Đề kiểm tra tổng hợp cuối năm môn Văn

Đề kiểm tra tổng hợp cuối năm môn Văn

ĐỀ KT TỔNG HỢP CUỐI NĂM

ĐỀ 1 :

Câu 1 (2,0 điểm)

 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:

 Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

 a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ.

 b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích.

 c. Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?

 d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào?

Câu 2 (2,0 điểm)

 Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất.

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tổng hợp cuối năm môn Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KT TỔNG HỢP CUỐI NĂM
ĐỀ 1 :
Câu 1 (2,0 điểm)
 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
 Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động... 
 (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
 a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ.
 b. Xác định những từ láy được dùng trong đoạn trích. 
 c. Hãy cho biết câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
 d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” đã được dùng như từ thuộc từ loại nào?
Câu 2 (2,0 điểm)
 Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất. 
C©u 3.
 Em cảm nhận được người cha nói những gì với con qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
Câu 4 : Viết đoạn văn cảm nhận cái hay, cái đẹp trong hai câu thơ sau :
 “ Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu” ( Sang thu – HT)
Câu 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu của đề:
2,00
a. Câu có chứa thành phần khởi ngữ: “Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.” 
 0,50
b. Từ láy trong đoạn trích: ngơ ngác, lạ lùng.
 0,50
c. Câu thứ nhất và câu thứ hai của đoạn trích được liên kết với nhau bằng phép liên kết: phép lặp từ ngữ.
 0,50
d. Từ “tròn” trong câu “Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.” được dùng như động từ.
 0,50
Lưu ý: 
Đối với câu a: Học sinh có thể trả lời bằng nhiều cách khác nhau miễn sao đáp ứng được yêu cầu của đề.
Câu 2
Nêu những điểm chung đã giúp những cô gái thanh niên xung phong (trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê) gắn bó làm nên một khối thống nhất. 
 2,00
Những nét tính cách chung của 3 cô gái TNXP trong tổ trinh sát mặt đường.
- Hoàn cảnh sống, chiến đấu: bom đạn – nguy hiểm - ác liệt – gian khổ – khó khăn.
- Họ ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn
- Nơi tập trung nhiều bom đạn – nguy hiểm - ác liệt.
+ ở trong một cái hang dưới chân cao điểm
+ Đường bị đánh lở loét màu đất đỏ trắng lẫn lộn.
+Hai bên đường không có lá xanh – những thân cây bị tước khô cháy...
+ Một vài thùng xăng ô tô méo mó han rỉ.
*Công việc:
+ Đo khối đất đá lấp vào hố bom
+ Đếm – phá bom chưa nổ
+ Những công việc mạo hiểm với cái chết – khó khăn – gian khổ.
+ Luôn căng thẳng thần kinh
+ Đòi hỏi sự dũng cảm và hết sức bình tĩnh
- Chúng tôi bị bom vùi luôn
- Khi bò trên cao điểm chỉ thấy hai con mắt lấp lánh cười:
- Hàm răng trắng khuôn mặt nhem nhuốc – ''Những con quỷ mắt đen''
- Chạy trên cao điểm cả ban ngày
- Thần chết không thích đùa: nằm trong ruột quả bom.
+ Đất bốc khói, không khí bàng hoàng máy bay ầm ĩ.
- Thần kinh căng thẳng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy trên những nền đất có nhiều quả bom chưa nổ.
- Thời tiết nóng bức: trên 300
Xong việc thở phào, chạy về hàng
Họ là những cô gái trẻ, dễ xúc cảm, hay mơ mộng
- Dễ vui và cũng dễ trầm tư
- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình ngay cả ở trên chiến trường
- Nho thích thêu thùa
- Chị Thao chăm chép bài hát
- Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi gối mơ mộng rồi hát.
* Họ cũng có những nét tính cách riêng:
