ĐỀ I
Cho đoạn văn sau:
Ồng cụ giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai con mắt long lanh chứa 1 nỗi mê say đầy đau khổ, cả 10 đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ 1 cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho 1 người nào đó.
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào, do ai sáng tác? Thời gian sáng tác? (1985)
2. Đoạn văn trên đã miêu tả về nhân vật Nhĩ vào thời điểm nào? Hình ảnh Nhĩ , giơ 1 cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho 1 người nào đó mang ý nghĩa ntn?
- Đoạn văn trên đã miêu tả về nhân vật Nhĩ vào thời điểm chuyến đò cuối cùng trong ngày cập bến và cũng là lúc Nhĩ chỉ còn những giây phút cuối cùng trong đời.
- Ý nghĩa: Hình ảnh Nhĩ giơ 1 cánh tay là hình ảnh biểu tượng cho sự sống, khát khao cuối cùng của Nhĩ, anh muốn thúc giục, nhắn nhủ mọi người hãy biết tận dụng thời gian để sống cho có ý nghĩa, đừng để lỡ cơ hội tốt trong đời, đừng để mình phải sống trong ân hận và tiếc nuối.
BẾN QUÊ (NGUYỄN MINH CHÂU) ĐỀ I Cho đoạn văn sau: Ồng cụ giáo Khuyến chợt nhận thấy mặt mũi Nhĩ đỏ rựng một cách khác thường, hai con mắt long lanh chứa 1 nỗi mê say đầy đau khổ, cả 10 đầu ngón tay Nhĩ đang bấu chặt vào cái bậu cửa sổ, những ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy. Anh đang cố thu nhặt mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ 1 cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho 1 người nào đó. 1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào, do ai sáng tác? Thời gian sáng tác? (1985) 2. Đoạn văn trên đã miêu tả về nhân vật Nhĩ vào thời điểm nào? Hình ảnh Nhĩ , giơ 1 cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho 1 người nào đó mang ý nghĩa ntn? - Đoạn văn trên đã miêu tả về nhân vật Nhĩ vào thời điểm chuyến đò cuối cùng trong ngày cập bến và cũng là lúc Nhĩ chỉ còn những giây phút cuối cùng trong đời. - Ý nghĩa: Hình ảnh Nhĩ giơ 1 cánh tay là hình ảnh biểu tượng cho sự sống, khát khao cuối cùng của Nhĩ, anh muốn thúc giục, nhắn nhủ mọi người hãy biết tận dụng thời gian để sống cho có ý nghĩa, đừng để lỡ cơ hội tốt trong đời, đừng để mình phải sống trong ân hận và tiếc nuối. 3. Vì sao t/g không đặt tên cho t/p của mình là “bến sông”, “Bến đò” mà lại đặt tên là “Bến quê”? - Vì “bến” thường gợi đến sự neo đậu, đợi chờ và không thay đổi còn ‘”quê” là tiếng gọi thân thuộc chỉ nơi chôn nhau cắt rốn của mỗi người. Đặt nhan đề theo lối ẩn dụ như vậy, t/g muốn nhắn nhủ đến người đọc: hãy yêu quê hương mình, trân trọng những vẻ đẹp rất bình dị của quê hương. Bởi lẽ: “Quê hương nếu ai không nhớ - sẽ không lớn nổi thành người” 4. Qua truyện ngắn “Bến quê”, t/g muốn gửi gắm đến người đọc chúng ta điều gì? T/g muốn gửi gắm đến người đọc bức thông điệp về cuộc sống & thái độ sống: Hãy biết trân trọng vẻ đẹp của quê hương, hạnh phúc bình dị của chính gia đình Hãy giành thời gian vào những việc có ích, tránh khỏi những điều “vòng vèo và chùng chình” vốn là những cám dỗ đời thường. ĐỀ II Cho đoạn văn: “Anh không dám nhìn mặt con. Trong khi lại nghiêng mặt nhìn ra cửa sổ, anh ngạc nhiên nhận thấy những cánh hoa bằng lăng càng thẫm màu hơn – một màu tím thẫm như bóng tối.” 1. Đoạn văn trên thuộc t/p nào? Của ai? 2. Phần gạch chân trong đoạn là phần nào của câu? Vì sao nhân vật lại cảm thấy màu hoa tím thẫm như bóng tối? - phần phụ chú - Bởi lúc này Nhĩ đang ốm liệt giường, chỉ còn hơi thở cuối cùng nên có sự bi quan 3. Trong tác phẩm này, t/g đã thành công với nghệ thuật xây dựng tình huống truyện. Hãy kể ra những tình huống nghịch lí sâu sắc trong tác phẩm và cho biết ý nghĩa của chúng. - Nhĩ đã từng đi khắp nơi trên trái đất, đặt chân không sót một xó xỉnh nào nhưng lại chưa bao giờ đặt chân lên bãi bồi bên kia sông, ngay trước cửa sổ nhà mình. Cuối đời anh bị ốm liệt giường, muốn nhích người ra bên cạnh cửa sơ cũng phải nhờ đến bọn trẻ con hàng xóm và việc ấy đối với anh khó khăn như đi hết nửa vòng trái đất. Từ tình huống nghịch lí ấy, t/g muốn khẳng định rằng: Cuộc sống và số phận con người luôn chắ đựng những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài dự định và ước muốn, những hiểu biết và toan tính của mỗi người. - Trong những ngày ốm nặng, được vợ chăm sóc chu đáo, Nhĩ mới nhận ra nỗi vất vả, tần tảo, tình yêu và đức hi sinh thầm lặng của người vợ. Từ đó, t/g muốn nhắc nhở mọi người hãy biết nâng niu, trân trọng vẻ đẹp bình dị và quý giá của gia đình, đó là tổ ấm thiêng liêng của mỗi người. - Khi ngồi bên cửa sổ, phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, Nhĩ đã nhờ đứa con trai thực hiện giúp mình cái khao khát được đặt chân lên mảnh đất ấy nhưng cậu con trai mải sa vào đám cờ thế trên hè phố nên đã để lỡ mất chuyến đò duy nhất trong ngày. Từ đó, t/g nghĩ rằng ở đời con người ta khó tránh khỏi những điều vòng vèo và chùng chình, Vì vậy, mỗi người hãy biết vượt qua những ham muốn nhất thời, hãy giành thời gian vào những việc có ích để làm cho cuộc sống có ý nghĩa, không phải ân hận, tiếc nuối
Tài liệu đính kèm: