Đề tài Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong tiết dạy môn Lịch sử 7 để tạo sự hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh

Đề tài Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong tiết dạy môn Lịch sử 7 để tạo sự hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh

Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của bộ GD-ĐT đã có rất nhiều những thay đổi. Những thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ở đối tượng học sinh phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp dạy học của giáo viên

 Nếu như trước đây, việc truyền thụ kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi người dạy phải đóng vai trò chủ đạo,tận dụng hết mọi năng lực của mình để giúp học sinh nắm vấn đề bằng phương pháp thuyết giảng cho học sinh tiếp thu là chính. Thì nay phương pháp này không hợp lý trong chương trình SGK mới.

 

doc 21 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 3638Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong tiết dạy môn Lịch sử 7 để tạo sự hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GDĐT HUYỆN TRỰC NINH
 TRƯỜNG THCS LIÊM HẢI
 ĐỀ TÀI
 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong tiết dạy môn Lịch sử dể tạo sự hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh
NGƯỜI THỰC HIỆN: BÙI THỊ VÂN HUYỀN
TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI
TRƯỜNG THCS LIÊM HẢI
 NĂM HỌC 2010-2011
 MỤC LỤC
SỐ THỨ TỰ
 CÁC PHẦN- BƯỚC
 TRANG
1
Tóm tắt đề tài
2
Giới thiệu đề tài
3
 Phương pháp
 - Khách thể nghiên cứu
 - Thiết kế nghiên cứu
 - Quy trình nghiên cứu
 - Đo lường và thu thập dữ liệu
4
Phân tích dữ liệu
5
Kết luận và kiến nghị
6
Tài liệu tham khảo
ĐỀ TÀI : "Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong tiết dạy môn Lịch sử 7 để tạo sự hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh"
Người thực hiện: Bùi Thị Vân Huyền
Trường THCS Liêm Hải
 PHẦN I : TÓM TẮT ĐỀ TÀI
 Trong những năm gần đây, chương trình SGK mới của bộ GD-ĐT đã có rất nhiều những thay đổi. Những thay đổi đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục ở đối tượng học sinh phụ thuộc chủ yếu vào phương pháp dạy học của giáo viên
 Nếu như trước đây, việc truyền thụ kiến thức là nhiệm vụ quan trọng và đòi hỏi người dạy phải đóng vai trò chủ đạo,tận dụng hết mọi năng lực của mình để giúp học sinh nắm vấn đề bằng phương pháp thuyết giảng cho học sinh tiếp thu là chính. Thì nay phương pháp này không hợp lý trong chương trình SGK mới.
 Đề tài nghiên cứu : "Áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong tiết dạy môn Lịch sử 7 để tạo sự hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh" đã đưa ra những giải pháp tích cực nhằm giúp các em trong nhóm tự giải quyết được vấn đề. Các em sẽ tự tin bạo dạn,yêu mến bộ môn và ham học hỏi nhiều hơn. Bên cạnh đó các em còn có được sự đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong học tập theo hướng tích cực. Học sinh có thể chia sẻ những băn khoăn ,kinh nghiệm của bản thân cùng nhau xây dựng nhận thức mới.Bằng cách nói ra những điều đang suy nghĩ mỗi người có thể nhận rõ trình độ nhận thức của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
 - Trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu toàn bộ Bộ môn lịch sử 7 và nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm tương đương :2 lớp 7 của trường THCS Liêm Hải. Lớp 7 A là thực nghiệm ,lớp 7B là đối chiếu thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài từ bài 1 đến bài 12, kết quả cho thấy lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng.
 PHẦN II. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I. HIỆN TRẠNG:
 Thực tế SGK thường chỉ cung cấp thông tin, chủ yếu học sinh phải chủ động so sánh phân tích ,nhận xét, đánh giá để tiếp thu kiến thức ,nếu GV cứ cung cấp kiến thức cho học sinh theo kiểu thầy giảng- trò nghe hoặc cứ thầy hỏi- trò trả lời thì dễ dẫn đến học sinh thụ động, không có hứng thú, hiệu quả học tập không cao.
