ tình.
D. Sâu thẳm, huyền bí.
4. Trong các từ sau từ nào là từ Hán Việt?
A. Thiên nhiên. B. Đầy đặn.
 C. Chân trời. D. Ngấn bể.
5. Trong đoạn: “Tròn trĩnh phúc hậu như một quả chứng thiên nhiên đầy đặn. Quả chứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt trên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời ngọc trai nước biển hửng hồng.”có bao nhiêu từ láy.
A. Hai từ.	 B. Ba từ.	 	C. Bốn từ.	D. Năm từ.
6. “ Quả chứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ” chỉ vật gì?
A. Mặt trang.
B. Mặt biển.
C. Mặt trời.
D. Mặt sông.
7. Câu văn trên có mấy vị ngữ?
A. Một vị ngữ.
B. Hai vị ngữ.
C. Ba vị ngữ.
D. Bốn vị gnữ.
8. Câu văn trên dùng để làm gì?
A. Giới thiệu.	B. Kể.	C. Tả.	D. Nêu ý kiến.
Câu 2. Lựa chọn câu trả lời đúng.
1. Câu thơ sau dùng phép ẩn dụ hay hoán dụ?
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
	(Viễn Phương)
A. ẩn dụ.
B. Hoán dụ
2. Câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào?
Mồ hôi mà đỏ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.
A. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
B. Lấy dấu hiệu của hiện tượng để gọi hiện tượng.
C. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
D. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
3. Từ in đậm trong câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
Người cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Minh Huệ)
A. ẩn dụ hình thức.
C. ẩn dụ phẩm chất.
B. ẩn dụ cách thức
D. ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
4.Khổ thơ sau sử dụng phép tư từ nào?
 Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc	(Thanh hải)
A. Điệp ngữ, nhân hoá, ẩn dụ.
C. Điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ.
B. Điệp ngữ, so sánh, nhân hoá.
D. Nhân hoá, so sánh, hoán dụ.
II. Từ luận. (7điểm)
Câu 1. Cho các câu sau:
Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.
Mặt trời là quả cầu lửa khổng lồ.
Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ, để bổ sung ý nghĩa cho nó.
a) Mỗi câu thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào trong các kiểu câu sau: Câu định nghĩa, câu miêu tả, câu giới thiệu, câu đánh giá.
b) Xác định cấu tạo của vị ngữ trong các câu.
Câu 2. Viết một đoạn văn (6-8 câu) miêu tả một cảnh mà em yêu thích. Trong đoạn văn có sử dụng phép so sánh hoặc nhân hoá. (gạch chân và chỉ rõ đó là phép tu từ nào)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe kiem ta hk2 van 6.doc