Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 2

Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 2

I . PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm )

Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất:

1.Nghĩa tường minh là gì ?

A .Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán.

B .Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

C .Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ.

D .Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.

2 .Trong các câu sau câu nào chứa khởi ngữ ?

A .Tôi cũng giàu rồi C .Lan học giỏi môn tiếng Việt.

B .Giàu, tôi cũng giàu rồi D .Minh là học sinh trường Mầm non Keo Lôm

3.Câu văn “Một ngày, chúng tôi phá bom đến năm lần ” thuộc loại câu nào dưới đây ?

A .Câu ghép đẳng lập C .Câu đơn

B .Câu ghép chính phụ D .Câu đặc biệt

4 . Trong lời nói hằng ngày:

A .Tất cả các câu đều có hàm ý.

B .Có câu có hàm ý ,có câu không có hàm ý.

C .Có câu có nghĩa tường minh ,có câu không có nghĩa tường minh.

D .Không câu nào không có hàm ý.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Thấp
Cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khởi ngữ
Câu 2
Các thành phần biệt lập
Câu 12
Câu 6
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Câu 2
Nghĩa tường minh và hàm ý
Câu 1,4
Câu 1
Tổng kết về ngữ pháp
Câu 5,8
Câu 3,7,9,10.11
Tổng điểm
2
2
2
4
Tỉ lệ
20%
40%
40%
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm ) 
Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất:
1.Nghĩa tường minh là gì ? 
A .Là nghĩa được nhận ra bằng cách suy đoán.
B .Là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 
C .Là nghĩa được tạo nên bằng cách nói ẩn dụ. 
D .Là nghĩa được tạo thành bằng cách nói so sánh.
2 .Trong các câu sau câu nào chứa khởi ngữ ?
A .Tôi cũng giàu rồi C .Lan học giỏi môn tiếng Việt.
B .Giàu, tôi cũng giàu rồi D .Minh là học sinh trường Mầm non Keo Lôm
3.Câu văn “Một ngày, chúng tôi phá bom đến năm lần ” thuộc loại câu nào dưới đây ?
A .Câu ghép đẳng lập C .Câu đơn 
B .Câu ghép chính phụ D .Câu đặc biệt 
4 . Trong lời nói hằng ngày:
A .Tất cả các câu đều có hàm ý.
B .Có câu có hàm ý ,có câu không có hàm ý. 
C .Có câu có nghĩa tường minh ,có câu không có nghĩa tường minh. 
D .Không câu nào không có hàm ý.
5 .Thành phần phụ của câu gồm ?
A .Chủ ngữ ,vị ngữ. C . Trạng ngữ ,khởi ngữ. 
B .Chủ ngữ ,khởi ngữ. D .Vị ngữ ,trạng ngữ. 
6 .Từ in đậm trong đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu ?
 Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như, vật duy nhất vẫn bình tình, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ . 
 (Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi) 
A .Khởi ngữ. C .Thành phần gọi đáp.
B .Thành phần phụ chú. D .Thành phần tình thái. 
7. Có mấy cụm tính từ trong câu sau ? 
“Không, lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôixtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn ”
A .Một cụm B .Hai cụm C .Ba cụm D. Bốn cụm 
8 .Câu đặc biệt là loại câu:
A .Do một cụm chủ vị tạo thành. C .Không cấu tạo theo mô hình chủ vị.
B .Do nhiều cụm chủ vị tạo thành. D .Đơn bình thường. 
9 .Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau đây là quan hệ gì? 
Giá như mà anh ấy còn, anh ấy sẽ làm thêm được bao nhiêu việc nữa ! 
( Đỗ Chu - Mùa cá bột )
A .Quan hệ tương phản. C .Quan hệ điều kiện, giả thiết. 
B .Quan hệ giải thích. D .Quan hệ bổ sung. 
10. Viết lại câu sau đây, biến khởi ngữ in đậm thành bộ phận bên trong của câu. 
 " Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống. "
 (Nam Cao )
11. Hãy chuyển những câu sau đây thành câu có khởi ngữ .
a. Nguyệt làm bài cẩn thận lắm .
.
b. Em hiểu rồi nhưng em chưa giải được .
..
Câu 12( 1 điểm): Nối thông tin ở cột A và một thông tin tương ứng ở cột B sao cho đúng
Cột A
Cột B
Kết quả
1. Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
2. Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.
3. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
4. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
5. Dùng để dẫn nguyên văn lời nói của nhân vật.
a. Thành phần tình thái.
b. Thành phần gọi đáp.
c. Thành phần phụ chú.
d. Thành phần cảm thán.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm ): Tìm hàm ý của các câu in đậm dưới đây. Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào?
a. Tuấn hỏi Nam:
- Cậu thấy đội bóng huyện mình chơi có hay không?
Nam bảo:
- Tớ thấy họ ăn mặc đẹp.
b. Lan hỏi Hụê:
- Huệ báo cho Nam, Tuấn và Chi sáng mai đến trường chưa?
- Tớ báo cho Chi rồi - Huệ đáp.
Câu 2 (4 điểm ):Viết một đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng các phép liên kết câu.
..Hết
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I . PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm ) 
Câu 1 (2,25 điểm): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Đáp án
B
B
C
B
C
D
B
C
C
Câu 10 ( 0,25 điểm ):
- Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
Câu 11: ( 0,5 điểm ):
a. Làm bài, Nguyệt cẩn thận lắm. 
b. Hiểu thì em hiểu rồi, nhưng giải thì em chưa giải được.
Câu 12(1 điểm): Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm.
 1- a 2 – d 3 – b 4 – c
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm ): 
a. Hàm ý câu in đậm có thể hiểu là: 
- " Đội bóng huyện chơi không hay " hoặc " Tôi không muốn bình luận về vấn đề này ". ( 0,5 điểm )
- Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ. ( 0,5 điểm )
b. Hàm ý câu in đậm có thể hiểu là: 
- " Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn ". ( 0,5 điểm )
- Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng. ( 0,5 điểm ) 
Câu 2: ( 4 điểm ): Học sinh viết được một đoạn văn với chủ đề tự chọn, trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức,có sử dụng các phép liên kết câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 02.doc