Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nhân vật Bá Kiến

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nhân vật Bá Kiến

NHÂN VẬT BÁ KIẾN

(Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao)

 Trong truyện “Chí Phèo”, Nam Cao đã khắc hoạ thành công nhiều kiểu nhân vật với những tính cách điển hình. Có thể dễ dàng nhận ra Bá Kiến là một nhân vật như vậy. Trong chuỗi ngày bất hạnh của Chí Phèo, trong bi kịch tha hoá và cả bi kịch bị từ chối quyền trở lại làm người của Chí đều có sự tham gia của Bá Kiến.

 Đây là một nhân vật được nhà văn dụng công miêu tả rất kĩ lưỡng không bằng ngoại hình mà bằng cách hành xử, nói năng và hành động của hắn trong không gian ngột ngạt của làng Vũ Đại trước cách mạng tháng Tám.

 Đầu tiên phải kể đến việc Chí Phèo lần đầu bước chân đến nhà y để làm canh điền. Lúc đó, y mới chỉ là lí Kiến, nhưng uy quyền đã ngất trời đất. Bằng chứng là bà Ba nhà hắn có ý lợi dụng Chí Phèo qua việc bắt Chí “bóp chân mà phải bóp cao lên mãi.”, hắn đã lập tức đẩy ngay Chí Phèo vào tù để ngăn ngừa hậu hoạ. Kể từ đó, bắt đầu quá trình tha hoá của nhân vật anh canh điền hiền lành chất phác; ra tù, Chí Phèo dần thay đổi nhân hình, nhân tính, trở thành nỗi lo sợ cho dân làng.

