Lập dàn ý phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Lập dàn ý phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

BÀI TẬP 1: Lập dàn ý phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

I. Mở bài:

 - Giới thiệu tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỷ niệm và mơ ước của tuổi trẻ.

 - Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1913 khi tác giả còn là sinh viên đang du học tại Liên Xô.

 - Chủ đề: Bài thơ gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu sâu sắc, thấm thía.

II. Thân bài:

 1. Những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu:

 a) Dòng hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp: Bếp lửa.

 - Bếp lửa “chờn vờn sương sớm”.

 - Bếp lửa “ấp iu”.

 Điệp từ “một bếp lửa” + từ láy “chờn vờn, ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, lung linh của bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình người Việt Nam.

 b) Từ đó, bài thơ gợi lại những kỷ niệm tuổi ấu thơ bên người bà:

 - Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn:

 “Đói mòn đói mỏi”

 “Bố đi đánh xe.”

 “Mẹ cùng cha công tác bận không về.”

 - Tuổi thơ luôn được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:

 + “Bà hay kể chuyện.”

 + “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe”.

 + “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.

 + “Bà dặn cháu đinh ninh.”.

 Bà là sự kết hợp cao quý của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.

 - Kỷ niệm tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa và bà.

 - Bếp lửa và tình bà cháu gợi lên nỗi nhớ khắc khoải tiếng chim tu hú.

 Trong dòng hồi tưởng về quá khứ, người cháu thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và biết ơn bà sâu nặng.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 9207Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Lập dàn ý phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bếp lửa
	- Bằng Việt -
Bài tập 1: Lập dàn ý phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.
I. Mở bài: 
	- Giới thiệu tác giả: Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông trong trẻo, mượt mà, khai thác những kỷ niệm và mơ ước của tuổi trẻ.
	- Giới thiệu tác phẩm: Bài thơ “Bếp lửa” được sáng tác năm 1913 khi tác giả còn là sinh viên đang du học tại Liên Xô.
	- Chủ đề: Bài thơ gợi lại những kỷ niệm về người bà và tình bà cháu sâu sắc, thấm thía.
II. Thân bài:
	1. Những kỷ niệm tuổi thơ và tình bà cháu:
	a) Dòng hồi tưởng được bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp: Bếp lửa.
	- Bếp lửa “chờn vờn sương sớm”.
	- Bếp lửa “ấp iu”.
	đ Điệp từ “một bếp lửa” + từ láy “chờn vờn, ấp iu” gợi lên hình ảnh sống động, lung linh của bếp lửa gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình người Việt Nam.
	b) Từ đó, bài thơ gợi lại những kỷ niệm tuổi ấu thơ bên người bà:
	- Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn:
	“Đói mòn đói mỏi”
	“Bố đi đánh xe...”
	“Mẹ cùng cha công tác bận không về...”
	- Tuổi thơ luôn được sống trong tình yêu thương, đùm bọc, cưu mang trọn vẹn của bà:
	+ “Bà hay kể chuyện...”
	+ “Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe”.
	+ “Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”.
	+ “Bà dặn cháu đinh ninh...”.
	đ Bà là sự kết hợp cao quý của tình cha, nghĩa mẹ, công thầy.
	- Kỷ niệm tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa và bà.
	- Bếp lửa và tình bà cháu gợi lên nỗi nhớ khắc khoải tiếng chim tu hú.
ị Trong dòng hồi tưởng về quá khứ, người cháu thể hiện nỗi nhớ thương vô hạn và biết ơn bà sâu nặng...
	2) Những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa:
	a) Suy ngẫm về cuộc đời bà:
	- Bà tần tảo, giàu đức hi sinh:
	“Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
	Nhóm bếp lửa.............
	.................
	Nhóm......................tuổi thơ”
	đ Điệp từ nhóm + từ “nhóm” nhiều nghĩa ị diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về cuộc đời bà:
	+ Bà là người nhóm lửa cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng, toả sáng trong mỗi gia đình.
	+ Bà nhóm bếp lửa mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui, niềm tin trong lòng người cháu.
	- Từ “Bếp lửa” bài thơ đã gợi đến “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát:
	“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
	Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn
	Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”
	đ Điệp ngữ + chuyển đổi hình ảnh ị liên tưởng tự nhiên từ bếp lửa bà nhen đ ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin.
ị Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
	b) Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa: Bếp lửa kỳ lạ và thiêng liêng:
	- Bếp lửa cụ thể bà nhen mỗi sớm.
	- Trở thành biểu tượng của tình yêu thương, của sức sống, của niềm tin. Nó có sức toả sáng mãnh liệt để nâng bước ta đi trên con đường tới tương lai.
	- Bếp lửa là hình ảnh của quê hương, của đất nước trong lòng người đi xa – Hướng con người ta trở về với cội nguồn – một truyền thống đạo lý tốt đẹp của con người Việt Nam đã được bà nuôi dưỡng từ thuở ấu thơ.
III. Kết bài:
	- Tác giả đã rất thành công trong việc sáng tạo một hình tượng vừa mang ý nghĩa thực, vừa mang ý nghĩa biểu tượng: Bếp lửa.
	- Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự sự và bình luận; giọng điệu và thể thơ tám chữ phù hợp với cảm xúc, hồi tưởng và suy ngẫm.
	- Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa, triết lý thầm kín: những gì thân thiết nhất của tuổi thơ mỗi người đều có sức toả sáng, nâng đỡ con người suốt hành trình dài rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là một biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với gia đình, quê hương, đất nước.
Bài tập 2: Trong bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt có đoạn:
	“Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
	Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
	Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
	Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi
	Nhóm nồi xôi gạo mới xẻ chung vui
	Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ”
	a) Trong các từ “nhóm” trên, từ nào được dùng với nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển nghĩa theo phương thức nào? Giải thích ý nghĩa của mỗi từ “nhóm” đó.
	b) Phân tích giá trị biểu cảm của điệp từ + từ nhiều nghĩa “nhóm” trong đoạn thơ trên.
Gợi ý:
	a) - Từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm bếp lửa....” và “Nhóm nồi xôi....” được dùng theo nghĩa gốc: là một hoạt động làm cho lửa bén và cháy lên.
	- Từ “nhóm” trong hai câu thơ “Nhóm niềm yêu thương...” và “Nhóm dậy cả tâm tình...” được dùng với nghĩa chuyển – chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ: Có nghĩa là khơi dậy hay gợi lên niềm yêu thương, những ký ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời con người.
	b) Điệp từ “nhóm”: nhấn mạnh, khẳng định giá trị lớn lao của những việc bà đã làm: từ việc nhóm bếp – bà khơi dậy tình yêu thương, sự sống, niềm tin cho cháu và cho mọi người.

Tài liệu đính kèm:

  • docBep lua 1.doc