Đề kiểm tra Tiếng Việt 9 - Tiết 74

Đề kiểm tra Tiếng Việt 9 - Tiết 74

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1: Từ ngữ nào không cùng trường từ vựng “giáo dục”?

 A. sách giáo khoa, B. thời khóa biểu,

 C. sàn giao dịch chứng khoán, D. thi học kì.

Câu 2: Câu thơ dưới đây có sử dụng phép tu từ nào?

 “ Gìn vàng giữ ngọc cho hay

 Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời “

 A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Nói quá D. So sánh

Câu 3: Trong câu thơ sau Phạm Tiến Duật đã sử dụng biện pháp tu từ gì?

 “Chỉ cần trong xe có một trái tim”

 A. Ẩn dụ B.Nhân hóa C. Nói quá D. Hoán dụ

Câu 4: “Đánh trống bỏ dùi” có nghĩa là gì ?

 A. Không thích đánh trống bằng dùi B. Đề xướng công việc rồi bỏ không làm

 C. Phải bỏ dùi trước khi đánh trống D. Làm một khoảng trống rồi để dùi vào đó

Câu 5: Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình ?

 A. Lênh khêng B. Lảo đảo C. Rào rào D. Chênh vênh

Câu 6: Trong những tổ hợp từ sau đây tổ hợp từ nào là tục ngữ:

 A. Tấc đất, tấc vàng B.Cá chậu, chim lồng C. Ếch ngồi đáy giếng D. Trông gà hóa cuốc

Câu 7: : Từ “ ngọn “ trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?

A.Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy(Chính Hữu)

B.Gìơ cháu đã đi xa.Có ngọn khói trăm tàu(Bằng Việt)

C.Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng(Bằng Việt)

D.Lá bàng đang đỏ ngọn cây.(Tố Hữu)

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 850Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt 9 - Tiết 74", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 74 ĐỀ A
 ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Từ ngữ nào không cùng trường từ vựng “giáo dục”?
 A. sách giáo khoa,	B. thời khóa biểu,
 C. sàn giao dịch chứng khoán, 	D. thi học kì.
Câu 2: Câu thơ dưới đây có sử dụng phép tu từ nào? 
 “ Gìn vàng giữ ngọc cho hay
 Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời “
 A. Nhân hóa B. Ẩn dụ C. Nói quá D. So sánh
Câu 3: Trong câu thơ sau Phạm Tiến Duật đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
 “Chỉ cần trong xe có một trái tim”
 A. Ẩn dụ B.Nhân hóa C. Nói quá D. Hoán dụ 
Câu 4: “Đánh trống bỏ dùi” có nghĩa là gì ?
 A. Không thích đánh trống bằng dùi	 B. Đề xướng công việc rồi bỏ không làm
 C. Phải bỏ dùi trước khi đánh trống	 D. Làm một khoảng trống rồi để dùi vào đó
Câu 5: Từ nào sau đây không phải là từ tượng hình ?
 A. Lênh khêng B. Lảo đảo	 C. Rào rào	 D. Chênh vênh
Câu 6: Trong những tổ hợp từ sau đây tổ hợp từ nào là tục ngữ: 
 A. Tấc đất, tấc vàng B.Cá chậu, chim lồng C. Ếch ngồi đáy giếng D. Trông gà hóa cuốc
Câu 7: : Từ “ ngọn “ trong câu thơ nào sau đây được dùng với nghĩa gốc?
A.Nghe ngọn gió phương này thổi sang phương ấy(Chính Hữu)
B.Gìơ cháu đã đi xa.Có ngọn khói trăm tàu(Bằng Việt)
C.Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng(Bằng Việt)
D.Lá bàng đang đỏ ngọn cây.(Tố Hữu)
Câu 8: Trong các từ sau từ nào là từ ghép ?
 A. Quần áo	 B. Mịn màng	C. Lơ lửng	D. Lao xao
Câu 9: “Mồm năm miệng mười “ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm về chất B. Phương châm về lượng 
 C. Phương châm cách thức D.Phương châm quan hệ
Câu10: Trong các câu sau,câu nào sai về cách dùng từ?
A.Khủng long là loại động vật bị tuyệt tự.
B.Truyện Kiều là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguyễn Du
C.Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.
D.Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần.
Câu 11: Trong các nghĩa sau của từ “cháy”, nghĩa nào được dùng như một thuật ngữ?
 A. Bén,bốc lữa thành ngọn B. Bị hủy hoại trở nên sạm đen do thời tiết
 C. Bị tiêu hủy bằng nhiệt D. Phản ứng tỏa nhiệt và có ánh sáng
Câu 12: Trong các từ sau,từ nào không phải là từ Hán Việt?
 A. Phụ tử B. Phụ huynh C. Đậu phụ D. Phụ tá 
II. Phần tự luận: (7 điểm) 
Câu 1: ( 2 đ) Chuyển 2 câu thơ sau đây thành lời dẫn trực tiếp:
 Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
 (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Câu 2: ( 2đ ) Xác định nghĩa gốc,nghĩa chuyển của các từ gạch chân,nêu phương thức chuyển nghĩa và 
 giải thích ý nghĩa của các từ đó.
 a/ Một tay gây dựng cơ đồ b/ Mùa xuân là tết trồng cây.
 Bấy lâu bể Sở,sông Ngô tung hoành.
Câu 3: ( 3 đ )Viết 1 đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng),chủ đề tự chọn, có sử dụng 2 phép tu từ và 1 từ tượng 
 hình ( hoặc tượng thanh) .Ghi chú thích rõ các trường hợp sử dụng.
 Tiết 74 ĐỀ B
 ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9
I. Trắc nghiệm (3.0 đ): 
Câu 1: Nói trước lời của người khác chưa kịp nói là:
 A. Nói móc B. Nói hớt C. Nói leo D. Nói mát
Câu 2: Trong các trường hợp sau, từ hổn hợp nào dùng như một thuật ngữ ?
 A. Ông ấy nuôi cá bằng thức ăn hổn hợp.
 B. Đó là một chương trình hổn hợp gồm nhiều tiết mục hát,múa.
 C. Nước tự nhiên ở ao hồ, sông biển là một hổn hợp.
 D. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã sử dụng một đội quân hổn hợp.
Câu 3: Từ nào không phải là từ ghép đẳng lập?
 A. sách vở.	B. quần áo, C. ruột gan,	 D. xe đạp.
Câu 4: “Nước mắt cá sấu” có nghĩa gì?
 A. nước mắt rất nhiều,	B. nước mắt thương xót,
 C. nước mắt giả dối,	D. nước mắt đau khổ
Câu 5: Trong các từ sau , từ nào không phải là từ Hán Việt?
 A. Hàng mẫu B. Mẫu tử C. Mẫu tự D. Mẫu hệ
Câu 6: Câu : “ Nói phải củ cải cũng nghe “ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
 A. Phương châm về chất B. Phương châm quan hệ 
 C. Phương châm lịch sự D. Phương châm cách thức 
Câu 7: Câu ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào ?
	 “Cày đồng đang buổi ban trưa,
	 Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”	
 A. nói giảm nói tránh,	 B. nhân hóa C. nói quá,	 D. ẩn dụ	
Câu 8: Từ “đầu” trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?
	 A. Đầu bạc răng long	 B. Đầu súng trăng treo
	C. Đầu non cuối bể	 D. Đầu sóng ngọn gió
Câu 9: Từ nào dưới đây thuộc phạm vi nghĩa của trường từ vựng “trường học”?
 A. Lái xe	 B.Công nhân,	 C. Học sinh D. Bác sĩ
Câu 10: Từ “Tuyệt” nào có nghĩa là dứt, không còn gì:
 A. Tuyệt mật B. Tuyệt tác C. Tuyệt trần D. Tuyệt giao
Câu 11: Trong câu thơ sau ,tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
 “ Áo chàm đưa buổi phân li 
 Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”, 
	 A. So sánh B. Hoán dụ C. Ẩn dụ 	 D. Nhân hóa	 
Câu 12: Cụm từ được gạch chân trong câu dưới đây thuộc trường hợp nào?
 Trong tương lai,ban đảo Cam Ranh sẽ là một đặc khu kinh tế.
 A. Từ Hán Việt B. Nghĩa chuyển C. Cách tạo từ mới D. Lỗi dùng từ
II. Tự luận (7 điểm):
Câu 1: ( 2 đ) Chuyển câu nói sau đây thành lời dẫn gián tiếp:
 Hôm qua bạn Nam nói : “ Ngày mai tôi nghỉ học .“
Câu 2: ( 2đ ) Xác định nghĩa gốc,nghĩa chuyển của các từ gạch chân,nêu phương thức chuyển 
 nghĩa và giải thích ý nghĩa của các từ đó.
 a/ Ngày xuân con én đưa thoi b/ Nỗi riêng tầm tã tuôn mưa.
 Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Câu 3: ( 3 đ ) Viết 1 đoạn văn ngắn( 5 đến 7 dòng),chủ đề tự chọn, có sử dụng 2 phép tu từ và 1 từ tượng hình ( hoặc tượng thanh) .Ghi chú thích rõ các trường hợp sử dụng.
 Tiếng Việt 9 ĐÁP ÁN ĐỀ A
 I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
C
B
D
B
C
A
D
A
B
A
D
C
II.TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1: Nói đến số phận bạc mệnh của người phụ nữ dưới XHPK, trong Truyện Kiều 
 Nguyễn Du có viết: “ Đau đớn thay phận đàn bà
 Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.”
 HS viết đúng qui cách, có dấu 2 chấm: 1đ - Có dấu ngoặc kép : 1đ
Câu 2: Câu a: Tay : Nghĩa chuyển :0,25 đ .Chuyển nghĩa ẩn dụ: 0,25 đ . Ý nghĩa : Tay chỉ người (Từ Hải) : 0,5đ 
 Câu b: Xuân : Nghĩa gốc: 0,5 đ . Ý nghĩa: Mùa đầu trong năm : 0,5đ
Câu 3: Nội dung trong sáng, lời văn gảy gọn, đáp ứng được yêu cầu đề bài. Mỗi yêu cầu : 1 đ
Tiếng Việt 9 ĐÁP ÁN ĐỀ B
I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đ.án
B
C
D
C
A
C
C
A
C
D
B
C
II.TỰ LUẬN: 7 điểm
Câu 1: Hôm qua bạn Nam nói là hôm nay bạn ấy nghỉ học. HS chuyển đúng: 2 đ
Câu 2: Câu a : Xuân : nghĩa gốc : 0,5 đ. Ý nghĩa : ngày đầu trong năm : 0,5 đ
 Câu b : Mưa : Nghĩa chuyển : 0,25 đ.Chuyển nghĩa ân dụ : 0,25 đ .Ý nghĩa : Chỉ 
 những giọt nước mắt- khóc :0,5 đ
Câu 3: Nội dung trong sáng, lời văn gảy gọn, đáp ứng được yêu cầu đề bài. Mỗi yêu cầu : 1 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_tieng_viet_9_tiet_74.doc