Đề kiểm tra viết 1 tiết (đề A) môn: Ngữ văn 9 (truyện trung đại)

Đề kiểm tra viết 1 tiết (đề A) môn: Ngữ văn 9 (truyện trung đại)

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)

Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn:

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

(Truyện Kiều – Nguyễn Du)

1.Nội dung đầy đủ của phần thơ trên là gì?

a.Vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều và những điểm khác nhau giữa hai vẻ đẹp đó.

b.Vẻ đẹp đằm thắm, đoan trang của Thúy Vân và vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều.

c.Vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều, qua đó đã dự cảm được số phận tương lai của họ.

d.Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Vân và vẻ đẹp đoan trang đằm thắm của Thúy Kiều.

2.Phương thức biểu đạt chính của phần trích trên là phương thức nào?

a.Miêu tả b.Tự sự

c.Biểu cảm d.Thuyết minh

3.Nghệ thuật chủ yếu của đoạn thơ trên là gì?

a.Tả cảnh ngụ tình b.An dụ

c.Hoán dụ d.Ước lệ tượng trưng

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 998Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra viết 1 tiết (đề A) môn: Ngữ văn 9 (truyện trung đại)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT (ĐỀ A)
TÊN:
MÔN: NGỮ VĂN 91(Truyện Trung đại)
LỚP:
Ngày kiểm:
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn:
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
1.Nội dung đầy đủ của phần thơ trên là gì?
a.Vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều và những điểm khác nhau giữa hai vẻ đẹp đó.
b.Vẻ đẹp đằm thắm, đoan trang của Thúy Vân và vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Kiều.
c.Vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều, qua đó đã dự cảm được số phận tương lai của họ.
d.Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà của Thúy Vân và vẻ đẹp đoan trang đằm thắm của Thúy Kiều.
2.Phương thức biểu đạt chính của phần trích trên là phương thức nào?
a.Miêu tả
b.Tự sự
c.Biểu cảm
d.Thuyết minh
3.Nghệ thuật chủ yếu của đoạn thơ trên là gì?
a.Tả cảnh ngụ tình
b.An dụ
c.Hoán dụ
d.Ước lệ tượng trưng
	4.Hai câu thơ:
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.
a.Đặc tả cảnh vật thiên nhiên trong trẻo, đầy sức sống.
b.Đặc tả vẻ đẹp của Thúy Vân, góp phần dự cảm tương lai của nàng.
c.Đặc tả đôi mắt của Thúy Kiều, góp phần dự cảm tương lai của nàng.
d.Đặc tả nét đẹp của hoa và liễu cùng với tính hay ghen tị của thiên nhiên.
5.Chung thủy, hiếu thảo vẹn toàn nhưng phải chết một cách oan khuất là đặc điểm của nhân vật nào sau đây?
a.Thúy Kiều
b.Thúy Vân
c.Vũ Nương
d.Kiều Nguyệt Nga.
	6.Nội dung chính của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí là gì?
a.Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ
b.Sự thất bại của quân xâm lược Thanh
c.Biểu hiện hèn mạt của vua tôi nhà Lê
d.Bao gồm cả ba nội dung trên
	7. Truyện Lục Vân Tiên chủ yếu xây dựng nhân vật theo phương thức nào?
a.Qua diễn biến hành động, lời nói, cư xử
b.Qua miêu tả ngoại hình, nội tâm
c.Qua sự phản ánh trực tiếp của tác giả
d.Tổng hợp các hình thức trên
	8.Văn bản Cảnh ngày xuân có sử dụng các phương thức biểu đạt nào sau đây?
a.Tự sự, biểu cảm, miêu tả nội tâm
b.Tự sự, miêu tả, biểu cảm
c.Tự sự, miêu tả, miêu tả nội tâm
d.Miêu tả, biểu cảm, miêu tả nội tâm
	9.Dòng nào sau đây nêu được giá trị nội dung tiêu biểu của Truyện Kiều?
a.Giáo dục đạo lí làm người
b.Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực
c.Giá trị nhân đạo
d.Giá trị hiện thực
*Đọc tiếp phần trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 10 đến 12.
	Nhà ta ở phường Hà Khẩu huyện Thọ Xương, trước nhà tiền đường có trồng một cây lê cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xóa thơm lừng; trước nhà trung đường cũng trồng hai cây lựu trắng, lựu đỏ, lúc ra quả trông rất đẹp, bà cung nhân ta đầu sai chặt đi cũng vì cớ ấy.
(Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh – Phạm Đình Hổ)
	10.Văn bản mang phần trích trên thuộc thể loại nào sau đây?
a.Chí
b.Kí
c.Truyền kì
d.Tùy bút
	11.Thái độ của tác giả thể hiện qua đoạn trích là gì?
a.Lên án
b.Phê phán
c.Tức giận
d.Buồn tủi
	12.Từ bà cung nhân trong phần trích trên chỉ ai?
a.Mẹ của tác giả
b.Bà của tác giả
c.Vợ của tác giả
d.Bà chủ của tác giả
II.PHẦN TỰ LUẬN:(7điểm)
 1.Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của Truyện Lục Vân Tiên. (3đ)
 2.Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh để làm rõ nội dung tố cáo, lên án những thế lực tàn bạo chà đạp nhân phẩm người phụ nữ trong Truyện Kiều. (4đ)
-------HẾT-------
TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT 1 TIẾT (ĐỀ B)
TÊN:
MÔN: NGỮ VĂN 91 (Truyện Trung đại)
LỚP:
Ngày kiểm:
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (12 câu, mỗi câu 0,25 điểm)
	Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4 bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rày trông mai chờ.
Bên trời góc bể bơ vơ,
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
Xót người tựa của hôm mai,
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
1.Nội dung chính của phần trích trên là gì?
a.Nỗi đau đớn đến ê chề của Thúy Kiều.
b.Nỗi buồn nhiều vẻ của Thúy Kiều.
c.Tâm trạng bẽ bàng chua xót của Thúy Kiều.
d.Sự thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
2.Phương thức biểu đạt chính của phần trích trên là phương thức nào?
a.Miêu tả
b.Tự sự
c.Biểu cảm
d.Thuyết minh
3.Yếu tố miêu tả nội tâm trong phần trích trên được thực hiện bằng cách nào sau đây?
a.Nêu trực tiếp
b.Qua sự phản ánh của tác giả
c.Thông qua cảnh vật thiên nhiên
c.Thông qua nét mặt, cử chỉ
4.Nghệ thuật chủ yếu của đoạn thơ trên là gì?
a.Tả cảnh ngụ tình
b.Sử dụng điển tích, từ ngữ trang trọng
c.Sử dụng các biện pháp tu từ
d.Ước lệ tượng trưng
5.Chung thủy, hiếu thảo vẹn toàn nhưng phải chết một cách oan khuất là đặc điểm của nhân vật nào sau đây?
a.Thúy Kiều
b.Thúy Vân
c.Vũ Nương
d.Kiều Nguyệt Nga.
	6.Nội dung chính của văn bản Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh là gì?
a.Tài trị nước chăn dân của chúa Trịnh
b.Đời sống cơ cực của nhân dân
c.Thói xa hoa, trụy lạc của nhà chúa
d.Miêu tả cảnh vật trong phủ chúa
	7.Nội dung chính của văn bản Hoàng Lê nhất thống chí là gì?
a.Hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ
b.Sự thất bại của quân xâm lược Thanh
c.Biểu hiện hèn mạt của vua tôi nhà Lê
d.Bao gồm cả ba nội dung trên
	8.Văn bản Lục Vân Tiên gặp nạn có sử dụng các phương thức biểu đạt nào sau đây?	
a.Tự sự, miêu tả, biểu cảm
b.Tự sự, biểu cảm, triết lí
c.Tự sự, miêu tả, triết lí
d.Miêu tả, biểu cảm
9.Dòng nào sau đây nêu được giá trị nội dung tiêu biểu của Truyện Lục Vân Tiên?
a.Giáo dục đạo lí làm người
b.Giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực
c.Giá trị nhân đạo
d.Giá trị hiện thực
*Đọc tiếp phần trích sau và trả lời các câu hỏi từ 10 đến 12.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
(Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu)
10.Văn bản mang phần trích trên thuộc thể loại nào sau đây?
a.Truyện Nôm
b.Chí
c.Truyền kì
d.Tùy bút
11.Từ nguồn cơn trong phần trích trên có nghĩa là gì?
a.Nguồn nước
b.Nguồn gốc
c.Nguồn cội
d.Nguyên cớ
12.Hai câu thơ:
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
a.Phản ánh quan niệm làm trai thời phong kiến.
b.Phản ánh quan niệm về người anh hùng của Lục Vân Tiên.
c.Phản ánh cách đánh giá con người của Nguyễn Đình Chiểu.
d.Phản ánh thái độ của Lục Vân Tiên đối với cuộc sống.
II.PHẦN TỰ LUẬN: (7điểm)
 1.Nêu những giá trị nội dung và nghệ thuật cơ bản của Truyện Kiều. (2đ)
 3.Phân tích nhân vật ông Ngư để làm rõ nội dung giáo dục đạo lí làm người mà cụ thể là tinh thần trượng nghĩa, cưu mang nhau trong mọi hoàn cảnh của Truyện Lục Vân Tiên. (5đ)
-------HẾT-------

Tài liệu đính kèm:

  • docKT 1T VB HKI 20112012.doc