Đề kiểm tra viết bài tập làm văn số 6 nghị Luận văn học (tiết 120 ) làm ở nhà môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 3

Đề kiểm tra viết bài tập làm văn số 6 nghị Luận văn học (tiết 120 ) làm ở nhà môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 3

ĐỀ BÀI

 Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn " Làng " của Kim Lân từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra viết bài tập làm văn số 6 nghị Luận văn học (tiết 120 ) làm ở nhà môn: Ngữ văn 9 năm học: 2008 - 2009 - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
ĐỀ KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (TIẾT 120 ) làm ở nhà
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 90 phút
ĐỀ BÀI
 Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn " Làng " của Kim Lân từ khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đến khi tin đó được cải chính.
-----------------Hết---------------------
PHÒNG GD&ĐT
ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
ĐÁP ÁN KIỂM TRA VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (TIẾT 120 ) làm ở nhà
Môn: Ngữ văn 9
Năm học: 2008 - 2009
Thời gian: 90 phút
Phần
Đáp án
Điểm
Mở bài
- Giới thiệu truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân.
- Giới thiệu qua về nhân vật chính của tác phẩm (Ông Hai).
0.5 đ
0.5 đ
Thân bài
1. Để làm rõ diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo giặc:
* Phân tích hoàn cảnh của ông Hai: Rất yêu làng, tự hào hay khoe về làng, nhưng lại phải xa làng đi sơ tán.
- Tình yêu làng của ông đã bị đặt vào hoàn cảnh gay cấn đầy thử thách: Tin làng Chợ Dầu theo giặc, phản bội cách mạng, kháng chiến.
- Ông Hai đã phải trải qua tâm trạng dằn vặt đau đớn, phải đấu tranh quyết liệt để lựa chọn con đường đi cho mình.
* Diễn biến tâm trạng: nhân vật phải trải qua tình cảm thái độ khác nhau.
- Thoạt đầu nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, ông lão bàng hoàng, sững sờ, nghi ngờ, không tin.
- Khi tin ấy được khẳng định chắc chắn, ông rất buồn day dứt mặc cảm là kẻ phản bội luôn sống trong tâm trạng lo sợ, xấu hổ, nhục nhã nên không dám ra ngoài.
- Tủi thân, thương con, thương dân, thương mình phải mang tiếng.
* Ông Hai tiếp tục bị đẩy vào tình huống căng thẳng.
- Ông cảm nhận thấy lo sợ, nhục nhã, lo sợ tuyệt đường sinh sống.
- Bị đẩy vào đường cùng, bế tắc, mâu thuẫn đến đỉnh điểm.
- Nhưng lòng yêu làng, yêu dân làng khiến ông bán tin bán nghi.
- Không dám quay về làng vì sợ cách mạng khinh là người phản bội cách mạng, phản bội Bác Hồ.
- Ông tâm sự với con cái để củng cố niềm tin vào kháng chiến vào cách mạng, ông tự nhủ “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
* Ông gìn giữ được tình cảm trung thành với cách mạng, với kháng chiến, với Bác Hồ: Tâm trạng ông được gợi tả qua diễn biến nội tâm; ý nghĩa, hành vi, ngôn ngữ đều rất sinh động ; ngôn ngữ kể đặc sắc, bộc lộ tâm trạng và thái độ nhân vật.
0.5đ
0.75đ
0.75đ
0.5đ
0.75đ
0.75đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1,5 điểm
Kết bài
Khẳng định lại tình yêu nước của ông Hai, sự thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật
1.0 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe 03.doc