- Chị Thao lớn tuổi hơn một chút, làm tổ trưởng từng trải hơn – không dễ dàng hồn nhiên – ước mơ và dự tính về tương lai – có vẻ thiết thực hơn, nhưng cũng không thiếu những khao khát rung động của tuổi trẻ. Chị chiến đấu dũng cảm, bình tĩnh nhưng lại rất sợ khi nhìn thấy máu chảy.
- Quê hương của họ: họ là những cô gái rất trẻ đến từ Hà Nội – là thanh niên xung phong.
+ Tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ 
+ Dũng cảm
+ Tình đồng đội gắn bó.
C©u 3.
 Em cảm nhận được người cha nói những gì với con qua bài thơ “Nói với con” của Y Phương.
 I/ TÌM HIỂU ĐỀ 
 - Đề yêu cầu phân tích bài thơ, nhưng chưa nêu rõ phải phân tích nội dung cụ thể nào, do đó người viết phải tự tìm ra những nội dung đó. Cần đọc kĩ cả bài, rồi từng đoạn để nắm bắt ý tứ.
 - Tìm hiểu xem những ý tứ đó được biểu hiện như thế nào trong từng chi tiết hình ảnh, từ ngữ của bài thơ.
 - Chú cách dùng từ, lối so sánh ví von của người miền núi kết hợp với những so sánh liên tưởng đặc sắc của riêng nhà thơ (Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát ; Rừng cho hoa – Con đường cho những tấm lòng,).
 II/ DÀN BÀI CHI TIẾT
 A- Mở bài :
 - Cha mẹ sinh con đều ước mong con khôn lớn, tiếp nối truyền thống của gia đình, quê hương. Đó là tình yêu con cao đẹp nhất.
 - Y Phương cũng nói lên điều đó nhưng bằng hình thức người tâm tình, dặn dò con, nên đem đến cho bài thơ giọng thiết tha, trìu mến, tin cậy.
 B- Thân bài :
 1. Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người.
 a. Người con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ (Phân tích câu đầu)
 - Gợi cảnh đứa trẻ chập chững tập đi rất chính xác.
 - Tạo được không khí gia đình đầm ấm, niềm vui của cha mẹ khi đón nhận từng biểu hiện lớn lên của đứa trẻ.
 b. Con lớn lên trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương
 - Cuộc sống lao động cần cù, tươi vui (Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát).
 - Rừng núi quê hương thơ mộng và tình nghĩa (Rừng cho hoa ; Con đường cho những tấm lòng).
 2. Mượn lời nói với con để truyền cho con niềm tự hào về quê hương và bày tỏ lòng mong ước của người cha đối với con.
 a. Tự hào về người đồng mình gian khổ mà can đảm:
 - Nhắc đến người đồng mình bằng những câu cảm thấn (Yêu lắm, thương lắm con ơi!...) : tình quê thật thắm thiết, đằm thắm, cách bộc lộ mộc mạc chân thành.
 - Người đồng mình sống vất vả nhưng chí lớn (Cao đo nỗi buồn; Xa đo chí lớn,).
 - Mong con gắn bó với quê nghèo thì phải biết chấp nhận vượt qua gian khổ để xây dựng quê hương:
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
 Sống trên thung không chê thung nhèo đói
 Sống như sông như suối 
 Lên thác xuống ghềnh
 Không lo cực nhọc.
 b. Tự hào về người đồng mình mộc mạc nhưng giàu ý chí, niềm tin (thô sơ da thịt, chẳng bé nhỏ,); giàu truyền thống kiên trì, nhẫn nại làm nên văn hoá độc đáo (đục đá kê cao quê hương làm phong tục,).
 c. Niềm mong muốn càng tha thiết khi con trưởng thành : bốn câu thơ cuối hầu như chỉ nhắc lại hai ý trên, nhưng cách nói mạnh hơn:
Con ơi tuy thô sơ da thịt
 Lên đường
 Không bao giờ nhỏ bé được
 Nghe con
 - Cũng dùng câu đối lập kết hợp câu phủ định để khẳng định, nhưng thay từ mạnh hơn (ở trên thì  thô sơ da thịt – chẳng mấy ai nhỏ bé; còn ở cuối tuy thô sơ da thịt –không bao giờ nhỏ bé ).
 - Kết hợp với tiếng gọi Con ơi, với những câu cầu khiến Lên đường, Nghe con: tạo nên giọng điệu dặn dò, khuyên bảo, thôi thúc,
 C- Kết bài:
 - Cùng với cách nói giàu hình ảnh vừa cụt hể vừa khái quát, vừa mộc mạc, vừa ý vị sâu xa là giọng điệu tâm tình thắm thiết, trìu mến dặn dò, phù hợp với cách diễn tả cảm xúc và tâm hồn chất phác của người miền núi.
 - Bài thơ diễn tả rất sâu sắc tình yêu con và ước mong của cha mẹ là con được nuôi dưỡng trong tình gia đình quê hương đằm thắm thì lớn lên phải tình nghĩa thuỷ chung, luôn tự hào và phát huy được truyền thống của tổ tiên quê nhà. 
