Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 35: Trau dồi vốn từ

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 35: Trau dồi vốn từ

TRAU DỒI VỐN TỪ

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Thấy được vai trò của việc trau dồi vốn từ trong nói, viết và phát triển các năng lực tư duy, giao tiếp.

- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ trong giao tiếp và viết văn bản.

- Có ý thức cao trong việc trau dồi vốn từ của bản thân.

II. Chuẩn bị :

* GV : - Bảng phụ ( chép các ngữ liệu ở mục I – sgk ).

 - Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.

* HS : Soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ (4) :

a) Câu hỏi :

(1) Thuật ngữ là gì ? Ví dụ .

(2) Nêu các đặc điểm của thuật ngữ ? Ví dụ.

b) Đáp án :

 (1) Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

 (2) Đặc điểm của thuật ngữ :

- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.

- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 530Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 35: Trau dồi vốn từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGAY SOAN :
30
09
2009
TUAN :
7
NGAY DAY :
02
10
2009
TIET :
35
TRAU DỒI VỐN TỪ
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Thấy được vai trò của việc trau dồi vốn từ trong nói, viết và phát triển các năng lực tư duy, giao tiếp.
- Rèn luyện kĩ năng mở rộng vốn từ và chính xác hoá vốn từ trong giao tiếp và viết văn bản.
- Có ý thức cao trong việc trau dồi vốn từ của bản thân.
II. Chuẩn bị :
* GV : - Bảng phụ ( chép các ngữ liệu ở mục I – sgk ).
 - Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (4’) :
a) Câu hỏi :
Thuật ngữ là gì ? Ví dụ .
Nêu các đặc điểm của thuật ngữ ? Ví dụ.
b) Đáp án :
 (1) Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
 (2) Đặc điểm của thuật ngữ :
- Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.
- Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
Bài mới : ( Nêu mục đích của việc trau dồi vốn từ )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu vai trò của việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
* Treo bảng phụ (ngữ liệu I.1) -> Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi -> GV nhận xét, góp ý
-H: Tiếng Việt có khả năng đáp ứng các nhu cầu giao tiếp của chúng ta không ? Tại sao ?
-H: Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi chúng ta phải làm gì ? Tại sao ?
* Treo bảng phụ ( ngữ liệu I.2 ) -> Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi : 
- Xác định lỗi diễn đạt trong các câu sau :
+ Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp.
+ Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm.
+ Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội.
- Giải thích vì sao có những lỗi này, vì “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta” . Như vậy để “biết dùng tiếng ta” cần phải làm gì ?
-H: Qua việc tìm hiểu 2 ví dụ trên, em thấy, muốn sử dụng tốt tiếng Viêt, ta phải làm gì ?
Hđ 1 : Tìm hiểu vai trò của việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
* Quan sát -> Đọc 
* Phân tích -> Trả lời :
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng như cầu diễn đạt của người Việt. Vì tiếng Việt rất giàu đẹp và luôn luôn phát triển.
- Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là phải trau dồi vốn từ, biết vận dụng một cách nhuần nhuyễn tiếng Việt trong nói và viết . Vì đó là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có hiệu quả nhất, nó thể hiện lòng tự hào dân tộc và ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc thông qua lời ăn tiếng nói của mỗi người.
* Quan sát -> Đọc .
* Xác định lỗi :
- Câu Việt Nam chúng ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp thừa từ đẹp, đã dùng thắng cảnh thì không dùng đẹp nữa, vì thắng cảnh có nghĩa là cảnh đẹp.
- Câu Các nhà khoa học dự đoán những chiếc bình này đã có cách đây khoảng 2500 năm dùng sai từ dự đoán, vì dự đoán có nghĩa là “đoán trước tình hình, sự việc nào đó có thể xảy ra trong tương lai”. Vì thế ở đây có thể dùng những từ như phỏng đoán, ước đoán, ước tính, ... 
- Câu Trong những năm gần đây, nhà trường đã đẩy mạnh qui mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội dùng sai từ đẩy mạnh, vì đẩy mạnh có nghĩa là “thúc đẩy cho phát triển nhanh lên”. Nói về qui mô thì có thể là mở rộng hay thu hẹp, chứ không thể nhanh hay chậm được.
=> Sở dĩ có những lỗi này vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng. Rõ ràng là không phải do “tiếng ta nghèo”, mà do người viết đã “không biết dùng tiếng ta”. Như vậy muốn “biết dùng tiếng ta” thì trước hết phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
* Khái quát -> Nêu.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
 Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc làm rất quan trọng để trau dồi vốn từ.
Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu việc rèn luyện để làm tăng vốn từ.
* Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi ở mục II -> GV góp ý.
-H: Qua ví dụ trên, em hiểu, mục đích của việc rèn luyện vốn từ là gì ?
Hđ 2 : Tìm hiểu việc rèn luyện để làm tăng vốn từ.
* Đọc -> Phân tích -> Trả lời : Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
* Khái quát.
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
 Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.
Hđ 3 : Củng cố.
* Gọi HS nhắc lại các đơn vị kiến thức của bài học -> GV góp ý.
Hđ 3 : Củng cố
