Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 6

Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách viết ra bài làm chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất.

 1. Ý nào sau đây nói đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ "Con cò"?

 A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá.

 B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao.

 C. Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt.

 D. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lý.

 2. Bài thơ nào thể hiện những quan sát tinh tế về thiên nhiên lúc giao mùa?

 A. Mùa xuân nho nhỏ C. Viếng lăng Bác

 B. Sang thu D. Nói với con

3. Nội dung chính của bài thơ "Mây và Sóng" là gì?

 A. Tình cảm của người mẹ đối với con

 B. Tình cảm của người cha đối với con

 C. Tình cảm của người con đối với cha mẹ

 D. Tình cảm của người con đối với mẹ và thiên nhiên

 4. Hình ảnh " Mây" và "Sóng" trong bài thơ "Mây và sóng"biểu tượng cho điều gì?

 A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống.

 B. Vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên.

 C. Tặng vật của trời đất.

 D. Những gì không có thực trong đời.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 581Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra văn phần thơ (tiết 130) môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
 Mức độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
 Thấp
Cao 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1.Thơ
Việt Nam
 Câu1
 Ý 1
Câu 2
 Câu2
 Câu 1
 Ý 2,5,6,7,8
Câu1
Câu 3
2. Thơ nước ngoài
 Câu 1
Ý 3,4
1,25
điểm
 1 điểm
1,75
điểm
 2 điểm
4 điểm
Tỉ lệ
22,5%
37,5%
40%
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
 ĐỀ KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách viết ra bài làm chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
 1. Ý nào sau đây nói đúng nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ "Con cò"?
	A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá.
	B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao.
	C. Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt. 
	D. Sử dụng nhiều hình ảnh có ý nghĩa triết lý. 
 2. Bài thơ nào thể hiện những quan sát tinh tế về thiên nhiên lúc giao mùa?
	A. Mùa xuân nho nhỏ C. Viếng lăng Bác
 B. Sang thu D. Nói với con
3. Nội dung chính của bài thơ "Mây và Sóng" là gì?
	A. Tình cảm của người mẹ đối với con
	B. Tình cảm của người cha đối với con
	C. Tình cảm của người con đối với cha mẹ
	D. Tình cảm của người con đối với mẹ và thiên nhiên 
 4. Hình ảnh " Mây" và "Sóng" trong bài thơ "Mây và sóng"biểu tượng cho điều gì?
	A. Những thú vui lôi cuốn, hấp dẫn của cuộc sống. 
	B. Vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên.
	C. Tặng vật của trời đất.
	D. Những gì không có thực trong đời.
5. Qua bài thơ "Nói với con", tác giả đã thể hiện được điều gì?
A. Ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái.
B. Ca ngợi sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương.
C. Ca ngợi lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.
D. Ca ngợi tình yêu đất nước, giữ gìn bản sắc dân tộc.
6. Câu thơ "Vách nhà ken câu hát" trong bài thơ "Nói với con"được hiểu là: 
A. Lấy câu hát đệm vào các chỗ hở trên vách.
B. Con người yêu ca hát và sống rất lạc quan.
C. Vách nhà dán đầy các bài hát, bản nhạc
D. Nhà lúc nào cùng tràn đầy tiếng hát.
7. Đề tài của bài thơ "Con cò" là gì?
A. Tình yêu quê hương đất nước C. Tình mẫu tử
B. Tình yêu cuộc sống. D. Lòng nhân ái
8. Cảm nhận thế nào về các hình ảnh: "gió se","sương chùng chình qua ngõ" trong bài thơ "Sang thu"?
A. Gió mát và nhẹ thổi. C. Gió nhè nhẹ, không gian hiu hắt.
B. Gió nhẹ, bắt đầu se lạnh. D. Gió buồn khắp mọi nẻo.
Câu 2 (1 điểm): Nối tên tác giả (cột A) với tên tác phẩm ở (cột B) sao cho đúng.
Tác giả (cột A)
 Tác phẩm (cột B)
 Kết quả nối
1. Y Phương
a. Mây và sóng
1................
2. Chế Lan Viên
b. Sang thu
2.................
3. Thanh Hải
c. Con cò
3...............
4. Hữu Thỉnh
d. Nói với con
4................
e. Mùa xuân nho nhỏ
 II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu chủ đề của bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ"
Câu 2 (1 điểm): Chép theo trí nhớ khổ thơ thứ 2 bài thơ " Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
Câu 3 (4 điểm): Phân tích khổ thơ trên.
..............................Hết.............................
PHÒNG GD&ĐT
 ĐIỆN BIÊN ĐÔNG 
 ĐÁP ÁN KIỂM TRA VĂN PHẦN THƠ ( TIẾT 130 - THEO PPCT)
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 45 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,25 điểm
 Ý
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
B
D
A
D
B
C
B
Câu 2 (1điểm): Mỗi ý nối đúng được 0,25 điểm
1 - d ; 2 - c ; 3 - e ; 4 - b
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm):
Câu 1 (2 điểm):
 - Chủ đề của bài thơ: "Mùa xuân nho nhỏ" là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải (0,5 điểm)
- Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường làm một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung (1,5 điểm)
Câu 2 (1 điểm):
* Chép đúng mỗi câu thơ được 0.25 điểm
" Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
Câu 3 (4 điểm):
Các phần
Nội dung 
Điểm
Mở bài
Giới thiệu tác giả, bài thơ, vị trí của đoạn thơ trong bài
0,5
Thân bài
Khổ thơ thứ hai được tạo nên từ hai cặp câu với hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi:
 Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Hình ảnh mặt trời thực: mặt trời của thiên nhiên
- Hình ảnh ẩn dụ nói lên sự vĩ đại của Bác, thể hiện lòng thành kính của nhân dân, nhà thơ đối với Bác.
- Hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ": là hình ảnh thực.
- Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân:ẩn dụ đẹp, sáng tạo của nhà thơ
 => Những dòng người nặng trĩu nhớ thương đang lặng lẽ nối nhau vào lăng viếng Bác, tạo hình tượng một vòng hoa lớn dâng lên Bác.
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
05
Kết bài
Khái quát giá trị ý nghĩa của bài thơ
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 06.doc