I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm):
Câu 1 (2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1. Dòng nào sau đây nêu đúng tên những bài thơ được viết theo cùng thể thơ với bài “Sang thu”.
A. Ánh trăng, Đồng chí. B. Con cò, Bếp lửa.
C. Đoàn thuyền đánh cá, Viếng lăng Bác. D. Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ.
2. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong bài thơ “Sang thu” là:
A. Nhân hoá và ẩn dụ. B. Nhân hoá và so sánh.
C. Nhân hoá và hoán dụ. D. Nhân hoá và chơi chữ.
3. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” nên hiểu là:
A. Mùa xuân của một miền góp vào mùa xuân chung của đất nước.
B. Những cái nhỏ bé trong mùa xuân thiên nhiên và trong cuộc đời con người.
C. Những cái tinh tuý, tốt đẹp, dù nhỏ bé của mỗi người góp cho mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước.
D. Tuổi thanh xuân của con người trong cuộc đời.
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ ( TIẾT 130 - THEO PPCT) Môn: Ngữ văn 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 45 phút Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TN TL TN TL Thấp Cao TN TL TN TL TN TL TN TL Mùa xuân nho nhỏ Câu 2 ý 1 Câu 1 ý 3 Viếng lăng Bác Câu 2 ý 2 Câu 1 ý 6 Sang thu Câu 1 ý 1 Câu 2 ý 3 Câu 1 a Câu 1 ý 2 Câu 1 b Nói với con Câu 2 ý 4 Câu 1 ý 5 Câu 1 ý 4 Câu 2 Mây và sóng Câu 1 ý 7 Con cò Câu 1 ý 8 Tổng 1,25đ 1đ 1,75đ 2đ 4đ Tỷ lệ 22,5% 37,5% 40% PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ ( TIẾT 130 - THEO PPCT) Môn: Ngữ văn 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Câu 1 (2 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đầu đứng trước câu trả lời đúng nhất: 1. Dòng nào sau đây nêu đúng tên những bài thơ được viết theo cùng thể thơ với bài “Sang thu”. A. Ánh trăng, Đồng chí. B. Con cò, Bếp lửa. C. Đoàn thuyền đánh cá, Viếng lăng Bác. D. Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ. 2. Biện pháp nghệ thuật chủ yếu nào được tác giả sử dụng trong bài thơ “Sang thu” là: A. Nhân hoá và ẩn dụ. B. Nhân hoá và so sánh.. C. Nhân hoá và hoán dụ. D. Nhân hoá và chơi chữ. 3. Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” nên hiểu là: A. Mùa xuân của một miền góp vào mùa xuân chung của đất nước. B. Những cái nhỏ bé trong mùa xuân thiên nhiên và trong cuộc đời con người. C. Những cái tinh tuý, tốt đẹp, dù nhỏ bé của mỗi người góp cho mùa xuân lớn của cuộc đời, của đất nước. D. Tuổi thanh xuân của con người trong cuộc đời. 4. Đức tính nào của “Người đồng mình” không được Y Phương nhắc đến trong bài thơ “Nói với con”? A. Cần cù, nhẫn nại, bền bỉ. B. Tâm hồn nhỏ bé nhưng lãng mạn gợi cảm. C. Mạnh mẽ, khoáng đạt , nghĩa tình. D. Mộc mạc nhưng giàu chí khí niềm tin. 5. Dòng nào sau đây diễn tả đúng ý nghĩa của từ “nhỏ bé” mà tác giả sử dụng trong những câu cuối bài “Nói với con”: A. Chỉ vóc dáng người nhỏ bé. B. Chỉ lời nói trầm, nhỏ nhẹ. C. Chỉ suy nghĩ nhỏ nhoi, hẹp hòi. D. Chỉ phạm vi quê hương miền núi nhỏ, hẹp. 6. Tình cảm chủ đạo trong bài thơ “Viếng lăng Bác” là gì? A. Nỗi đau đớn, tiếc thương của nhà thơ khi Bác không còn nữa. B. Tình yêu và lòng biết ơn vô hạn của tác giả và mọi người khi vào lăng viếng Bác. C. Những xúc động của tác giả trong cuộc hành trình từ Nam ra Bắc thăm Bác. D. Những suy nghĩ về đất nước, quê hương của tác giả khi vào lăng viếng Bác. 7. Nội dung chính của bài thơ “Mây và sóng” là gì? A. Tình cảm của người mẹ đối với con. B. Tình cảm của người cha đối với con. C. Tình cảm của người con đối với cha mẹ. D. Tình cảm của người con đối với mẹ và thiên nhiên. 8. Hình tượng trung tâm bao trùm cả bài thơ “Con cò” là hình tượng nào? A. Người mẹ. B. Đứa con. C. Con cò. D. Con vạc. Câu 2 (1 điểm ): Sắp xếp tên các bài thơ ở cột A với tên tác giả tương ứng ở cột B sao cho hợp lý: Cột A Cột B Kết quả nối 1. Mùa xuân nho nhỏ. a, Viễn Phương. 1 - 2. Viếng lăng Bác. b. Hữu Thỉnh. 2 - 3. Sang thu. c, Y Phương 3 - 4. Nói với con. d, Thanh Hải. 4 - e, Huy Cận II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 1 (3 điểm): a) (1điểm): Sự biến đổi của đất trời sang thu trong bài thơ “Sang thu” được Hữu Thỉnh cảm nhận thông qua những hình ảnh, hiện tượng gì? b) (2 điểm): Em hiểu như thế nào về hai dòng thơ cuối bài “Sang thu”? “Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi”. Câu 2 (4 điểm): Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ “Nói với con”, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình khi nghe lời cha nói với con. ......................Hết......................... PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐÁP ÁN KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ ( TIẾT 130 - THEO PPCT) Môn: Ngữ văn 9 Năm học: 2008 - 2009 Thời gian: 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Câu 1 (2 điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm. Ý 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án D A C B C B D C Câu 2( 1 điểm ): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 1 - d 2 - a 3 - b 4 - c II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm): Câu 1 (3 điểm): a) (1 điểm): Sự biến đổi của trời đất sang thu trong bài thơ “Sang thu” được Hữu Thỉnh cảm nhận thông qua những hình ảnh, hiện tượng: - Hương vị của ổi chín (0,2đ). - Sự chuyển động chùng chình và sự “se” lạnh của gió thu (0,2đ). - Sự vận động “dềnh dàng” của dòng sông (0,2đ). - Sự vận động “vội vã” của loài chim (0,2đ). - Sự diễn biến của mây, mưa, nắng, tiếng sấm (0,2đ). b) (2 điểm): - Nghĩa tả thực, tả thực hiện tượng sấm mùa thu đã qua đi và không còn dữ dội như khi đang mùa hạ, hàng cây đã lớn hơn và vững vàng hơn (0,75 điểm). - Hình ảnh có tính ẩn dụ: Sang thu tương ứng với lứa tuổi đã quá nửa đời người, nên con người cũng như hàng cây đứng tuổi, đã từng trải hơn và có những suy ngẫm về cuộc đời . Sấm tượng trưng cho những vang động bất thường ngoài cuộc đời, đã bớt gây ảnh hưởng và không còn xa lạ, gây chấn động với những người lớn tuổi. (1,25 điểm). Câu 2 (4 điểm): Yêu cầu học sinh viết được một đoạn văn ngắn, đúng cấu trúc cú pháp, bộc lộ được những cảm xúc, suy nghĩ của mình về những lời nói của người cha.
Tài liệu đính kèm: