Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 25, 26: Đánh nhau với cối xay gió

Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 25, 26: Đánh nhau với cối xay gió

 I.Mục tiêu cần đạt:

 Học sinh:

 - Thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-Ki-hô-tê (điên rồ nhưng cao thượng)và Xan-chô-Pan-xa ( tỉnh táo nhưng tầm thường) tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy bổ sung cho nhau tạo nên con người tốt đẹp, từ đó rút ra bài học thực tiễn.

 - Giáo dục tinh thần nghĩa hiệp nhưng phải phù hợp với thực tế, biết dành thời gian hợp lí và lựa chọn sách, truyện phù hợp để đọc.

 - Tiếp tục rèn các kỹ năng đọc kể, tóm tắt truyện, phân tích, so sánh và đánh giá nhân vật trong tác phẩm văn học.

II.Chuẩn bị:

 - Giáo viên:

+ ĐDDH: Đèn chiếu, sưu tầm ảnh chân dung nhà văn Xéc-van-tét và tranh minh hoạ hai nhân vật Đôn-Ki-hô-tê và Xan chô-Pan-xa. ( mạng Intơnet )

- Học sinh:

+ Đọc kỹ đoạn trích, nếu có điều kiện đọc truyện Đôn-Ki-hô-tê.

+ Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 9 - Tiết số 25, 26: Đánh nhau với cối xay gió", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7. Bài 7
Đánh nhau với cối xay gió.
Tình thái từ.
Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
Tiết 25+ 26: Văn bản Ngày giảng:10/9/208
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
(Trích tiểu thuyết Đôn-Ki- hô -tê)
 - M.Xéc van - téc -
 I.Mục tiêu cần đạt:
 Học sinh:
 - Thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-téc trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-Ki-hô-tê (điên rồ nhưng cao thượng)và Xan-chô-Pan-xa ( tỉnh táo nhưng tầm thường) tương phản về mọi mặt; đánh giá đúng đắn các mặt tốt, mặt xấu của hai nhân vật ấy bổ sung cho nhau tạo nên con người tốt đẹp, từ đó rút ra bài học thực tiễn.
 - Giáo dục tinh thần nghĩa hiệp nhưng phải phù hợp với thực tế, biết dành thời gian hợp lí và lựa chọn sách, truyện phù hợp để đọc.
 - Tiếp tục rèn các kỹ năng đọc kể, tóm tắt truyện, phân tích, so sánh và đánh giá nhân vật trong tác phẩm văn học.
II.Chuẩn bị:
 - Giáo viên: 
+ ĐDDH: Đèn chiếu, sưu tầm ảnh chân dung nhà văn Xéc-van-tét và tranh minh hoạ hai nhân vật Đôn-Ki-hô-tê và Xan chô-Pan-xa. ( mạng Intơnet )
- Học sinh: 
+ Đọc kỹ đoạn trích, nếu có điều kiện đọc truyện Đôn-Ki-hô-tê.
+ Soạn bài theo hướng dẫn của giáo viên.
III.Tiến trình hoạt động:
 1. Ổn định: 8a / 29 (vắng.) 
 2. Kiểm tra: 
 a. Câu hỏi: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Cô bé bán diêm.
 b. Đáp án: Nêu được cảm nghĩ chân thực: (10 đ)
 3. Bài mới: Vào bài: Giới thiệu về đất nước Tây Ban Nha và nhà văn vĩ đại Xéc van tét 
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tác giả – tác phẩm.
- Giới thiệu chân dung nhà văn và tác phẩm Đôn-ki-hô-tê ( đèn chiếu)
+ Tóm tắt lại những nét chính.
- Hướng dẫn cách đọc: Giọng hài hước.
- Sau khi đọc văn bản, em hãy cho biết bố cục? Và nêu ý chính của từng phần.
Gồm 3 phần 
 + Phần 1 “Chợt hai  không cân sức”
