Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 1

Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 1

PHÒNG GD&ĐT

ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

 (TIẾT 159 – THEO PPCT)

Môn: Ngữ văn 9

Năm học: 2008 - 2009

Thời gian: 45 phút

I. PHẦN TRÁC NGHIỆM (4 điểm).

Câu 1 ( 3 điểm ): Khoanh tròn vào chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng nhất:

1. Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu " Bạn Trang Nhung,người học cùng lớp cậu, là chị em sinh đôi với bạn Cẩm Nhung học lớp mình đấy." liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào?

 A. Quan hệ bổ sung. C. Quan hệ điều kiện.

 B. Quan hệ nguyên nhân. D. Quan hệ mục đích.

2. Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ ngữ được dùng trong phép thay thế?

 A. Đây, đó, kia, thế, vậy. C. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế.

 B. Cái này, cái kia, việc ấy. D. Và, rồi, nhưng, vì.

3. Từ " xanh xanh " là từ loại nào?

 A. Danh từ. B. Tính từ C. Động từ D. Phó từ.

4. " Là phần thông báo tuy không được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy ". Định nghĩa trên đúng với ý nào sau đây:

 A. Nghĩa tường minh. C. Nghĩa cụ thể.

 B. Hàm ý D. Nghĩa khái quát

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Nội dung
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khởi ngữ
Câu 1: ý 10,11
Các thành phần biệt lập
Câu 2: 
Câu 1: ý 1,8
Câu 2
Nghĩa tường minh và hàm ý
Câu 1: ý 4,5
Câu1
Phép liên kết
Câu 1: ý 2
Tổng kết về ngữ pháp
Câu 1: ý 7,9
Câu 1: ý 3,6,12
Tổng điểm
2
2
2
4
Tỷ lệ
20%
40%
40%
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRÁC NGHIỆM (4 điểm).
Câu 1 ( 3 điểm ): Khoanh tròn vào chữ cái đúng đầu câu trả lời đúng nhất:
1. Thành phần phụ chú và những từ ngữ trong câu " Bạn Trang Nhung,người học cùng lớp cậu, là chị em sinh đôi với bạn Cẩm Nhung học lớp mình đấy." liên quan với nhau theo kiểu quan hệ nào? 
	 A. Quan hệ bổ sung.	 C. Quan hệ điều kiện.
	B. Quan hệ nguyên nhân.	D. Quan hệ mục đích.
2. Dòng nào dưới đây chỉ chứa những từ ngữ được dùng trong phép thay thế?
	A. Đây, đó, kia, thế, vậy... C. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế...
	B. Cái này, cái kia, việc ấy... D. Và, rồi, nhưng, vì...
3. Từ " xanh xanh " là từ loại nào?
	A. Danh từ. B. Tính từ C. Động từ D. Phó từ.
4. " Là phần thông báo tuy không được diễn tả trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy ". Định nghĩa trên đúng với ý nào sau đây:
	A. Nghĩa tường minh.	C. Nghĩa cụ thể.
	B. Hàm ý	D. Nghĩa khái quát.
5. Người ta sử dụng hàm ý khi nào?
	A. Khi không muốn người nghe hiểu.	
	B. Khi muốn chấm dứt cuộc thoại.
	C. Khi không muốn hoặc không tiện nói thẳng.
	D. Khi không biết nói thế nào cho rõ ý.
6. Từ nào là từ láy trong các từ dưới đây?
	A. Vọng phu. B. Xuất hành. C. Vong nhân. D. Mằn mặn.
7. Thành phần chính của câu gồm:
	A. Trạng ngữ, khởi ngữ.	C. Trạng ngữ, chủ ngữ.
	B. Chủ ngữ, vị ngữ.	D. Vị ngữ, khởi ngữ.
8. Từ in đậm trong câu " - Trời ơi, chỉ còn năm phút! " thuộc thành phần nào?
	A. Thành phần tình thái.	C. Thành phần cảm thán.
	B. Thành phần gọi đáp.	D. Thành phần phụ chú.
9. Danh từ có chức vụ cú pháp tiêu biểu là:
	A. Làm chủ ngữ. C. Làm phụ ngữ trong cụm từ.
	B. Làm vị ngữ. D. Làm phụ ngữ cho cụm danh từ
10. Trong các câu sau, câu nào có thành phần khởi ngữ?
	A. Tình yêu quê hương làng mạc chính là yếu tố để bồi dưỡng tinh thần yêu nước của con người.	
	B. Tình yêu quê hương làng mạc, đó chính là yếu tố để bồi dưỡng tinh thần yêu nước của con người.
	C. Tình yêu quê hương làng mạc là một yếu tố để bồi dưỡng tinh thần yêu nước của con người.
	D. Chính tình yêu quê hương làng mạc là yếu tố để bồi dưỡng tinh thần yêu nước của con người.
 11. Từ " cơm " trong câu: " Cơm, tôi đã ăn " giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
 A. Khởi ngữ B. Tình thái C. Phụ chú D. Cảm thán
 12. Trong các câu sau câu nào là câu ghép:
A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
B, Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Câu 2( 1 điểm): Nối thông tin ở cột A và một thông tin tương ứng ở cột B sao cho đúng
Cột A
Cột B
Kết quả
1. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
2. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.
3. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
4. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
5. Dùng để dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật.
a. Thành phần tình thái.
b. Thành phần gọi đáp.
c. Thành phần phụ chú.
d. Thành phần cảm thán.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm).
Câu 1 (2 điểm ): Chỉ ra nghĩa tường minh và hàm ý của câu in đậm trong đoạn đối thoại sau:
- Mai ơi, cậu có nhà không đấy?
- Hương đấy à! Đề toán sáng nay cậu có làm được không?
- Mình giải được 4 bài, nhưng sai mất một bài.
Câu 2 (4 điểm ): Viết một đoạn văn ngắn từ 8 đến 10 dòng nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ ( truyện, thơ). Trong đoạn văn đó có chứa ba thành phần tình thái hoặc ba thành phần cảm thán.
..Hết
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRÁC NGHIỆM (4 điểm).
Câu 1 ( 3 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
Ý
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
A
B
B
C
D
B
C
A
B
A
B
Câu 2 (1 điểm):
	1. a	3. b
	2. d	4. c
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm).
Câu 1 ( 2 điểm):
+ Nghĩa tường minh: Mình giải được bốn bài nhưng sai mất một bài ( 1 điểm ).
+ Hàm ý : Mình giải được ba bài đúng ( 1 điểm ).
Câu 2 ( 4 điểm):
- Học sinh viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu, đúng cấu trúc cú pháp, liên kết chặt chẽ với nhau về mặt nội dung. 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 01.doc