I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Bài thơ " Nói với con " được làm theo thể thơ gì?
A. Năm chữ B. Tám chữ C. Lục bát D. Tự do
2. Giọng điệu bài thơ"Nói với con" là gì?
A. Sôi nổi, mạnh mẽ C. Tâm tình, tha thiết
B. Ca ngợi, hùng hồn D. Trầm tĩnh, răn dạy
3. Trong bài thơ " Nói với con" từ, " nhỏ bé " trong câu thơ:
" Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con "
được dùng theo nghĩa nào?
A. Nghĩa thực B. Nghĩa cụ thể C. Nghĩa so sánh D. Nghĩa ẩn dụ
4. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong bài thơ " Sang thu "?
A. Nhân hoá và ẩn dụ. C. Nhân hoá và so sánh.
B. Nhân hoá và hoán dụ. D. Nhân hoá và chơi chữ.
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ ( TIẾT 130 - THEO PPCT) Môn: Ngữ văn 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 45 phút Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL TN TL Viếng lăng Bác Câu 9: ý 2 Câu 6 Câu1:a Sang thu Câu 7 Câu 4 Câu 8 Nói với con Câu 1 Câu 9: ý 1 Câu 3 Câu 2 Câu 2 Con cò Câu 9: ý 3 Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Câu 1: b Mây và sóng Câu 9: ý 4 Câu 5 Tổng điểm 1,5 1 1,5 2 4 Tỷ lệ 25% 35% 40% PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ ( TIẾT 130 - THEO PPCT) Môn: Ngữ văn 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất. 1. Bài thơ " Nói với con " được làm theo thể thơ gì? A. Năm chữ B. Tám chữ C. Lục bát D. Tự do 2. Giọng điệu bài thơ"Nói với con" là gì? A. Sôi nổi, mạnh mẽ C. Tâm tình, tha thiết B. Ca ngợi, hùng hồn D. Trầm tĩnh, răn dạy 3. Trong bài thơ " Nói với con" từ, " nhỏ bé " trong câu thơ: " Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con " được dùng theo nghĩa nào? A. Nghĩa thực B. Nghĩa cụ thể C. Nghĩa so sánh D. Nghĩa ẩn dụ 4. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong bài thơ " Sang thu "? A. Nhân hoá và ẩn dụ. C. Nhân hoá và so sánh. B. Nhân hoá và hoán dụ. D. Nhân hoá và chơi chữ. 5. Nội dung chính của bài thơ "Mây và sóng" là gì? A.Tình cảm của người mẹ đối với con. B.Tình cảm của người cha đối với con. C.Tình cảm của người con đối với cha mẹ. D.Tình cảm của người con đối với mẹ và thiên nhiên. 6. Tình cảm chủ đạo trong bài thơ "Viếng lăng Bác" là gì? A.Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa. B.Tình yêu và lòng biết ơn vô hạn của tác giả và mọi người khi vào lăng viếng Bác. C.Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ Nam ra Bắc thăm Bác. D.Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác. 7. Dòng nào dưới đây nêu đúng tên bài thơ được viết cùng thể thơ với bài thơ " Sang thu "? A. Ánh trăng, Đồng chí. C. Con cò, Bếp lửa. B. Đoàn thuyền đánh cá, Viếng lăng Bác. D. Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ. 8. Cảm nhận thế nào về các hình ảnh:" gió se "," sương chùng chình qua ngõ" trong bài thơ "Sang thu"? A. Gió mát và nhẹ thổi. C. Gió nhè nhẹ, không gian hiu hắt. B. Gió nhẹ, bắt đầu se lạnh. D. Gió buồn khắp mọi nẻo. 9 (1 điểm ): Nối tên các văn bản, tác phẩm ở cột A với tên tác giả ở cột B sao cho phù hợp. Cột A Cột nối Cột B 1. Nói với con 1. a. Viễn Phương 2. Viếng lăng Bác 2. b. Tagor 3. Con cò 3. c. Thanh Hải 4. Mây và sóng 4. d. Y Phương e. Chế Lan Viên II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm ) Câu 1 (3 điểm): a.( 2 điểm ). Hãy nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ " Mặt trời trong lăng " trong câu thơ: " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ " b. ( 1 điểm ): Chép lại hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ " mặt trời " trong một bài thơ mà em đã học trong học kì I và ghi rõ tên tác giả bài thơ. Câu 2 (4 điểm): Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ ''Nói với con'' của Y Phương. ( viết không quá một trang ) ...................Hết.................... PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐÁP ÁN KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ ( TIẾT 130 - THEO PPCT) Môn: Ngữ văn 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm) Từ câu 1 đến câu 8 mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D C D A D B D B 9. ( 1 điểm ): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm. 1 - d 2 - a 3 - e 4 - b II. PHẦN TỰ LUẬN ( 7 điểm) Câu 1 (3 điểm): Học sinh cần nêu được các ý sau: a. ( 2 điểm ): - Hai câu thơ sóng đôi với hình ảnh thực và ẩn dụ " mặt trời ". Điều đó khiến hình ảnh ẩn dụ " mặt trời trong lăng" nổi bật ý nghĩa sâu sắc. ( 1 điểm ) - Dùng hình ảnh ẩn dụ " mặt trời trong lăng" để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước. Đồng thời hình ảnh ẩn dụ " mặt trời trong lăng " cũng thể hiện sự tôn kính lòng biết ơn của nhân dân đối với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước. ( 1 điểm ) b.( 1 điểm ): Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ " mặt trời ": Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng ( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm ) Câu 2 (4 điểm): * Mở bài (0,5 đ) Nêu cảm nhận chung về bài thơ * Thân bài: (3đ) - Cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (1đ) - Phân tích đánh giá hoặc đi sâu khai thác một hình ảnh nghệ thuật đẹp (2đ) - Thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ riêng (1đ) * Kết bài: (0,5đ) Đánh giá về vẻ đẹp của bài thơ
Tài liệu đính kèm: