Đề tài Cách khắc phục khó khăn để vận dụng tốt phương pháp học theo hợp đồng trong môn ngữ văn thcs

Đề tài Cách khắc phục khó khăn để vận dụng tốt phương pháp học theo hợp đồng trong môn ngữ văn thcs

1- Thực trạng:

- Yêu cầu đổi mới PP dạy – học là điều kiện để giáo dục Việt Nam phát triển. Nhất là hiện nay GV phải tiếp cận nhanh các PP, KT dạy - học tích cực để chuẩn bị sẵn sàng cho công cuộc cuộc đổi mới giáo dục giai đoạn từ sau năm 2015. PP Học theo hợp đồng là một trong những PP, KT dạy – học tích cực đã được ứng dụng thử nghiệm ở một số tỉnh thành phía Bắc theo dự án giáo dục Việt – Bỉ và được giới chuyên môn cấp Bộ, ngành nghiệm thu, đánh giá khả quan. Việc triển khai đại trà các PP, KT dạy – học tích cực nói chung và PP Học theo hợp đồng nói riêng đã phổ biến trên đất nước ta.

 

doc 39 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Cách khắc phục khó khăn để vận dụng tốt phương pháp học theo hợp đồng trong môn ngữ văn thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI SKKN 2013: 
CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN 
ĐỂ VẬN DỤNG TỐT PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO HỢP ĐỒNG 
TRONG MÔN NGỮ VĂN THCS
Người thực hiện: Huỳnh Thị Phượng Hiền 
* Nội dung đề tài:
A- MỞ ĐẦU:
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1- Thực trạng: 
- Yêu cầu đổi mới PP dạy – học là điều kiện để giáo dục Việt Nam phát triển. Nhất là hiện nay GV phải tiếp cận nhanh các PP, KT dạy - học tích cực để chuẩn bị sẵn sàng cho công cuộc cuộc đổi mới giáo dục giai đoạn từ sau năm 2015. PP Học theo hợp đồng là một trong những PP, KT dạy – học tích cực đã được ứng dụng thử nghiệm ở một số tỉnh thành phía Bắc theo dự án giáo dục Việt – Bỉ và được giới chuyên môn cấp Bộ, ngành nghiệm thu, đánh giá khả quan. Việc triển khai đại trà các PP, KT dạy – học tích cực nói chung và PP Học theo hợp đồng nói riêng đã phổ biến trên đất nước ta.
- Xu thế thời đại đòi hỏi con người phải có KNS, phải biết tương tác để tồn tại. PP Học theo hợp đồng cũng là một cách giúp HS rèn luyện kĩ năng tương tác.
- Các đối tượng HS trong các lớp ở THCS có sự phân hóa trình độ, ‎ý thức rất rõ rệt à đòi hỏi phải dạy học phân hóa nhằm đáp ứng đầy đủ các đối tượng HS. Trong khi đó, PP Học theo hợp đồng chính là một PP thỏa mãn hầu hết các đối tượng HS.
- Mặc dù đã được các cấp chuyên môn tập huấn từ hè năm 2010 nhưng đến nay đa số GV Ngữ Văn trong trường nói riêng, trong TP Quy Nhơn nói chung hầu như vẫn chưa vận dụng PP Học theo hợp đồng trong giảng dạy bộ môn (căn cứ vào phiếu khảo sát GV NV đại diện các trường trong cuộc họp sinh hoạt chuyên môn do HĐ bộ môn NV TP tổ chức vào ngày 22-11-2-12).
- Việc vận dụng PP Học theo hợp đồng trong giảng dạy bộ môn NV THCS diễn ra quá chậm chạp như vậy là do: 
+ Đặc trưng của môn Ngữ Văn có phần đa dạng, phức tạp, khó vận dụng.
+ GV chưa thực sự hiểu rõ về PP và các kỹ năng cần thiết để thiết kế, tổ chức và quản lí HS nên ngại bắt tay vào việc thực hiện.
+ Thời gian hạn hẹp, khó hoàn thành kế hoạch bài học (cháy giáo án)
+ Khả năng tập trung học tập, độc lập suy nghĩ sáng tạo của HS lứa tuổi THCS chưa cao.
+ HS thụ động, lười học
+ GV không đủ sức lực, thời gian, tài chính để chuẩn bị hợp đồng, phiếu hỗ trợ, đáp án.
+ HS thiếu kĩ năng giao tiếp, hợp tác
+ HS chưa biết cách ghi chép bài
+ GV e ngại việc đánh giá tiết dạy, việc đảm bảo thành tích học tập của HS hoặc áp lực thi cử. 
+ Sĩ số lớp quá đông (40-50HS/lớp).
2- Ý nghĩa và tác dụng của đề tài:
- Đúc rút một số giải pháp khắc phục khó khăn từ sự trải nghiệm của GV và HS qua những hoạt động học tập theo PP Học theo hợp đồng.
- Giúp GV Ngữ Văn THCS có thêm niềm tin và cơ sở để mạnh dạn, nhanh chóng triển khai vận dụng PP Học theo hợp đồng trong giảng dạy bộ môn.
3- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu cách khắc phục những khó khăn trong việc vận dụng PP Học theo hợp đồng trong môn NV THCS.
- Đề tài được nghiên cứu ở phương diện thực hành là chủ yếu.
- Các đối tượng để nghiên cứu là giáo viên, học sinh của trường THCS Ngô Mây và các trường khác trên địa bàn TP Quy Nhơn.
II- Phương pháp tiến hành:
1- Cơ sở:
1.1/ Lí luận: 
- Mục tiêu giáo dục:
Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. (Theo Luật giáo dục)
- Phương pháp giáo dục:
Phương pháp giáo dục phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. (theo Luật giáo dục)
- Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục: 
Bộ GD và ĐT đã nêu trong Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2009-2020: Giáo dục phải bám sát nhu cầu và đòi hỏi của xã hội, thông qua việc thiết kế các chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu cung cấp nhân lực phục vụ các ngành kinh tế đa dạng. Vì HS có những mong muốn nhu cầu khác nhau, điều kiện sống và học tập khác biệt, giáo dục chỉ thực sự có hiệu quả nếu không đồng nhất mọi đối tượng. Giáo dục phải chú trọng nhiều hơn đến cơ hội lựa chọn trong học tập cho mỗi học sinh. Các chương trình, giáo trình và các phương án tổ chức dạy học phải đa dạng hơn, tạo cơ hội cho mỗi HS những gì phù hợp với chuẩn mực chung nhưng gắn với nhu cầu, nguyện vọng và điều kiện học tập của mình. 
- Lí thuyết dạy học phân hóa
- Lí thuyết dạy và học tích cực – Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực.
- PP Học theo hợp đồng – Tài liệu tập huấn
- Nguyên tắc tích hợp trong môn NV.
1.2/ Thực tiễn:
- Thực tiễn giảng dạy môn Ngữ Văn THCS.
2- Các biện pháp tiến hành:
- Chủ yếu dựa vào thực tế giảng dạy, giáo dục ở đơn vị để đúc rút kinh nghiệm, kết luận giải pháp: Khảo sát các đối tượng HS; thăm dò thực tiễn giảng dạy, giáo dục ở trường THCS qua việc khảo sát CB- GV.
- Đối sánh với lý luận dạy học.
- Thống kê, phân tích, tổng hợp, đánh giá.
+ Thời gian áp dụng thử nghiệm các giải pháp giúp HS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện: từ năm học 2011-2012 đến nay. 
B. NỘI DUNG: 
I- Mục tiêu: Nhiệm vụ của đề tài:
- Gần 2 năm nay, sau khi được tập huấn, tôi đã từng bước vận dụng, trải nghiệm cùng với học sinh và đồng nghiệp các PP, KT dạy học tích cực. Trong đó, có vận dụng khá nhiều bài dạy theo PP Học theo hợp đồng và cũng đã gặp phải không ít khó khăn. Tôi xây dựng đề tài này nhằm đúc kết một số kinh nghiệm và sáng kiến khắc phục những khó khăn ấy để chia sẻ cùng quí thầy cô giáo dạy NV THCS; góp phần thúc đẩy hoạt động dạy- học của nhà trường ngày càng đi lên.
- Đề tài giúp lãnh đạo và cán bộ quản lý ngành giáo dục nhìn nhận, đánh giá qua thực tiễn giáo dục ở cơ sở. Từ đó có những biện pháp giúp đỡ GV NV THCS khắc phục khó khăn nhằm thúc đẩy công tác đổi mới PP dạy học; góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn Ngữ văn nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung. 
- Đồng thời, đề tài mang tính chất cụ thể hóa lí thuyết PP Học theo hợp đồng bằng những nội dung minh họa được chọn lọc từ quá trình trải nghiệm thực tiễn. Cho nên đề tài còn làm giàu thêm kho tài nguyên tư liệu giáo dục, giúp thầy cô giáo và học sinh THCS có thêm tài liệu tham khảo để vận dụng PP Học theo hợp đồng trong môn Ngữ văn; quyết tâm đổi mới PP dạy học, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy – học của nhà trường THCS.
II. Mô tả giải pháp: 
1. Thuyết minh tính mới:
1.1/ Nội dung giải pháp:
1.1.1/ GV NV THCS chịu khó trau dồi chuyên môn, học hỏi, cầu tiến đồng thời quyết tâm, mạnh dạn đổi mới PP dạy học nói chung và vận dụng PP Học theo hợp đồng nói riêng.
	Thứ nhất, GV là người trực tiếp đứng lớp, có quyền quyết định trong giảng dạy rất lớn. Chúng ta có muốn đổi mới PP dạy học không, có quyết tâm vận dụng và tìm kiếm sự thành công cho những hoạt động dạy học theo PP Học theo hợp đồng không? Nếu muốn thì xin mời quí đồng nghiệp hãy trau dồi chuyên môn phục vụ cho việc vận dụng PP Học theo hợp đồng trong môn Ngữ Văn bằng cách nghiên cứu, tham khảo các nguồn sau:
- Quyển sách: DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC – MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC do Ban quản lí dự án Việt – Bỉ tổ chức biên soạn, được Nhà xuất bản Đại học sư phạm phát hành năm 2010. Quyển sách này đã được cung cấp về cho mỗi trường THCS trên địa bàn TP Quy Nhơn 1 quyển sau đợt tập huấn PP, KT dạy học tích cực do Sở, Phòng GD tổ chức đầu năm học 2010-2011.
- Một số băng hình (sản phẩm của dự án Việt – Bỉ): Dự án đã phát hành được 3 băng hình tiết dạy theo PP Học theo hợp đồng là: 
	+ Băng hình tiết dạy môn Xác xuất thống kê – Bài Luyện tập về ước lượng tham số; GV: cô Vũ Thị Bình, Trường Cao đẳng sư phạm Lào Cai. 
	Băng hình này nằm trong đĩa DVD đã cung cấp về từng trường THCS ở TP Quy Nhơn (1 đĩa DVD PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC – CÁC BÀI DẠY MẪU / trường).
	+ Băng hình tiết dạy môn Ngữ văn – Tiết 55: Ôn tập truyện dân gian; GV: cô giáo Bạch – Bắc Kạn
	+ Băng hình tiết dạy môn Toán, lớp 8 – Bài Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông; Thầy giáo Nguyễn Mộng Giao – Tuyên Quang.
	(Hai băng hình môn NV và Toán được giới thiệu trong mô-đun PP Học theo hợp đồng – Tài liệu tập huấn nhưng có lẽ chúng ta phải chờ đợi thêm vì chưa tìm được trên các nguồn phát hành rộng rãi.)