Câu 4 :
Hình ảnh “ đám mây mùa hạ” còn sót lại trên bầu trời thu trong xanh, mỏng, nhẹ, kéo dài, mềm như tấm khăn voan.nhẹ nhàng, lững lờ trôi, như vương vấn, lưu luyến không nỡ rời xa.-> cảnh như có hồn.
Hình ảnh đó thể hiện trang thái hè đã qua mà thu chưa hẳn đến.
ĐỀ 2 :
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
Môn Ngữ văn lớp 9
Câu 1: Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. (1 đ) 
Câu 2: Chép thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương. Cho biết mạch cảm xúc của tác giả thể hiện trong bài thơ? (1 đ) 
Câu 3: Xác định và gọi tên các thành phần biệt lập có trong phần trích dẫn sau:
- Chào anh – Đến bậu cửa, bỗng nhà họa sĩ già quay lại chụp lấy tay người thanh niên lắc mạnh. – Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại. Tôi ở với anh ít hôm được chứ? 
 (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) (1 đ) 
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (từ 5 đến 10 câu) bàn về việc học, trong đó có sử dụng câu có khởi ngữ. (gạch dưới câu có khởi ngữ) (1 đ) 
Câu 5: (6 điểm)
Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn thơ sau: 
 “Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
 (Trích “Mùa xuân nho nhỏ”- Thanh Hải). 
---------------HẾT-------------
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Câu 1: (1đ)
	Giải thích nhan đề : Những ngôi sao xa xôi.
- Thoạt đầu, có vẻ như không có gì thật gắn bó với nội dung của truyện. Và chỉ gần đến cuối câu chuyện, hình ảnh những ngôi sao mới xuất hiện trong những cảm xúc hồn nhiên, mơ mộng của Phương Định, ngôi sao trên bầu trời thành phố. 
- Ánh đèn điện như những vì sao lung linh trong xứ sở thần thiên của những câu chuyện cổ tích.
+ Biểu hiện cho cho những tâm hồn hết sức hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn của những cô gái thành phố.
+ Biểu hiện cho những khát vọng, ước mơ trong tâm hồn thiếu nữ về một cuộc sống thanh bình, êm ả giữa những gì gần gũi khốc liệt của chiến tranh, không khí bàng hoàng của bom đạn, tất cả như trở nên xa vời.....-> 3 nữ TNXP chính là những ngôi sao rực sáng trên tuyến đường TS anh dũng, những năm k/c chống Mỹ cứu nước...
Câu 2: (1đ)
	- Học sinh chép đúng hai khổ thơ đầu và cuối trong bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương. (0,5đ)
- Mạch cảm xúc của bài thơ diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác. (trước khi vào lăng viếng bác, khi vào trong lăng, trước khi ra về) (0,5đ)
Câu 3: Yêu cầu: Chỉ đúng các thành phần biệt lập trong phần tích dẫn
* Cho điểm: HS chỉ ra hai trong ba thành phần biệt lập.
 - Thành phần gọi đáp (0.25 đ): Chào anh(0.25 đ)
 - Thành phần tình thái (0.25): Chắc chắn(0.25 đ)
 - Thành phần phụ chú : – Đến bậu cửa... (0.25); 
Câu 4: Viết một đoạn văn nghị luận ngắn có nội dung theo yêu cầu. Các câu trong đoạn phải có sự liên kết chặt chẽ, có sử dụng khởi ngữ, chỉ rõ khởi ngữ trong câu. (1đ)
Câu 5: (6 diểm)
1/ Yêu cầu về kĩ năng:
HS nắm vững kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học, có khả năng trình bày nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ. Trên cơ sở nắm vững mạch cảm xúc của tác phẩm, học sinh phân tích các yếu tố ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu. của đoạn thơ.
Bài làm có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lời văn gợi cảm, thể hiện xúc cảm của người viết, ít mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
2/ Yêu cầu về nội dung:
 HS trình bày suy nghĩ và cảm nhận về đoạn thơ trong mạch cảm xúc của bài thơ: từ cảm xúc của mùa xuân thiên nhiên, của đất nước, nhà thơ bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện thiết tha:
 - Tâm niệm, ước nguyện của tác giả là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù bé nhỏ của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.