 Nhưng khi Chí Phèo đến nhà Bá Kiến để vòi tiền uống rượu, ta bắt đầu mới nhìn thấy sự xuất hiện của Bá Kiến trong tất cả bản chất vốn có. Chí Phèo đến khi Bá Kiến không có nhà, chỉ có các bà vợ của y. Lúc đầu, ai cũng sợ sự gào thét và cuồng nộ của Chí. Lí Cường (con trai Bá Kiến) về và “đổ thêm dầu vào lửa”, Chí Phèo đập luôn vỏ chai, rạch mặt và nằm lăn ra đất kêu gào. Những tưởng câu chuyện không thể được giải quyết, nhưng Bá Kiến đã về và tất cả mọi điều nhanh chóng trở nên êm đẹp. Bởi “cụ đã cất tiếng rất sang” ngay từ khi mới xuất hiện. Ta nhận ra nghệ thuật miêu tả nhân vật rất đặc sắc của Nam Cao. Thông qua hành động, lời nói mà tác giả đã khắc hoạ rõ nét bản chất nhân vật và thuyết phục người đọc. Hãy xem, Bá Kiến “đuổi các mụ vợ vào nhà., đàn bà thì biết gì.”, giải tán dân làng bằng giọng rất dịu. Và cuối cùng, xốc Chí Phèo dậy với lời dỗ dành ngọt ngào: “A, anh Chí, về rồi đấy à? Sao không đến tôi chơi?. Hãy đứng dậy vào nhà uống chén nước cho ấm bụng.”, rồi quay lại nháy mắt với lí Cường trước khi mắng con là vô lễ với “anh Chí”. Phần Chí Phèo, ngay từ khi Bá Kiến xuất hiện, đã không còn la lối nữa mà nằm im dưới đất “rên khe khẽ”. Bá Kiến đưa Chí vào nhà và kể từ sau lần ấy, Chí đã trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 995Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Nhân vật Bá Kiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÂN VẬT BÁ KIẾN
(Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao)
	Trong truyện “Chí Phèo”, Nam Cao đã khắc hoạ thành công nhiều kiểu nhân vật với những tính cách điển hình. Có thể dễ dàng nhận ra Bá Kiến là một nhân vật như vậy. Trong chuỗi ngày bất hạnh của Chí Phèo, trong bi kịch tha hoá và cả bi kịch bị từ chối quyền trở lại làm người của Chí đều có sự tham gia của Bá Kiến.
	Đây là một nhân vật được nhà văn dụng công miêu tả rất kĩ lưỡng không bằng ngoại hình mà bằng cách hành xử, nói năng và hành động của hắn trong không gian ngột ngạt của làng Vũ Đại trước cách mạng tháng Tám.
	Đầu tiên phải kể đến việc Chí Phèo lần đầu bước chân đến nhà y để làm canh điền. Lúc đó, y mới chỉ là lí Kiến, nhưng uy quyền đã ngất trời đất. Bằng chứng là bà Ba nhà hắn có ý lợi dụng Chí Phèo qua việc bắt Chí “bóp chân mà phải bóp cao lên mãi...”, hắn đã lập tức đẩy ngay Chí Phèo vào tù để ngăn ngừa hậu hoạ. Kể từ đó, bắt đầu quá trình tha hoá của nhân vật anh canh điền hiền lành chất phác; ra tù, Chí Phèo dần thay đổi nhân hình, nhân tính, trở thành nỗi lo sợ cho dân làng.
	Nhưng khi Chí Phèo đến nhà Bá Kiến để vòi tiền uống rượu, ta bắt đầu mới nhìn thấy sự xuất hiện của Bá Kiến trong tất cả bản chất vốn có. Chí Phèo đến khi Bá Kiến không có nhà, chỉ có các bà vợ của y. Lúc đầu, ai cũng sợ sự gào thét và cuồng nộ của Chí. Lí Cường (con trai Bá Kiến) về và “đổ thêm dầu vào lửa”, Chí Phèo đập luôn vỏ chai, rạch mặt và nằm lăn ra đất kêu gào. Những tưởng câu chuyện không thể được giải quyết, nhưng Bá Kiến đã về và tất cả mọi điều nhanh chóng trở nên êm đẹp. Bởi “cụ đã cất tiếng rất sang” ngay từ khi mới xuất hiện. Ta nhận ra nghệ thuật miêu tả nhân vật rất đặc sắc của Nam Cao. Thông qua hành động, lời nói mà tác giả đã khắc hoạ rõ nét bản chất nhân vật và thuyết phục người đọc. Hãy xem, Bá Kiến “đuổi các mụ vợ vào nhà..., đàn bà thì biết gì...”, giải tán dân làng bằng giọng rất dịu. Và cuối cùng, xốc Chí Phèo dậy với lời dỗ dành ngọt ngào: “A, anh Chí, về rồi đấy à? Sao không đến tôi chơi?. Hãy đứng dậy vào nhà uống chén nước cho ấm bụng...”, rồi quay lại nháy mắt với lí Cường trước khi mắng con là vô lễ với “anh Chí”. Phần Chí Phèo, ngay từ khi Bá Kiến xuất hiện, đã không còn la lối nữa mà nằm im dưới đất “rên khe khẽ”. Bá Kiến đưa Chí vào nhà và kể từ sau lần ấy, Chí đã trở thành tay sai đắc lực cho Bá Kiến, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.
	Chừng đó, đủ để chúng ta nhận ra bản chất gian hùng, xảo quyệt của con “cáo già” này. Bên trong sự ngọt ngào của y là tất cả những thủ đoạn ma mãnh và một lòng dạ lang sói. Một Chí Phèo cho dù có gan rạch mặt, la làng; cho dù có liều lĩnh đến mấy cũng không thể có đủ sắc sảo để nhận ra ẩn ý thâm độc phía sau thái độ của lão Bá. Một tay lão đã làm thay đổi số phận một con người, nhiều con người trong xã hội nông thôn Việt Nam thời kì đầu thế kỉ XX. 
Từ một Chí Phèo đã bị đẩy vào tù không thương tiếc, bị lợi dụng không thương tiếc, đến nhiều thanh niên trai tráng sau Chí Phèo có thể sẽ cùng chung số phận. Đó là khi Nam Cao miêu tả Chí xách dao tìm đến nhà Bá Kiến lần thứ ba, trong khi lão này đang nằm mong chờ bà Tư về và tức giận lũ trai trẻ cứ “vây quanh” mụ vợ lão. Tác giả đã để cho nhân vật này bộc lộ bản chất thông qua một ao ước: ước gì ông có thể cho hết chúng mày vào tù. Dường như lịch sử đang lặp lại trong uớc muốn ấy của Bá Kiến. Vậy thì đâu chỉ riêng Chí Phèo bị Bá Kiến làm cho biến đổi?. Nhân vật này quả là một tính cách điển hình đại diện tiêu biểu cho tầng lớp cường hào ác bá ở nông thôn Việt Nam đầu thế kỉ. 
	Và như vậy, việc Bá Kiến bị đâm chết là một tất yếu của lịch sử xã hội. Nó phản ánh tình hình xã hội Việt Nam những ngày cuối cùng của chế độ thực dân: có áp bức tất có đấu tranh, tức nước vỡ bờ...
	Qua nhân vật Bá Kiến, ta cảm nhận được nghệ thuật viết văn bậc thầy của Nam Cao trong cách thức diễn tả quá trình tâm lí của nhân vật, trong giọng văn biến hoá với lời trần thuật nửa trực tiếp độc đáo, linh hoạt, không đơn điệu: đối thoại và độc thoại nội tâm, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện nhiều khi lồng ghép vào nhau đầy sức thuyết phục.
	Nhân vật Bá Kiến, cùng với các nhân vật khác trong tác phẩm “Chí Phèo”, đã làm nên thành công lớn của Nam Cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docNhan vat Ba Kien.doc