 + Phần 2 “Nói rồi  toạc nửa vai’
 + Phần 3 “Vừa bàn tán  no rồi”
- Nội dung chính có phải là chuyện đánh nhau không?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
- Thấy cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê nghĩ và nói như thế nào?
- Chiếu tranh minh hoạ.
- Xan-chô-pan-xa đáp lại như thế nào?
“Chẳng phải là những tên khổng lồ đâu mà chỉ là những cối xay gió “
- So sánh sự khác biệt trong suy nghĩ của hai nhân vật? (Thảo luận)
 + Đầu óc Đôn-ki-hô-tê mê muội chẳng còn tỉnh táo, đây chính là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những hành động sai lầm 
- Tìm từ ngữ, hành động mà Đôn-ki-hô-tê thực hiện khi đánh nhau với cối xay gió?
- Hành động của Đôn-ki-hô-tê gợi cho em suy nghĩ gì, có gì tích cực và tiêu cực? 
- Những chi tiết nào ngớ ngẩn buồn cười tiếp theo trong suy nghĩ và hành động của lão?
 - Qua chuyện đánh nhau với cối xay gió, em thấy lão là người như thếnào?
* Tiết 2:
- Khi chủ bị ngã, Xan-chô đã có lời nói và hành động như thế nào?
“Tôi đẵ chẳng bảo ngài là phải coi chừng Đó chỉ là những chiếc cối xay gió ai mà chẳng biết thế ”
- Chiếu tranh minh hoạ.
- Theo em, Xan-chô là người như thế nào? So sánh Xan-chô và Đôn-ki? 
- Bác không theo chủ xông tới giao tranh với cối xay gió, xử sự như vậy có đúng không? các em hãy đánh giá nhân vật này? 
(Thảo luận)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tổng kết
- Nghệ thuật tương phản điêu luyện của nhàvăn được thể hiện như thế nào qua hai nhân vạt nào? (Thảo luận)
- Giáo viên tổng kết giúp học sinh thấy rõ tài nghệ của tác giả xây dựng cặp nhân vật bất hủ tương phan về mọi mặt và đánh giá đúng mặt tốt xấu của hai nhân vật này.
* Hoạt động 5: Hướng dẫn luyện tập.
- Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai nhân vật.
I. Giới thiệu chung:
 ( Sgk)
II. Đọc hiểu văn bản:
 1. Đọc - chú thích:
 2. Bố cục: 3 phần 
3. Phân tích
 a. Giao đấu với cối xay gió:
 * Đôn-ki-hô -tê
 - ta quyết giao chiến giết hết bọn chúng.
 - Quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất.
 - Nếu anh sợ thì hãy lánh ra xa.
 - Đâm mũi giáo vào cánh quạt
 - Cả ngựa và người ngã văng ra.
 =>Anh dũng, trọng danh dự, nhưng thiếu thực tế.
* Xan - chô- pan-xa
=> Can ngăn chủ, thật thà tỉnh táo, thích được lợi cho mình, có đầu óc thực tế.
b. Cách xây dựng nhân vật:
 Đối lập hoàn toàn về ngoại hình, hành động, suy nghĩ, tính cách, nục đích sống
=> Tạo sự hài hước, lôi cuốn.
III. Tổng kết:
 Ghi nhớ: ( Sgk )
IV. Luyện tập:
4. Củng cố: 
 Qua câu chuyện này các em rút ra bài học gì ? 
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Viết đoạn văn ngắn ( 5 -10 dòng ) nêu cảm nghĩ của em về Đôn-ki-hô-tê.
 - Chuẩn bị bài Tình thái từ, tìm hiểu các ví dụ Sgk.
 + Trong mỗi ví dụ cần dựa vào thông tin cốt lõi về sự kiện sau đó tìm những từ nhằm tạo những sắc thái khác nhau trong từng kiểu câu khác nhau.
 + Mỗi tổ chuẩn bị một bút dạ.
************************

Tài liệu đính kèm:

  • docT 25, 26.doc