- Mô-đun PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO HỢP ĐỒNG –TÀI LIỆU TẬP HUẤN do PGS, Tiến sĩ Nguyễn Tuyết Nga cùng Tiến sĩ Leen Pil (thuộc Ban quản lí dự án Việt – Bỉ) biên soạn. (Tài liệu được hai tác giả - Tiến sỹ Nguyễn Tuyết Nga (Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) và Tiến sỹ Dr. Leen Pil (Trung tâm Giáo dục trải nghiệm, Đại học Leuven, Vương quốc Bỉ) đồng biên soạn, cùng với sự hợp tác của nhóm nòng cốt đến từ 5 trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm. Cuốn tài liệu đề cập phương pháp học theo hợp đồng từ các khía cạnh khác nhau của phương pháp này. Sau khi hoàn chỉnh vào năm 2011, cuốn tài liệu được Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục thẩm định và đề xuất đưa vào danh sách tài liệu tham khảo cho giáo viên THCS. Cuốn tài liệu cũng đã được giới thiệu tới nhóm nòng cốt của các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm. Nhóm nòng cốt này sau đó đã nhân rộng thành công tới các giảng viên và sinh viên các trường sư phạm này trong giai đoạn 2011-2012. Tiếp theo sau đây, cuốn tài liệu sẽ được sử dụng trong các tập huấn bồi dưỡng giáo viên do Sở GD&ĐT tổ chức tại 5 tỉnh. Theo kế hoạch tập, các khóa tập huấn nhân rộng vào tháng 3-tháng 4 năm 2013 cho giáo viên tại 5 tỉnh thuộc chương trình giáo dục VVOB chắc chắn sẽ giới thiệu chủ đề này tới nhiều giáo viên THCS hơn, góp phần vào công cuộc đổi mới theo hướng dạy học tích cực tại các địa phương này. – Trích tải từ Internet: Tập huấn nhóm nòng cốt về Dạy học theo Hợp đồng, Thái Nguyên 17-19 tháng 1 năm 2013, đăng tải ngày 25/01/2013) 
	Hiện giờ, chúng ta có thể tải tài liệu này từ nguồn Internet.
- Đề tài CÁCH KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN ĐỂ VẬN DỤNG TỐT PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO HỢP ĐỒNG TRONG MÔN NGỮ VĂN THCS của Huỳnh Thị Phượng Hiền – GV NV THCS Ngô Mây.
	Ngoài ra, để bổ trợ thêm, chúng ta cũng có thể tham khảo thêm những tài liệu tập huấn về Dạy học Dựa trên Giải quyết vấn đề, Học theo góc, Đánh giá dạy và học tích cực (Đều là sản phẩm của dự án Việt – Bỉ). 
	Thứ hai, mong thầy cô giáo NV THCS mạnh dạn thử nghiệm, trải nghiệm. Đừng e ngại, dẫu biết rằng, so với các PP, KT dạy học tích cực khác, PP Học theo hợp đồng quả là khó vận dụng hơn nhiều, nhất là đối với môn Ngữ văn thì việc vận dụng càng phức tạp bởi đây là một bộ môn có đặc trưng riêng biệt; nhưng xin quí vị hãy tin và trân trọng những ưu điểm tuyệt vời của PP này. Hãy dấn thân, dẫu có hơi phiêu lưu, mạo hiểm một chút (như lời vài đồng nghiệp chia sẻ) nhưng Thất bại là mẹ thành công, chúng ta cố gắng tìm cách khắc phục những khó khăn từ các sai sót trong quá trình vận dụng PP Học theo hợp đồng khi giảng dạy bộ môn NV.
1.1.2/ Kết nối các hoạt động hợp tác, chia sẻ , rút kin ... -8 hs)
5
Trình bày lập luận cho một luận điểm cụ thể (BTII.2/sgk).
Sgk trang 34- Vở soạn, vở BT
Cá nhân-Nhóm trao đổi, trình bày vào vở BT
6
Học thuộc khái niệm, PP lập luận trong văn NL
TỰ
CHỌN
sgk
Cá nhân
7
Tập nêu luận điểm và trình bày lập luận làm sáng rõ luận điểm đó (BTII.3/sgk).
- Thầy bói xem voi
Sgk trang 34- Vở soạn, vở BT
Cá nhân-Nhóm trao đổi, trình bày vào vở BT
8
Tập nêu luận điểm và trình bày lập luận làm sáng rõ luận điểm đó (BTII.3/sgk).
