Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 4

Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1(2 điểm): Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

1. Em bé trong bài thơ "Mây và sóng", không đi theo những người xa lạ ở trên mây, trong sóng là vì sao?

 A Thương mẹ, không muốn làm mẹ buồn. C Em bé không thích đi chơi

 B Sợ xa nhà vì còn quá nhỏ. D. Em bé không biết bơi, bay.

2. Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất nội dung bài thơ" Mây và Sóng"?

A. Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước.

B. Tấm lòng yêu thương trẻ thơ của tác giả.

C. Ca ngợi tình yêu cuộc sống.

D. Ca ngợi mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ
 ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
	 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông biểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Mùa xuân nho nhỏ
Câu 2-ý 3; Câu 3- ý 2;Câu 1- ý 3
Viếng lăng Bác
Câu 2- ý 4
Câu 3- ý 4
Câu 1- ý 5
Câu 2
Nói với con
Câu2- ý2; 
Câu3-ý 3;
Câu 1- ý 1
Câu 1- ý 7,8
Sang thu
Câu 3- ý 1
Câu 1- ý 6
Câu 1
Mây và sóng 
Câu 1- ý 1,2
Con cò
Câu 2- ý 1
Câu1- ý 4
Tổng số điểm
2,5
1,5
2
4
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
 ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ
 ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 
Câu 1(2 điểm): Trả lời bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
1. Em bé trong bài thơ "Mây và sóng", không đi theo những người xa lạ ở trên mây, trong sóng là vì sao?
 	A Thương mẹ, không muốn làm mẹ buồn. 	C Em bé không thích đi chơi
 	B Sợ xa nhà vì còn quá nhỏ. 	D. Em bé không biết bơi, bay.
2. Dòng nào dưới đây thể hiện đúng nhất nội dung bài thơ" Mây và Sóng"?
A. Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước.
B. Tấm lòng yêu thương trẻ thơ của tác giả.
C. Ca ngợi tình yêu cuộc sống.
D. Ca ngợi mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
3. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ "được sáng tác trong giai đoạn nào?
A. 1945 - 1954
C. 1975 đến nay
B. 1954 - 1975
D. 1930 - 1945
4. Hình ảnh con cò trong bài thơ "Con cò" có ý nghĩa biểu tượng gì?
A. Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia.
B. Biểu tượng cho cuộc sống vất vả ngày nay
C. Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam
D. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời ru.
5. Câu thơ "Vẫn biết trời xanh là mãi mãi" trong bài thơ "Viếng lăng Bác" muốn khẳng định điều gì? 
A. Trời xanh là vĩnh cửu. C. Bác Hồ mãi mãi như trời xanh.
B. So sánh Bác với trời xanh bao la. D. Tình thương nhớ Bác như trời xanh.
6. Cảm nhận thế nào về các hình ảnh: " gió se, sương chùng chình qua ngõ" trong bài thơ " Sang thu" ?. 
A.Gió nhẹ, bắt đầu se lạnh. C. Gió nhè nhẹ, không gian hiu hắt.
B. Gió mát và nhẹ thổi. D. Gió buồn khắp mọi nẻo.
7. Qua bài thơ "Nói với con" tác giả đã thể hiện điều gì?
A. Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái.
B. Ca ngợi tình yêu đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.
C. Ca ngợi lòng biết ơn của con cái với cha mẹ.
D. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương.
8. Hình ảnh"Đan lờ cài nan hoa" trong bài thơ "Nói với con" có thể hiểu như thế nào?
A. Cài thêm bông hoa vào cái lờ bắt cá. C. Khéo tay, yêu cái đẹp.
B. Đan cái lờ bắt cá theo hình bông hoa. D. Cài nan một cách khéo léo.
 Câu 2(1 điểm): Nối tên bài thơ ghi ở cột A tương ứng với tên tác giả ghi ở cột B sao cho hợp lí.
Cột A
Cột B
1. Con cò
a.Viễn Phương
2. Nói với con
b. Thanh Hải
3. Mùa xuân nho nhỏ
c. Ta-go
4. Viếng lăng Bác
d. Chế Lan Viên
e. Y Phương
Câu 3(1 điểm): Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống đứng trước mỗi câu dưới đây sao cho hợp lí.
1. Bài thơ sang thu gợi về thời điểm giao mùa từ mùa hạ sang mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
2. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" ra đời vào thời kì kháng chiến chống Pháp.
3. Giọng điệu bài thơ " Nói với con" là sôi nổi, mạnh mẽ hùng hồn.
4. Bài thơ "Viếng lăng Bác" được in trong tập thơ "Như mây mùa xuân" của tác giả Viễn Phương.
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1(2 điểm): Trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ cuối bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh:
Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi.
Câu 2 (4 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng phát biểu cảm nghĩ của em về khổ thơ cuối trong bài thơ " Viếng lăng Bác".
....................Hết..................
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ
 ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0.25đ
Câu 1 (2 điểm):
Ý 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
D
C
D
C
A
B
C
Câu 2 (1điểm):
1-d	2-e	3-b	4-a
Câu 3 (1 điểm):
1-Đ 	 2- S 	3- S 	4- Đ	
II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Học sinh cần trình bày được cách hiểu hai câu thơ cả với nghĩa cụ thể và nghĩa ẩn dụ:
- Tầng nghĩa thứ nhất ( nghĩa cụ thể) diễn tả ý: sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt. Hàng cây không còn giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự nhiên.(1 điểm)
- Tầng nghĩa thứ hai (nghĩa ẩn dụ): Suy nghĩ của nhà thơ về dân tộc, về con người. Khi đã từng trải con người vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời.(1 điểm)
Câu 2( 4 điểm):
- Yêu cầu: Biết cách xây dựng đoạn văn khoảng 10 dòng.
- Nêu được cảm nhận của mình về khổ thơ, biết cách khai thác cái hay, cái đẹp về nội dung, nghệ thuật, những tình cảm chân thành ( thương trào nước mắt) của nhà thơ với Bác; những ước muốn, khát vọngđược gần gũi chăm sóc Bác ( làm con chim ca hát, đoá hoa toả hương, cây tre toả bóng ) nơi Bác an nghỉ. 
- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ riêng về đoạn thơ và tình cảm của tác giả trong bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 04.doc