 Bản thân tôi rất trăn trở vì là một giáo viên dạy bộ môn xã hội lại ở vùng nông thôn kinh tế khó khăn , hiểu biết của người dân còn hạn chế.Không ít ý kiến cho đây là môn học phụ nhàm chán, dài, khó nhớ, khó thuộc. Hơn nữa tâm lý người dân luôn hướng cho con mình học môn khoa học tự nhiên, làm ảnh hưởng nhiều đến việc học của học sinh. Tôi quyết định sẽ áp dụng mọi phương pháp dạy học bộ môn để tạo sự say mê ,hứng thú ,yêu thích học bộ môn lịch sử trong tất cả các đối tượng học sinh. Muốn vậy, phải biết phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập cụ thể là qua phương pháp thảo luận nhóm.
 Theo kinh nghiệm và trong thực tế giảng dạy cho thấy khi hoạt động cả lớp ,có một số em không tập trung , tâm trí để đâu đâu; một số em thì nói chuyện hoặc làm việc riêng,khi giáo viên gọi đến thì giật mình không biết trả lời một vấn đề gì. Chỉ có những học sinh khá giỏi tập trung thì thường hay phát biểu và trả lời câu hỏi dạn dĩ lưu loát và chính xác nội dung yêu cầu , kết quả học tập của nhiều em không cao lại không tiến bộ. Chính vì vậy để các em tập trung học tập có hứng thú và hiệu quả, tất cả các em được cùng làm việc, cùng động não phát huy tốt tư duy sáng tạo hiện có , tôi đã quyết định đưa ra phương pháp thảo luận nhóm trong một hoặc hai tiểu mục của tiết dạy,nhằm mục đích tạo điều kiện cho tất cả các đối tương học sinh có điêù kiện tiếp xúc kiến thức, nắm được kiến thức( học sinh thuộc dạng trung bình, yếu), thuộc bài tại lớp (học sinh thuộc dạng khá, giỏi)
 Tôi cũng đã nhiều lần gặp một nhóm học sinh đang cùng nhau giải một bài tập khó. Trong thời gian khá lâu ,không em nào giải ra (vì chưa tìm ra chìa khoá của bài tập, câu hỏi đó ) Bất ngờ sau vài phút nghỉ giải lao, có em đẫ ồ lên là giải được rồi, em đó lại nêu cách giải cho các bạn và tất cả cùng ồ lên một câu quen thuộc "Dễ quá!" Từ đó tôi thấy phương pháp thảo luận nhóm đem lại thành công rất cao, không thể thiếu được trong tiết dạy.
 Để việc giảng dạy môn lịch sử đạt hiệu quả cao hơn, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp thảo luận nhóm vào trong bài dạy Lịch sử 7 THCS. Một trong những điểm mà tôi đã làm là Tạo hứng thú và nâng cao hiệu quả dạy - học môn lịch sử 7 ở THCS bằng việc giúp các em có thể cùng nhau đưa ra suy nghĩ của mình để "giải quyết các vấn đề" áp dụng vào đời sống thực tiễn mà không gây nhàm chán và xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động ,tự giác, sáng tạo, hứng thú trong môn học.
II. GIẢI PHÁP :
 Đề tài này theo tôi không mới mẻ xong nó rất quan trọng ,nó gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học, sách giáo khoa mới ,phát huy tính tích cực ,chủ động ,sáng tao của học sinh.
 1. Đặc điểm của phương pháp thảo luận 
 Thảo luận là sự trao đổi ý kiến về một chủ đề giữa GV và HS cũng như giữa học sinh với nhau.Đây là sự hợp tác phối hợp với nhau để tìm tòi khám phá và cùng tiếp thu kiến thức làm tăng hiệu quả học tập nhất là khi gặp những vấn đề gay cấn.
 Mục đích của thảo luận là khuyến khích ,phân tích một vấn đề hoặc các ý kiến khác nhau của học sinh và trong những trường hợp nhất định nó mang lại sự thay đổi thái độ của những con người tham gia. Đặc biệt ngày nay xu thế hội nhập quốc tế đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc gia và việc áp dụng phương pháp này không chỉ tạo hứng thú nâng cao hiệu quả học tập mà còn giúp các em hoà nhập ,có kỹ năng giao tiếp tập thể .Đây cũng là mục tiêu giáo dục mà nhà trường phải chuẩn bị tốt cho các em.
 2.Ý nghĩa của phương pháp thảo luận.
 Giúp học sinh mở rộng đào sâu thêm những vấn đề học tập trên cơ sở nhìn nhận một cách có suy nghĩ, phân tích có lý lẽ ,có dẫn chứng minh hoạ, phát triển được tư duy khoa học.
 Giúp học sinh phát triển kỹ năng nói ,giao tiếp, tranh luận ,bồi dưỡng các phương pháp nghiên cứu một cách vừa sức như các phương pháp tìm đọc tài liệu tham khảo ,phương pháp quan sát và ghi chép ngoài thực địa, trong sách giáo khoa,sách có liên quan,
 Thông qua thảo luận có thể làm thay đổi quan điểm của cá nhân trên cơ sở các sự kiện , thông tin một cách lôgic từ các học sinh trong lớp .
 Quá trình thảo luận dưới sự hướng dẫn của giáo viên còn tạo mối quan hệ hai chiều giữa GV và HS, giúp GV nắm được hiệu quả giáo dục về mặt nhận thức , thái độ, quan điểm, xu hướng, hành vi của học sinh .
 3. Các khâu quan trọng khi thảo luận :
 a. Chuẩn bị :
 - Nội dung thảo luận .
 - Tổ chức thảo luận 
 - Tổng kết thảo luận.
 b. Những yêu cầu cơ bản của mỗi khâu trong quá trình thảo luận:
 * Chuẩn bị nội dung thảo luận :
 Trước tiên giáo viên cần chọn bài , chọn vấn đề thích hợp cho học sinh thảo luận .
 Cần lưu ý khi chọn đề tài thảo luận phải xem xét nghiên cứu xem học sinh đã biết gì về chủ đề đã nêu ra.
 Khi chọn được vấn đề thảo luận đúng yêu cầu, GV cần thông báo cho học sinh chuẩn bị ý kiến (có thể viết thành văn bản) tham gia thảo luận.
 Từ đó học sinh ý thức được yêu cầu của đề tài , các nguồn tài liệu chính, kế hoạch thực hiện và nhiệm vụ của tập thể cũng như của từng cá nhân .
 * Tổ chức thảo luận 
 - Mở đầu thảo luận 
 GV phân nhóm ,quy định thời gian
 GV nên thông báo về chủ đề cần thảo luận, quy trình và nguyên tắc thảo luận
 - Hướng dẫn thảo luận.
 Trong quá trình thảo luận GV làm nhiệm vụ quan sát, theo dõi mà không tham gia ý kiến thảo luận ,không cắt ngang lời học sinh, không tỏ phản ứng nếu câu trả lời tranh luận không đúng với ý mình. Tuy nhiên nhằm làm tăng thêm hứng thú khi thảo luận ,GV cũng có thể đưa ra các câu ,giống như "ván nhún" hoặc nêu ra cách thảo luận để tạo không khí sôi nổi cho buổi thảo luận , tạo không khí thân mật ,cởi mở, khuyến khích sự tham gia của mỗi HS trong thảo luận .Khi thảo luận ,GV phải nghe cẩn thận những điều học sinh nói để hiểu học sinh nói gì.
 * Tổng kết thảo luận :
 GV tổng kết những ý kiến phát biểu , nêu lên một cách súc tích và có hệ thống những ý kiến thống nhất và chưa thống nhất .
 Tham gia ý kiến về những điều chưa thống nhất và bổ sung thêm những điều cần thiết .Những ý kiến chưa thống nhất có thể sắp xếp vào buổi thảo luận sau
 GV cần đánh giá ý kiến phát biểu , nhận xét tinh thần thái độ làm việc chung của tập thể ,của nhóm ,cá nhân HS 
 Các hình thức thảo luận
 - Thảo luận theo nhóm nhỏ 
 ( 2 bàn tạo thành 1 nhóm hoặc mỗi dãy tạo thành 1 nhóm)
 - Thảo luận cả lớp .
4. Các phương pháp, biện pháp tiến hành thực nghiệm đề tài có hiệu quả là.
 a. Về sự chuẩn bị dụng cụ để hoạt động
 Theo tôi thì mỗi lớp có 8 bàn nên chia thành 4 nhóm (để tránh di chuyển nhiều tốn thời gian và ồn ào mất trật tự, chỉ hai bàn quay mặt lại là được.
 Mỗi nhóm phải có hai bảng phụ , kích thước không nhỏ và cũng không quá to, quy định cỡ 50cm - 70cm là vừa + bút lông xoá được, 1 bút màu đỏ và một bút màu xanh hoặc đen.
 GV phân nhóm và cử nhóm trưởng nhóm phó (phòng khi nhóm trưởng vắng) để điều hành chung và chuẩn bị dụng cụ cho tốt.
 b. Về phương pháp cách thức hoạt động:
 *Về phía giáo viên: 
 - Chọn nội dung hoạt động nhóm thường là nội dung có nhiều ý , nội dung trọng tâm ,có tính tư duy ,học sinh trung bình và yếu khó giải quyết.
 - Xây dựng trong giáo án hệ thống câu hỏi , tình huống vấn đề phải cụ thể rõ ràng có dàn ý hệ thống chi tiết,giúp HS dễ biết cách thức nhanh chóng và có hệ thống (vì thời gian có hạn)
 - GV nên cho học sinh về nhà xem trước , phân tích tìm hiểu toàn bài học mới , nhưng để chuẩn bị thì có thể 2 nhóm hoặc 3 nhóm chuẩn bị một nội dung.Không nên đưa ra nhiều nội dungthảo luận quá (4) hoặc ít quá (1) nên chọn sao cho hợp lý tuỳ nội dung và thời gian trong tiết học 
 - GV cũng quy định rõ thời gian ít nhất là 2 phút , nhiều nhất là 5 phút tuỳ nội dung kiến thức .
 GV không nên cho thời gian thảo luận quá dài làm ảnh hưởng đến nội dung khác .
 *Về phía học sinh:
 - Phải chuẩn bị nội dung trước ở nhà .
 - Khi đến lớp có lệnh thảo luận phải nhanh chóng vào vị trí , phải biết dựa vào SGK, kiến thức cũ đã học,lược đồ ,bản đồ ,bài tập, câu hỏi để bàn bạc thảo luận.
 - Nhóm trưởng phải tôn trọng tất cả các ý kiến của thành viên trong nhóm ,phải làm sao ( ...  ý kiến , nắm được nội dung cần học ở lớp cũng như nội dung cần luyện tập ở nhà. Một số học sinh khá giỏi thuộc bài ngay tại lớp 
 Học sinh có thói quen soạn trước những nội dung cần thảo luận ở nhà trước khi đến lớp (Kể cả bài tập và câu hỏi từ đễ đến khó) ở SGK và cả sách bài tập
 Khoảng 60% học sinh có khả năng trình bày ,diễn đạt kiến thức trước cả lớp , giúp phong trào học tập của các em tích cực chủ động . Tái hiện kiến thức nhanh và nhớ kiến thức được lâu.
 Trong các giờ dạy có áp dụng phương pháp thảo luận nhóm học sinh giơ tay phát biểu ý kiến rất đông, lớp học sôi nổi hơn , thuận tiện cho việc xây dựng kiến thức của thầy và trò . Điều đó chứng tỏ rằng hứng thú học tập của học sinh đã tăng lên một cách rõ rệt.
 Đề tài nghiên cứu này còn có thể áp dụng cho tất cả các khối 6,8,9 khi học lịch sử và có một số điểm có thể áp dụng cho các môn học khác ,
 b.Kiến nghị :
 Đối với các cấp lãnh đạo: Mở các lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học ,các buổi thảo luận ,hội thảo để GV có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau ,khuyến khích và động viên GV áp dụng CNTT vào dạy học.
 Ngành GD :Cần phải đầu tư thiết bị dạy và học cho tương xứng với học sinh hiện nay, nên đại trà chứ không nên chỉ sử dụng vào vài tiết học . Đây cũng là điều kiện thuận lợi góp phần giúp GV phát huy tốt giờ dạy . Cũng như nên có sự động viên kịp thời tương xứng .
 Đối với nhà trường: Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất tạo điều kiện tốt nhất để GV có thể phát huy năng lực chuyên môn của mình .
 Đối với GV: Không ngừng học tập ,tự học ,tự bồi dưỡng để hiểu biết , biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng tổ chức những giờ học hiệu quả cao. Giáo viên phải kiên trì đầu tư nhiều tâm - sức vào các vấn đề, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy và phương pháp thảo luận nhóm để thu hút học sinh vào bài giảng của mình.
 Với kết quả của đề tài này ,tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm ,chia sẻ và có thể ứng dụng vào giảng dạy Bộ môn Lịch sử để tạo hứng thú và nâng cao kết quả học tập cho học sinh .
 PHỤ LỤC 
 PHỤ LỤC 1:
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 - Tài liệu tập huấn nghiến cứu khoa học sư phạm ứng dụng. Dự án Việt - Bỉ ( Bộ GD&ĐT.)
 - Sách giáo khoa Lịch sử 7 ( Nhà xuất bản giáo dục) 
 - Sách giáo viên Lịch sử 7 ( Nhà xuất bản giáo dục) 
 - Sách thiết kế Lịch sử 7 ( Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội) 
 - Sách bài tập Lịch sử 7 ( Nhà xuất bản giáo dục) 
 - Những vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử THCS ( Nhà xuất bản giáo dục).
 - Một số vấn đề chung về đổi mới Giáo dục THCS môn Lịch sử (Nhà xuất bản giáo dục) 
 - Mạng Internet : +  
 + thuvientailieu.bachkim.com 
 + thuvienbaigiangdientu.bachkim.com 
 + giaovien.net
PHỤ LỤC 2
 * Ví dụ về các giáo án soạn giảng tiêu biểu có áp dụng biện pháp thực hiện thử nghiệm
 Bài 1 - Tiết 1 
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương tiện ,đồ dùng
5phút
2 phút 
2. Lãnh địa phong kiến
IV.Củng cố
*Cho học sinh đọc rồi quan sát tranh phóng to.
H1: Lâu đài và thành quách của lãnh chúa
? Hãy miêu tả lãnh địa phong kiến và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa.
*Chia lớp thành 4 nhóm - hai bàn thành 1 nhóm quay mặt vào nhau thảo luận trong 5 phút .
 GV quan sát động viên các nhóm thực hiện.
? Nhóm nào trình bày trước được thưởng thêm 1 điểm
GV thu một số phiếu học tập về nhà chấm
GV làm trọng tài chốt và cho điểm các nhóm.
*GV đưa câu hỏi, gọi học sinh đọc ,nêu yêu cầu
? So sánh thành thị trung đại với thành thị ngày nay xem có gì giống và khác nhau. 
Chia lớp thành 2 nhóm ,mỗi dãy thành 1 nhóm 
GV gọi học sinh đại diện nhóm trưởng trình bày. 
GV tuyên dương ,khích lệ nhóm có câu trả lời hay
*GV chốt nội dung thảo luận.
Làm theo yêu cầu của GV
- HS thực hiện theo nhóm phân công
- Cá nhân trong nhóm ghi lại nội dung vào phiếu học tập.
- Các nhóm thi đua trình bày 
- Hai nhóm hỏi lại nhau những vấn đề chưa rõ
- HS mỗi dãy hướng vào nhau thảo luận
- 2 nhóm trưởng trình bày
- Cá nhân ở mỗi nhóm có thể bổ sung thêm ý kiến mới và vấn đáp lại nhóm kia
Bảng phụ 
Bút dạ 
Giấy khổ to
Phiếu học tập
 Bài 12 - Tiết 17
 ĐỜI SỐNG KINH TẾ VĂN HOÁ 
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Phương tiện ,đồ dùng
3 phút
3 phút 
1. Sự chuyển biến của nền nông nghiệp
2. Thủ công nghiệp và thương nghiệp
*GV đưa câu hỏi, gọi học sinh đọc ,nêu yêu cầu
? So sánh nền nông nghiệp thời Lý và thời Tiền Lê rồi rút ra nhận xét
*GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận trong 3 phút .
* Nhóm nào có tín hiệu trình bày trước sẽ được thưởng điểm
GV nhận xét ,chốt nội dung. 
GV đưa câu hỏi, gọi học sinh đọc ,nêu yêu cầu
? Em có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa nông nghiệp - thủ công nghiệp và thương nghiệp.
*GV tổ chức cho học sinh thảo luận và trình bày 
*Gv nhận xét và chốt nội dung.
- Làm theo yêu cầu của GV
- Các nhóm lần lượt trình bày
- HS chia thành 2 nhóm ,mỗi dãy tạo thành 1 nhóm, thảo luận và trình bày
Bảng phụ 
Bút dạ 
Giấy khổ to
Phiếu học tập
 Tuần 10 - Tiết 19 
 LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ CHƯƠNG I,II
 GV lần lượt đưa bài tập ,chia lớp thành các nhóm để học sinh thảo luận và trình bày.
 GV tổ chức cho HS thảo luận xong, chốt đáp án và động viên, cho điểm
*Bài tập 1:
 Trong bối cảnh đất nước khi vua Đinh vừa mất ,triều đình rối loạn .Bên ngoài giặc Tống lăm le xâm lựơc . Thái hậu Dương Vân Nga đã khoác chiếc long bào cho Lê Hoàn ,tôn ông lên làm vua . 
 Em có suy nghĩ gì về việc làm này?
*Bài tập 2:
 Loạn 12 sứ quân là gì ? Vì sao xảy ra loạn 12 sứ quân?
*Bài tập 3:
 Sau khi giành thắng lợi , Lê Hoàn sai sứ sang nhà Tống trao trả tù binh và đặt quan hệ ngoại giao bình thường . Việc làm này có ý nghĩa gì?
*Bài tập 4:
 Bộ luật Hình thư thời Lý có gì tiến bộ?
*Bài tập 5:
 Nhận định nào sau đây là đúng ?
 A. Ta đem quân đánh nhà Tống trước để chúng tưởng rằng ta rất mạnh chúng sẽ không dám sang xâm lược nước ta.
 B.Ta đánh chúng để tấn công ,nếu thua ta cũng vinh dự hơn để chúng đánh ta thua
 C. Ta đánh trước để tập dượt cách đánh giặc.
 D. Ta đánh phá các kho hậu cần , kho vũ khí nhằm tiêu diệt một bộ phận ,làm giảm ý đồ xâm lược , chậm lại kế hoạch của chúng , ta có thời gian chuẩn bị kháng chiến.
 * Ở đây tôi mới chỉ đưa ra một số tình huống thảo luận nhóm tiêu biểu trong số những tình huống mà tôi đã áp dụng nghiên cứu.
PHỤ LỤC 3:
 ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ BÀI 
 I.Trắc nghiệm: (3 điểm)
Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng 
 a. Để khuyến khích nông dân sản xuất , vua Lý đã :
 A. Tổ chức lễ tế trời ,đất cầu mưa
 B. Về địa phương tổ chức lễ cày tịch điền
 C. Sai sứ giả nước ngoài lấy giống lúa mới về 
 D.Giảm sưu thuế cho nông dân
 b. Người đã dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước vào thế kỷ X là:
 A. Ngô Quyền 
 B. Đinh Bộ Lĩnh
 C. Lê Hoàn
 D. Nguyễn Huệ
 c. Lý Thường Kiệt cho xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (Thế kỷ XI) tại:
 A. Ải Chi Lăng
 B. Dọc sông Thương
 C. Dọc sông Như Nguyệt
 D Cửa sông Bạch Đằng
 d. Tác giả của bài "Sông núi nước Nam" là:
 A. Lý Thường Kiệt
 B. Trần Quốc Tuấn
 C.Lê Hoàn
 D.Trần Quang Khải
Câu 2.(1điểm). Điền cụm từ cho sẵn sau đây:(A Ráp , Ấn Độ , Hi-ma-lay-a, Tây Tạng) vào chỗ trống vào đoạn viết sau sao cho đúng:
 "Tên gọi đất nước(1) bắt nguồn từ tên một dòng sông,phát nguyên từ (2) vượt qua dãy (3) rồi đổ ra biển (4) đó là dòng sông Ấn"
Câu 3.(1điểm): Hãy nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B sao cho đúng
A.Thời gian
Nối
B.Sự kiện
A.Từ thế kỷ III trước công nguyên đến khoảng thế kỷ X
1.Xã hội phong kiến Phương Đông phát triển
2. Xã hội phong kiến Châu Âu phát triển
B. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV
3.Xã hội phong kiến Phương Đông hình thành
4. Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành
C. Từ thế kỷ V đến thế kỷ X
5. Xã hội phong kiến Châu Âu khủng hoảng và suy vong
D. Từ thế kỷ X đến thế kỷ XV
II.Tự luận : ( 7 điểm )
Câu 1. ( 2 điểm ) :Việc nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư nói lên điều gì?
Câu 2. ( 5 điểm ) :Hãy cho biết diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến thắng trên phòng tuyến Như Nguyệt ?
 ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM 
I.Trắc nghiệm : (3 điểm)
Câu 1. (1điểm ) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
 a. B ; b.B ; c.C ; d.A
Câu 2. (1điểm ) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm:
 Thứ tự phải điền là: 1.Ấn Độ 2. Tây Tạng 
 3.Hi-ma-lay-a 4.A Ráp
Câu 3. (1điểm )
 A + 3 B + 2 C + 3 D + 4
II.Tự luận :( 6 điểm )
Câu 1 .(2 điểm) - Quan tâm đến đời sống nhân dân
 - Giữ nghiêm kỷ cương phép nước 
Câu2. (5điểm) Học sinh cần nêu được các ý sau:
 1. Diễn biến: + Địch vượt sông đánh ta - ta đánh lại 
 + Ta bất ngờ đánh địch đêm cuối xuân 1077
 2. Kết quả : + Địch thua 
 + Ta giảng hoà - Địch rút quân về nước 
 3. Ý nghĩa : + Bảo vệ được độc lập tự chủ đất nước 
 + Nêu cao tinh thần yêu nước của dân tộc
 + Quân tống buộc phải từ bỏ mộng xâm lược Đại Việt
 PHỤ LỤC 4
 BẢNG ĐIỂM
 LỚP THỰC NGHIỆM 7A
STT
Họ và tên
Điểm kiểm tra sau tác động
1
Bùi Thị Vân Anh
8
2
Ngô Đình Bá
9
3
Nguyễn Ngọc Duy
8
4
Hoàng Văn Duy
8
5
Trần Thị Duyên
7
6
 Nguyễn Văn Đạt 
8
7
Vũ Ngọc Đức 
8
8
Phạm Văn Đức 
8
9
Đặng Thị Hiền
6
10
Bùi Thị Thu Hiền
7
11
Vũ Thanh Hoàng
8
12
Ngô Quốc Huy
8
13
Vũ Quốc Huy
8
14
 Nguyễn Văn Huyên
8
15
Lẫ Thị Thu Huyền 
3
16
Nguyễn Thế Hưởng
8
17
Tăng Thị Kiều
9
18
 Lục Thanh Liêm
8
19
Hoàng Mỹ Linh
8
20
Ngô Thị Ngọc
4
21
Hoàng Thị Minh Nguyệt
7
22
Nguyễn Thị Nhung
9
23
Bùi Duy Phong
8
24
Trần Thị Thu Phương
9
25
Vũ Văn Tân
8
26
Bùi Mạnh Tờn
9
27
Vũ Văn Thế 
8
28
Ngô Thị Thuỷ
8
29
Bùi Công Toán
8
30
Trần Văn Tới 
8
31
Vũ Thị Hồng Trang
9
32
Bùi Thị Xuân
8
 LỚP ĐỐI CHỨNG 7B
STT
Họ và tên
Điểm kiểm tra sau tác động
1
Ngô Tuấn Anh
6
2
Nguyễn Văn Công
3
3
Phạm Quốc Doanh
5
4
Vũ Thị Dung 
6
5
Phạm Xuân Dư
2
6
Phạm Văn Dân
4
7
Nguyễn Manh Hà
7
8
Nguyễn Nam Huyên
8
9
Lê Văn Hiệp
3
10
 Hoàng Thị Huế
4
11
Hoàng Quốc Huy
6
12
Ngô Mạnh Hùng
7
13
Trần Thị Hương
6
14
Đặng Quang Lý
5
15
Ngô Văn Long
3
16
Hoàng Văn Lịch
3
17
Nguỵ Thị Hồng Nga
7
18
Bùi Thị Ngọc 
8
19
Cao Thị Ngát
5
20
Ngô Thị Kim Ngân
6
21
Nguyễn Thị Nguyệt
3
22
Bùi Thị Nhài
7
23
Hoàng Thị Kiều Oanh
9
24
Hà Thu Phương
2
25
Lã Hồng Sơn
3
26
Ngô Văn Tiệp 
5
27
Ngô Minh Tiến
8
28
Ngô Thị Thuỳ Trang
5
29
Vũ Văn Thiên
7
30
Nguyễn Thị Thanh
8
31
Phạm Văn Kiên
5
32
Phạm Thị Yến
8
Lời kết:
 Là một giáo viên trẻ có tâm huyết , tôi muốn được học hỏi không ngừng. Dù tôi có điều kiện để nghiên cứu nhưng kinh nghiệm thì chưa nhiều .Đề tài trên của tôi có thể có những thiếu sót, rất mong các bạn đồng nghiệp đóng góp cho tôi những ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Liêm Hải ,ngày tháng năm
 Người thực hiện
 Bùi Thị Vân Huyền

Tài liệu đính kèm:

  • docDe tai lich su da chuyen doi font.doc