Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 6

Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm):

Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

1 .Thành phần biệt lập trong câu gồm mấy loại ?

 A : Một loại B : Hai loại C : Ba loại D : Bốn loại

2 .Thành phần chính của câu gồm ?

 A : Trạng ngữ ,khởi ngữ C : Trạng ngữ ,chủ ngữ

 B : Chủ ngữ ,vị ngữ D :Vị ngữ ,khởi ngữ

3. Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào ?

A .Người nói (người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói

B .Người nói (người đọc ) có năng lực giải đoán hàm ý

C .Cả hai phương án A và B đều đúng

4 . Trong các câu sau đây, câu nào có chứa khởi ngữ ?

A. Tôi cũng giàu rồi. C. Nguyệt học giỏi môn vật lí.

B. Giàu, tôi cũng giàu rồi. D. Lan là học sinh trường Mầm non Keo Lôm.

5. Cụm từ in đậm trong câu sau thuộc thành phần nào ?

 Bác Nam ơi, bạn Hoa ở nhà không ạ!

A .Khởi ngữ. B.Tình thái. C .Cảm thán. D .Gọi đáp.

6. Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau đây là quan hệ gì ?

 “ Ông sách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. "

 (Nguyễn Thành Long “Lặng lẽ Sa Pa” )

A .Quan hệ tương phản C .Quan hệ bổ sung

B .Quan hệ điều kiện giả thiết D .Quan hệ mục đích

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Tiếng Việt (tiết 159) môn: Ngữ văn 9 - Đề 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
 Mức độ 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Khởi ngữ 
Câu 10
Câu 4
Câu 2
Các thành phần biệt lập
Câu 1
Câu 5
Câu 9
Câu 1
Nghĩa tường minh và hàm ý
Câu 3
Câu 7
Các phép liên kết 
Câu 8
Tổng kết về ngữ pháp
Câu 2
Câu 6
Tổng
1,75
1,75
2
4,5
Tỷ lệ
17,5%
37,5%
45%
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
 ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT (TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm):
Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.
1 .Thành phần biệt lập trong câu gồm mấy loại ? 
 A : Một loại B : Hai loại C : Ba loại D : Bốn loại 
2 .Thành phần chính của câu gồm ? 
 A : Trạng ngữ ,khởi ngữ C : Trạng ngữ ,chủ ngữ
 B : Chủ ngữ ,vị ngữ D :Vị ngữ ,khởi ngữ 
3. Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào ?
A .Người nói (người viết ) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói 
B .Người nói (người đọc ) có năng lực giải đoán hàm ý 
C .Cả hai phương án A và B đều đúng 
4 . Trong các câu sau đây, câu nào có chứa khởi ngữ ?
A. Tôi cũng giàu rồi. C. Nguyệt học giỏi môn vật lí.
B. Giàu, tôi cũng giàu rồi. D. Lan là học sinh trường Mầm non Keo Lôm.
5. Cụm từ in đậm trong câu sau thuộc thành phần nào ?
 Bác Nam ơi, bạn Hoa ở nhà không ạ!
A .Khởi ngữ. B.Tình thái. C .Cảm thán. D .Gọi đáp. 
6. Quan hệ về nghĩa giữa các vế trong câu ghép sau đây là quan hệ gì ?
 “ Ông sách cái làn trứng, cô ôm bó hoa to. "
 (Nguyễn Thành Long “Lặng lẽ Sa Pa” )
A .Quan hệ tương phản C .Quan hệ bổ sung
B .Quan hệ điều kiện giả thiết D .Quan hệ mục đích 
7. Người ta sử dụng hàm ý khi nào ?
A. Khi muốn chấm dứt cuộc thoại C. Khi không biết nói thế nào cho rõ ý 
B. Khi không muốn người nghe hiểu D. Khi không muốn hoặc không tiện nói thẳng .
 8. Dòng nào đưới đây chỉ chứa những từ ngữ được sử dụng trong phép thế?
A. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại,...
B. Đây, đó, kia, thế, vậy,...
C. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy,...
D. Và, rôì, nhưng, vì, để, nếu,...
 9. Nối các cụm từ in đậm trong các câu sau ở cột A với thành phần biệt lập tương ứng ở cột B sao đúng.
A
B
1. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được lên anh phải cười vậy thôi.
a. Thành phần gọi đáp
2. Ôi, những buổi chiều mưa ướt dầm lá cọ.
b. Thành phần tình thái
3. Thưa ông, ta đi thôi ạ.
c. Thành phần cảm thán
4. Anh Sơn ( vốn dân Nam Bộ gốc) bỗng ca lên một câu vọng cổ
d. Thành phần phụ chú
5. Giàu, tôi cũng giàu rồi.
 10. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống để được khái niệm đúng về khởi ngữ?
 " Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước............( 1 ) để nêu lên ...............( 2 ) được nói đến trong câu. "
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu 1(2 điểm): Xác định các thành phần biệt lập trong các câu sau đây:
a. Một bài thơ hay, không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.
b. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, tôi càng buồn lắm.
c. Bác Nam ơi, bạn Hải có nhà không?
d. Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
Câu 2 (4,5 điểm): Viết một đoạn văn ngắn( khoảng 10 dòng) với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng thành phần khởi ngữ.
.Hết..
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
(TIẾT 159 – THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,5 điểm):
( Mỗi ý đúng được 0,25 điểm ) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
đáp án
D
B
C
B
D
C
D
B
Câu 9 ( 1 điểm ): Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm
1.b 2.c 3.a 4.d
Câu 10 ( 0,5 điểm ): Học sinh điền chính xác mới cho điểm
1. - chủ ngữ 2 - đề tài
II. PHẦN TỰ LUẬN (6,5 điểm)
Câu 1( 2 điểm): Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
a Một bài thơ hay: thành phần khởi ngữ.
b. tôi nghĩ vậy: thành phần phụ chú.
c. Bác Nam ơi: thành phần gọi đáp.
d. Trời ơi:Thành phần cảm thán.
Câu 2( 4,5 điểm): Học sinh viết được đoạn văn đúng theo yêu cầu, đúng cấu trúc cú pháp với nội dung tự chọn, có sử dụng thành phần khởi ngữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 06.doc