- Ếch ngồi đáy giếng
Sgk trang 34- Vở soạn, vở BT
Cá nhân-Nhóm trao đổi, trình bày vào vở BT
9
Viết ĐV trình bày lập luận (tự chọn luận điểm để tập lập luận cho thuyết phục)
Vở BT
Cá nhân Suy ngẫm, viết
10
Giới thiệu một số ĐV lập luận chuẩn mực
SGK, Sách tham khảo
Cá nhân-nhóm Tham khảo, trao đổi
	HOẠT ĐỘNG 3: Nghiệm thu hợp đồng (nhiệm vụ 1,2,3 – đã thực hiện ở vở soạn)
	CSBM điều khiển lớp (dựa vào đáp án ghi ở bảng phụ) đánh giá đồng đẳng (đổi chéo vở soạn để chấm bài cho nhau).
	HOẠT ĐỘNG 4: Thực hiện hợp đồng (nhiệm vụ 4,5,6,7,8,9,10)
- GV hướng dẫn HS thực hiện Hợp đồng (nhiệm vụ 4,5,6,7,8,9,10)à phát phiếu hỗ trợ một số nhiệm vụ
PHIẾU HỖ TRỢ
NHIỆM VỤ 4: So sánh kết luận ở I-2 với II.1 à nhận ra đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận.
- Giống: đều là những kết luận (luận điểm)
- Khác: a./ Về hình thức: Lập luận trong đời sống hàng ngày thường được diễn đạt dưới hình thức một câu. Còn lập luận trong văn nghị luận thường được diễn đạt dưới hình thức một tập hợp câu.
b./ Về nội dung, ý nghĩa: - Trong đời sống, lập luận thường mang tính cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh. Còn lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính nghị luận, chặt chẽ và tường minh.
NHIỆM VỤ 5: Lập luận cho luận điểm Sách là người bạn lớn của con người 
Chọn PP lập luận để đưa ra luận cứ à làm nổi bật luận điểm
- Lập luận nhân quả: đưa ra những lí do (nhân) để khẳng định Sách là người bạn lớn của con người (quả)
+ Sách là kho báu tri thức được nhân loại đúc kết và ghi lại qua hàng ngàn năm.
+ Sách đem lại nhiều lợi ích cho con người .
+ Không có sách, đời sống nhân loại sẽ nghèo nàn, tăm tối.
- Lập luận chứng minh theo dòng thời gian: 
+ Trong quá khứ, sách là người bạn lớn của con người
+ Trong đời sống hiện đại: sách vẫn mãi mãi là người bạn lớn của con người.
- Lập luận tương đồng: + Có nhiều câu danh ngôn tương tự (cùng ca ngợi vai trò, tác dụng của sách đối với con người)
Sách là công cụ đem lại sự anh minh. (Iacomenski)
Một cuốn sách tốt có thể định đoạt cả cuộc đời của trẻ em. (Victor Hugo)
Sách giống như thuốc, biết đọc sách có thể chữa khỏi bệnh ngu dốt. (Lưu Hương)
Sách báo là trí thức. Và tri thức sẽ giúp con người hướng đến cái chân, cái thiện, cái mỹ. (John Beringhams)
Sách giải trí cũng ích lợi cho sức khỏe như tập thể dục. (Kant)
Với quyển sách làm vũ khí, tinh thần và vật chất sáng ngời trong tay, chúng ta chiến đấu cho tự do, hạnh phúc của loài người. (Romain Rolland)
Tứ tử thiên kim-Bất như tứ tử nhất kinh. (Để lại cho con ngàn vàng-Không bằng để lại một quyển sách)
(Thành ngữ Trung Quốc)
Không đọc sách thì cuộc sống thực là nặng nề. (V.I.Lênin)
Sách là thuốc bổ tinh thần- Sách là thuốc chữa tội ngu. (Hồ Chí Minh)
Dẫu có bạc vàng trăm vạn lạng- Chẳng bằng kinh sử một vài kho. (Lê Quý Đôn)
Sách là người bạn tốt nhất. Gặp khó khăn gì trong cuộc sống ta cũng có thể nhờ cậy sách. Sách không bao giờ phản bội. (Anphông Đôđê)
Sách vở là con tàu tư duy vượt qua sóng nước thời gian và trân trọng chở những hàng hóa quý giá từ thế hệ này sang thế hệ khác (P.Bêcơn)
Sách là cây đèn thần soi sáng cho con người trên những nẻo đường xa xôi nhất và tối tăm nhất của cuộc đời. (A.Upit)
Căn nhà không có sách giống như cơ thể không có linh hồn. (Xixêrông)
+ Có nhiều hoạt động tôn vinh giá trị của sách:
a. Lập Thư viện ở khắp nơi để lưu giữ, trưng bày và phục vụ bạn đọc.
