Đề luyện: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

Đề luyện: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)

ĐỀ I:

 Đọc đoạn trích rồi trả lời câu hỏi:

 Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít:3 lần.Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng 1 cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

1. Những câu văn trên rút ra từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác?

 - H/c sáng tác: Năm 1971 khi t/g là phóng viên hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.

2. “Chúng tôi” ở đây chỉ những nhân vật nào? Họ làm những công việc gì?

 - Chúng tôi” ở đây chỉ 3 nhân vật: Nho, Phương Định và chị Thao

 - Họ làm nhiệm vụ rất nguy hiểm (sau khi máy bay Mĩ ném bom, họ chạy lên cao điểm, đo khối lượng đất để lấp các hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom)

3. Chỉ ra phép nối & phép thế trong đoạn văn?

 - Phép nối: nhưng, và, còn

 - Phép thế: thế

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 1011Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện: Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (LÊ MINH KHUÊ)
ĐỀ I:
 Đọc đoạn trích rồi trả lời câu hỏi:
	Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít:3 lần.Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng 1 cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
1. Những câu văn trên rút ra từ tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác?
 - H/c sáng tác: Năm 1971 khi t/g là phóng viên hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn.
2. “Chúng tôi” ở đây chỉ những nhân vật nào? Họ làm những công việc gì?
 - Chúng tôi” ở đây chỉ 3 nhân vật: Nho, Phương Định và chị Thao
 - Họ làm nhiệm vụ rất nguy hiểm (sau khi máy bay Mĩ ném bom, họ chạy lên cao điểm, đo khối lượng đất để lấp các hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom)
3. Chỉ ra phép nối & phép thế trong đoạn văn?
 - Phép nối: nhưng, và, còn
 - Phép thế: thế
4. Dưới đây là một câu chủ đề của 1 bạn học sinh trình bày cảm nhận về đoạn trích: Đoạn văn cho ta thấy tinh thần trách nhiệm cao của các cô gái thanh niên xung phong khi làm nhiệm vụ. Viết tiếp thành 1 đoạn văn khoảng 8 câu theo lối tổng – phân – hợp, trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ.
	Đoạn văn đã cho ta thấy tinh thần trách nhiệm cao của các cô gái thanh niên xung phong khi đi làm nhiệm vụ. Công việc của họ hết sức nguy hiểm, luôn phải đối diện với tử thần – nằm trong ruột các quả bom có thể nổ bất cứ lúc nào. Chết, đối với họ không đáng sợ . Họ có nghĩ đến nó nhưng rất mờ nhạt và không cụ thể. Điều quan trọng hơn với họ là làm thế nào để có thể phá bom, làm thế nào để cho bom nổ theo đúng sự tính toán, thời gian và kĩ thuật. Hơn thế, họ luôn nhắc mình phải làm cẩn thận, an toàn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiếp tục chiến đấu đảm bảo huyết mạch cho tuyến đường Trường Sơn. Thật là những cô gái quả cảm, xứng đáng là tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo.
ĐÊ II
1. Tóm tắt tác phẩm
 - Ba cô gái thanh niên xung phong: Nho, Phương Định và chị Thao ở 1 tổ trinh sát phá bom tại 1 cao điểm trên tuyến đường Trường Sơn.
 - Nhiệm vụ của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí những quả bom chưa nổ & phá bom – 1 công việc hết sức nguy hiểm, luôn phải đối mặt với tử thần.
 - Cuộc sống ở nơi trọng điểm nơi chiến trường dù khắc nghiệt nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên, mơ mộng của tuổi trẻ. Mỗi người 1 cá tính nhưng họ rất gắn bó, yêu thương nhau trong tình đồng đội.
 - Trong 1 lần phá bom, Nho bị thương, Phương Định và chị Thao đã hết lòng chăm sóc cho cô. Một trận mưa đá bất chợt đến với cao điểm khiến các cô hết sức vui thích.
2. Chỉ ra những nét chung của 3 cô gái trong đoạn trích: “Những ngôi sao xa xôi”
 - Ba cô gái mỗi người 1 cá tính, hoàn cảnh riêng khác nhau nhưng họ đều có những nét chung về phẩm chất & tâm hồn của người chiến sĩ TNXP. 
 - Phẩm chất: + Có trách nhiệm cao trong nhiệm vụ. Sẵn sàng ra trận, đối mặt với tử thần để mạch giao thông luôn thông suốt. Cũng có lúc họ nghĩ đến cái chết nhưng điều ấy chỉ thoáng qua rất mờ nhạt nhường chỗ cho ý nghĩ làm thế nào cho những quả bom kia phải nổ. Nghĩa là họ đã đặt nhiệm vụ lên trên tính mạng của mình.
	 + Dũng cảm, gan dạ: Sẵn sang nhận nhiệm vụ phá bom mà không cần sự trợ giúp của đơn vị.
	 + Họ có tình đồng đội, gắn bó thân thiết, hiểu được tính tình, sở thích của nhau, chăm sóc nhau rất chu đáo.
Tâm hồn: + Ở họ có nét hồn nhiên của các cô gái trẻ, dễ xúc động, hay mơ mộng
	 + Họ rất nữ tính, thích làm đẹp, dù nơi chiến trường khói lửa (Nho thích thêu thùa, Thao chăm chép bài hát, làm dáng, Phương Định thích ngắm mình trong gương, ngồi bó gối và hát)
Họ là những cô gái sống giản dị, hồn nhiên, yêu đời, có tâm hồn trong sáng đồng thời là những anh hùng phá bom trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại.