 - Tác giả đề cập đến một vấn đề lớn của nhân sinh quan, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng. 
 - Ước nguyện chân thành, giản dị là mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh túy của riêng mình, làm một nốt trầm trong bản hòa ca. Dâng hiến, hòa nhập nhưng không làm mất đi nét riêng của mình, làm một nốt trầm nhưng phải là nốt trầm ‘xao xuyến”.
 - Các từ ngữ, hình ảnh: ta làm con chim hót; ta làm một cành hoa; một nốt trầm xao xuyến; Một mùa xuân nho nhỏ; lặng lẽ; dù là; tuôi hai mươi; tóc bạc . 
 - Nét đặc sắc nghệ thuật: Âm hưởng thơ nhẹ nhàng, tha thiết; hình ảnh tự nhiên, giản dị nhưng đẹp, đặc sắc và giàu ý nghĩ biểu trưng, khái quát; giọng điệu phù hợp với tâm trạng, cảm xúc của tác giả
 - Nêu cảm nhận chung về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
ĐỀ 3 :
Câu 1: Chép thuộc lòng khổ thơ đầu trong bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương ? (0,5 điểm)
Câu 2: Văn bản Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được trần thuật từ nhân vật nào ? Việc chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung truyện ?
? (2 điểm)
Câu 3: Chỉ ra khởi ngữ trong câu sau: “Còn chị thì chị đã già rồi.” (0,5 điểm)
Câu 4: Xác định thành phần biệt lập trong các câu sau:
a. Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi mà thôi.
b. Có người khẽ nói: - Bẩm, dễ có khi đê vỡ. (1 điểm)
Câu 5: Về bài thơ: “MXNN”- Thanh Hải, SGK Văn 9 tập 2 có nhận định:
“Bài thơ đã thể hiện niềm yêu mến thiết tha với cuộc sống, với đất nước và ước nguyện được làm một mùa xuân nho nhỏ dâng cho đời của tác giả”
 Em hãy phân tích bài thơ để làm sáng rõ nhận định đúng đắn đó.
. (6 điểm)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 
Câu 1: Học sinh chép đúng, đầy đủ khổ thơ của bài. (0,5 điểm)
Câu 2: 
 - Truyện được trần thuật từ ngôi thứ nhất và những người kể chuyện cũng là nhân vật chính. Sự lựa chọn ngôi kể như vậy phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật. 
 - Để cho nhân vật là người trong cuộc kể lại thì câu chuyện sẽ thật hơn, cụ thể và sinh động hơn, tạo cho người đọc cảm giác tin vào câu chuyện hơn. Và ở đây, truyện viết về chiến tranh, tất nhiên phải có bom đạn, chiến đấu, hi sinh, nhưng trong truyện này, hiện lên khá rõ là thế giới nội tâm của các cô gái thanh niên xung phong với vẻ đẹp tâm hồn của một thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ. Đó cũng là do cách lựa chọn và kể của tác giả - nhất là vai kể ở đây lại là một cô gái trẻ Hà Nội có cá tính nhiều mộng mơ với những kỉ niệm đẹp của thời thiếu nữ.
. (2 điểm)
Câu 3: Khởi ngữ: còn chị. (0,5 điểm)
Câu 4: a. Ngẫm ra: Tình thái (0,5 điểm)
 b. Bẩm: gọi – đáp; có khi: tình thái (0,5 điểm)
Câu 5:
* Yêu cầu chung: 
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn nghị luận đã học.
- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, có chi tiết và hình ảnh tiêu biểu phù hợp, tả có thứ tự. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
 * Yêu cầu về kiến thức: 
 Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a. Mở bài:
- Khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
- Cảm nhận chung về bài thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. 
b. Thân bài
- Hình ảnh mùa xuân trong bài thơ của Thanh Hải mang nhiều tầng ý nghĩa. (1 điểm)
 Mùa xuân của thiên nhiên rất đẹp, đầy sức sống và tràn ngập niềm vui rạo rực: Qua hình ảnh, âm thanh, màu sắc... 
- Mùa xuân của đất nước: Bức tranh xuân của thiên nhiên, đất nước được tạo nên từ các chi tiết rất tiêu biểu, được vẽ bằng cả màu sắc lẫn âm thanh. (1,5 điểm)
 Hình ảnh “người cầm súng, người ra đồng” biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động dựng xây lại quê hương sau những đau thương mất mát. 