* Nhắc lại các đơn vị kiến thức của bài :
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
Hđ 4 : Hd luyện tập
* Gọi HS đọc bt 1 -> Trả lời câu hỏi -> GV kết luận.
* Nêu bt 2 và hướng dẫn cách thực hiện -> Gọi HS nêu đáp án -> GV góp ý.
* GV chép bt 3 lên bảng -> Gọi HS chữa lại cho đúng -> GV kết luận.
* Gọi HS đọc bt 4 -> GV hướng dẫn cách làm -> Gọi HS trả lời -> GV nhận xét.
* Gọi HS đọc bt 5 -> HS nêu cách để làm tăng vốn từ của bản thân -> GV góp ý.
* Gọi HS đọc bt 6 -> Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống -> GV kết luận.
* GV nêu yêu cầu của bt 7 -> Gọi HS phân biệt nghĩa -> GV kết luận.
* GV nêu yêu cầu của bài tập 8 , 9 và cho HS thảo luận nhóm để tìm đáp án ( cho các nhóm thi với nhau ) -> GV kết luận.
Hđ 4 : Luyện tập
* Đọc bài tập 1 -> Xác định yêu cầu -> Lựa chọn cách giải thích đúng -> Nêu kết quả.
* Xác định yêu cầu -> Phân loại -> Xác định nghĩa -> Trả lời.
* Phát hiện lỗi -> Nêu cách chữa.
* Nắm nghĩa chung của cả phần trích -> Bày tỏ ý kiến cá nhân ( bình luận ).
* Đọc bài tập -> Nêu cách để làm tăng vốn từ.
* Đọc bài tập -> Lựa chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
* Phân biệt nghĩa -> Nêu.
* Thảo luận nhóm để tìm từ ghép , từ láy -> Trình bày.
* Xác định yêu cầu bài tập -> Tìm từ ghép có yếu tố Hán Việt .
III. Luyện tập.
 1. Chọn cách giải thích đúng :
- Hậu quả : kết quả xấu.
- Đoạt : chiếm được phần thắng.
- Tinh tú : sao trền trời ( nói khái quát ).
2. Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt.
 a) Tuyệt :
- dứt, không còn gì : tuyệt chủng ( bị mất hẳn nòi giống ), tuyệt giao ( cắt đức giao thiệp ), tuyệt tự ( không có người nối dõi), tuyệt thực (nhịn đói, không chịu ăn để phản đối – một hình thức đấu tranh )
- cực kì, nhất : tuyệt đỉnh ( điểm cao nhất, mức cao nhất ), tuyệt mật ( cần được giữ bí mật tuyệt đối ), tuyệt tác ( tp văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức coi như không còn có thể cái hơn ), tuyệt trần ( nhất trên đời, không có gì sánh bằng ).
 b) Đồng 
- cùng nhau, giống nhau : đồng âm ( có âm giống nhau ), đồng bào ( những người cùng một giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc – với hàm ý quan hệ thân thiết như ruột thịt ), đồng bộ ( phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng ), đồng chí (người cùng chí hướng chính trị ), đồng dạng ( có cùng một dạng như nhau), đồng khởi ( cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp ).
- trẻ em : đồng ấu ( trẻ em khoảng 6-7 tuổi ), đồng dao ( lời hát dân gian của trẻ em ), đồng thoại (truyện viết cho trẻ em)
- (chất) đồng : trống đồng ( nhạc khí gõ thời cổ, hình cái trống, đúc bằng đồng, trên mặt có chạm những hoạ tiết trang trí)
3. Sữa lỗi dùng từ trong những câu sau :
a) “Về khuya, đường phố rất im lặng” : dùng sai từ “im lặng”. Từ này dùng để nói về con người, về cảnh tượng của con người. Có thể thay im lặng bàng yên tĩnh, vắng lặng, ... 
b) “Trong thời kì đổi mới, Việt Nam đã thành lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới” : Dùng sai từ thành lập. Từ này có nghĩa là “lập nên, xây dựng nên một tổ chức như nhà nước, đảng, hội, công ti, câu lạc bộ, .... Quan hệ ngoại giao không phải là một tổ chức. Thay bằng thiết lập.
4. Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên : Tiếng Việt của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiển trước hết qua ngôn ngữ của những người nông dân. Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.
5. Để làm tăng vốn từ, cần :
- Chú ý quan sát, lắng nghe lời nói hằng ngày của những người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình.
- Đọc sách báo, nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
- Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được. Gặp những từ ngữ khó không tự giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi người khác, nhất là thầy cô giáo.
- Tập sử dụng từ mới trong những hoàn cảnh gia tiếp thích hợp.
6. Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống trong câu :
a) điểm yếu.
b) mục đích cuối cùng.
c) đề đạt.
d) láu táu.
e) hoảng loạn
7. Phân biệt nghĩa của từ ngữ :
 a) Nhuận bút là “trả tiền cho người viết một tác phẩm” ; còn thù lao là “trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra” ( động từ ) hoặc “khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra” ( danh từ ). Như vậy, nghĩa thù lao rộng hơn nghĩa của nhuận bút rất nhiều.
 b) Tay trắng là “không có chút vốn liếng, vủa cải gì”, còn trắng tay là “bị mất hết tất cả tiền bạc, của cải, hoàn toàn không còn gì”.
 c) Kiểm điểm là “xem xét đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có được nhận định chung”, còn kiểm kê là “ kiểm lại từng cái, từng món để xác định số lượng và chất lượng của chúng”.
 d) Lượt khảo là “nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính, không đi vào chi tiết”, còn lượt thuật là “kể, trình bày tóm tắt”.
8. Tìm năm từ ghép, năm từ láy :
a) Từ ghép : bàn luận, ca ngợi, đấu tranh, cẩu khẩn, bảo đảm, ...
b) Từ láy : bề bộn, dào dạt, dồn dập, đoạ đày, đau đớn, trăng trối, ...
9. Tìm hai từ ghép có yếu tố Hán Việt cho trước :
- bất ( không, chẳng ) : bất biến, bất bình đẳng, bất chính, bất công, bất diệt....
- bí ( kín ) : bí mật, bí danh, bí hiểm, ...
Hđ 4 : Dặn dò : - Nắm nội dung kiến thức bài học.
 - Chú ý trau dồi vốn từ.
 - Soạn bài “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

Tài liệu đính kèm:

  • doc7 - TRAU DOI VON TU.doc