3. Qua 3 nhân vật trong truyện, em có cảm nhận như thế nào về tuổi trẻ VN trong kháng chiến chống Mỹ?
 - Cảm phục trước lòng yêu nước, sự gan dạ, dũng cảm, dám đối mặt với mọi khó khăn, thử thách thậm chí là cả cái chết của họ. 
 - Yêu mến bởi họ lạc quan, yêu đời ngay cả trong khói lửa, đạn bom 	
=> Tự hào về tuổi trẻ VN trong kháng chiến chống Mỹ. Biết ơn những con người 
	Truyện đâu chỉ ca ngợi tinh thần dũng cảm của 3 cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn ác liệt mà còn làm nổi bật tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng và lạc quan của họ. Trong chiến đấu, họ can trường bao nhiêu thì trong cuộc sống, sinh hoạt, họ hồn nhiên, tươi trẻ bấy nhiêu. Họ luôn thích hát, thích vui đùa, thích nhai kẹo trong những phút giây bình yên hiếm hoi giữa những loạt bom tàn khốc. Phương Định đã hồn nhiên kể về sự khốc liệt của chiến tranh, về công việc hàng ngày rất nguy hiểm của 3 người và cũng tự nhiên kể về những thói quen, những thú vui đời thường của họ. Ba cô gái ấy rất nữ tính, thậm chí yếu đuối: Thao “thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét”, Định thì thích hát, thích làm điệu, Nho thì “đòi nhai kẹo”. Dưới cơn mưa đá, cả 3 đều vui thích cuống cuồng. Họ tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như con trẻ như chưa từng nghe tiếng bom rơi, đạn nổ. Bom đạn của kẻ thù, sự hi sinh, gian khổ đã không thể làm cho tâm hồn các cô chai cứng, khô cằn mà ngược lại trái tim họ, tâm hồn họ vẫn luôn tỏa sáng, lung linh như những ngôi sao trên bầu trời. Họ thật đáng yêu & đáng trân trọng! 
5. Nhận xét về ngôi kể trong truyện?
- Truyện được kể bằng ngôi kể thứ nhất: Phương Định. Điều này làm cho thế giới tâm hồn của nhân vật hiện lên phong phú, đậm nét và cũng làm cho câu chuyện trở nên chân thực hơn.
- Người kể chuyện là 1 cô gái trẻ trung vì thế giọng điệu cũng sôi nổi & đầy cá tính
ĐỀ III:
Cho đoạn trích sau:
	Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ có 1 cái gì đấy, hình như là mẹ tôi, cái cửa sổ hoặc những ngôi sao trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như 1 con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong 1 góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng trên đầu
	Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa Rồi bỗng chốc, sau 1 cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Nêu t/g và hoàn cảnh sáng tác?
2. Đoạn văn có kết hợp những phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt nào là chính?
 - Đoạn văn có kết hợp những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm
 - Phương thức biểu đạt chính là tự sự
3. Vai kể trong đoạn văn trên là ai? Tác dụng của ngôi kể ấy là gì?
 - Vai kể: Phương Định
 - Tác dụng: Dễ bộc lộ những cảm xúc lắng đọng của nhân vật
4. Từ gạch chân trong câu văn: “Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá.”là thành phần gì của câu?
 -> Thành phần tình thái
5. Từ “chúng” được dùng để thay thế cho những từ ngữ nào trong đoạn văn?
 -> Từ “chúng” được dùng để thay thế cho những từ ngữ: cây, cái vòm tròn của nhà hát, con đường nhựa ban đêm sau cơn mưa, những ngọn điện trên quảng trường, hoa trong công viên
 6. Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu nêu cảm nhận của em về n/v Phương Định, trong đoạn có sử dụng phép thế. Chỉ rõ phép thế có trong đoạn văn.
	Đoạn trích đã cho ta thấy tâm hồn tâm hồn trong sáng, mơ mộng của nữ thanh niên xung phong – cô gái Hà Nội Phương Định. Cuộc sống và chiến đấu tuy gian khổ, luôn phải cận kề cái chết nhưng những phút yên bình hiếm hoi nơi trọng điểm, một cơn mưa đá bất ngờ cũng đánh thức những kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố, về gia đình, về tuổi thơ thanh bình của mình. Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt và nóng bỏng của chiến trường. Tất cả những hình ảnh, âm thanh gần gũi, bình dị mà thân thương, đẹp đẽ của thủ đô – quê hương yêu dấu phút chốc hiện về vừa mơ hồ lại vừa rõ nét, xoáy mạnh lấy tâm trí cô. Nơi ấy có mẹ, có những em nhỏ đá bóng tung tăng ở góc phố, có tiếng rao của những người bán hàng rong quen thuộc. Nơi ấy có những con đường nhựa lấp loáng như dòng sông sau trân mưa, có công viên với vườn hoa rực rỡ, có những ngọn điện trên quảng trường sáng lung linh như những ngôi sao. Thủ đô bình yên và tươi đẹp, khác hẳn với sự khắc nghiệt ở chiến trường. Song điều đó không làm cô chùn bước, nản chí. Ngược lại, chính tình yêu với quê hương , đất nước đã tiếp thêm sức mạnh cho cô hoàn thành nhiệm vụ, hun đúc lên vẻ đẹp tâm hồn của cô gái thanh niên xung phong dũng cảm, gan dạ mà rất đỗi lãng mạn, mộng mơ.
	 - Phép thế: cô – Phương Định; (nơi) ấy - thủ đô, quê hương yêu dấu; điều đó – sự khắc nghiệt của chiến trường 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_nhung_ngoi_sao_xa_xoi_le_minh_khue.doc