-> Âm hưởng thơ hối hả, khẩn trương với nhiều điệp từ, điệp ngữ láy lại ở đầu câu. 
- Từ rung cảm tha thiết trước mùa xuân đẹp của quê hương, đất nước Thanh Hải bộc lộ một nguyện ước chân thành. (1,5 điểm) 
 Suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân đất nước là khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp. 
 -> Thể hiện một cách chân thành trong những hình ảnh tự nhiên, giản dị và đẹp. 
- Cách cấu tứ lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ và mang một ý nghĩa mới: Niềm mong muốn được sống có ích,cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót, bông hoa toả hương sắc cho đời. 
c. Kết luận:	
- Ý nghĩa đem lại từ bài thơ.
- Cảm xúc đẹp về mùa xuân, gợi suy nghĩ về một lẽ sống cao đẹp của một tâm hồn trong sáng, một sự cống hiến thầm lặng... 
ĐỀ 4 :
 ĐỀ THI HỌC KÌ II - NGỮ VĂN - LỚP 9
Câu 1: (2đ) Nêu những nhận xét của em về thành công của truyện “Những ngôi sao xa xôi”? 
Câu 2: (2đ) Xác định khởi ngữ trong các câu sau. Cho biết khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với thành phần nào trong câu ?
Tôi thì tôi không đi được đâu .
Hình như trong ý mụ, mụ nghĩ : “ Chúng mày ở nhà tao, thì những thứ của chúng mày cũng như của tao”. (Làng – Kim Lân)
Bánh rán đường đây, chia cho em mỗi đứa một cái. (Làng – Kim Lân)
Nhìn cảnh ấy , bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm lấy trái tim tôi. (Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
Câu 3: (1đ) Xác định biện pháp tu từ và phân tích giá trị biểu đạt của chúng trong câu thơ sau :
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)
Câu 4: (5đ) Cảm nhận của em về bài thơ “Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II –MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Câu1: (2đ) – Truyện sử dụng vai kể là nhân vật chính, cách dẫn truyện tự nhiên , ngôn ngữ chọn lọc, sinh động, phù hợp với tâm lí nhân vật.
Truyện đặc biệt thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
Truyện giúp người đọc hiểu rõ về thực tế cuộc sống của ngững cô gái thanh niên xung phong thời kì chống Mĩ. Họ là những cô gái còn rất trẻ, hồn nhiên, trong sáng, mộng mơ, rất lạc quan và yêu cuộc sống nhưng trong chiến đấu họ là những cô gái rất dũng cảm, thông minh và giàu nghị lực. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm tháng kháng chiến chống Mỹ.
Câu 2: (2đ) ) Khởi ngữ trong các câu và có quan hệ trực tiếp với thành phần câu là:
a. Tôi – quan hệ với chủ ngữ
b. Hình như trong ý mụ – quan hệ với vị ngữ
c. Bánh rán đường đây – quan hệ với vị ngữ
d. còn tôi – quan hệ với chủ ngữ
Câu 3: (1đ) - Biện pháp tu từ ẩn dụ, nhân hóa.
Giá trị biểu đạt: Tác giả so sánh Bác như một mặt trời tỏa sáng soi đường cho cả dân tộc Việt Nam thoát ra khỏi đêm đen nô lệ.
Mặt trời của thiên thể cũng nhìn thấy Bác – một con người vĩ đại, Người đã hy sinh cả cuộc đời vì độc lập tự do của dân tộc thì huống hồ gì chúng ta là người dân Việt Nam ai lại không biết đến Bác.
Câu 4: (5đ) 
* Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về nhà thơ và nội dung bài thơ : Bài thơ thể hiện tình cảm thiêng liêng cảm động của nhà thơ đối với Bác.
* Thân bài: 
- Cảm xúc về hình ảnh hàng tre biểu tượng đất nước, con người Việt Nam.
- Những suy tưởng của tác giả qua hình ảnh dòng người, mặt trời, vầng trăng, trời xanh. 
- Cảm xúc chân thành ở khổ thơ cuối.
+ Tình cảm lưu luyến.
+ Ước nguyện chân thành.
- Liên hệ với một số bài thơ khác viết về Bác .
- Tình cảm sâu nặng có ở tất cả các bài thơ. 
- Bài thơ thể hiện tình cảm của người con Nam Bộ nói riêng và cả dân tộc Việt nam nói chung thật tôn kính và thiết tha dành cho Bác – Người cha già muôn kính vàn yêu của non sông đất nước.
* Kết bài: Khẳng định lại giá trị bài thơ, và nêu suy nghĩ của bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so de KT Tong hop cuoi nam Van 9.doc