b. Trao Giải thưởng xứng đáng cho những cá nhân và tập thể sáng tạo nên những quyển sách bổ ích. 
c. Lên án những kẻ gây ra tội ác hủy hoại sách (kẻ xâm lược, hôn quân bạo chúa)
+ Có nhiều hoạt động tốt đẹp để sách thực sự là người bạn lớn của con người:
a. Tổ chức Ngày hội đọc sách.
b. Tuyên truyền, phát hành, quảng bá những loại sách chất lượng, có ích cho con người.
c. Ngăn chặn, loại bỏ những loại sách độc hại đối với con người.
- Lập luận tương phản: Hiện nay có nhiều bạn trẻ không biết coi trọng sách, lười đọc sách > < Sách là người bạn lớn của con người.
- Lập luận giải thích: + Sách là gì?
+ Sách có tác dụng như thế nào đối với con người?	
+ Làm thế nào để sách mãi mãi là người bạn lớn của con người? 
- Lập luận tổng – phân – hợp: 
+ Tổng: Nêu khái quát LĐ: Sách là người bạn lớn của con người.
+ Phân: nêu cụ thể: . Trong quá khứ, sách là người bạn lớn của con người
. Trong đời sống hiện đại: sách vẫn mãi mãi là người bạn lớn của con người.
+ Hợp: Khẳng định sách là người bạn lớn, con người cần yêu quí, giữ gìn và làm giàu cho sách.
NHIỆM VỤ 8: Nêu luận điểm – tập lập luận (bài học rút ra từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng)
- Luận điểm: Cái giá phải trả cho những kẻ ngu dốt, kiêu căng/ Kẻ nào ngu dốt mà kiêu căng hợm mình thì tất yếu phải trả giá/ Chớ ngu dốt, kiêu căng/ Thật đáng đời cho những kẻ ngu dốt, kiêu căng 
- Luận cứ: + Dẫn chứng chuyện con ếch trong câu chuyện ngụ ngôn.
+ Chỉ ra tác hại khôn lường dành cho những kẻ ngu dốt vì không chịu học hỏi, kiêu căng
 + Làm thế nào để loại bỏ thói xấu kiêu căng ?
NHIỆM VỤ 9: ĐV tham khảo
CÁI XẤU CỦA HỌC SINH NGÀY NAY
	Ngày nay HS chúng ta quả là đáng chê trách . Thật đáng lo ngại, thật đáng báo động về tình hình nghiêm trọng của một bộ phận không nhỏ trong chúng ta. Từ lười học, bỏ học đến sa đà vào các tệ nạn xã hội; từ bất hiếu trong gia đình đến vô đạo đức ngoài xã hội, hầu như khắp nơi đều có và lúc nào cũng có. Những hành vi xấu ấy đã quá phổ biến đến mức gây ra bao hậu quả đau lòng cho chính các bạn HS và cả gia đình, xã hội. Mong các bạn hãy mau mau thức tỉnh!
	HOẠT ĐỘNG 5: Nghiệm thu hợp đồng (nhiệm vụ 4,5,6,7,8,9,10)
- HS tương tác với nhau để đánh giá các nhiệm vụ 4,5,6,7,8,10. (đánh giá dựa vào sự thảo luận, kiểm tra bài của nhau, dò bài lẫn nhau). CSBM bao quát chung và báo cáo những vấn đề nảy sinh ở các nhóm.
- GV chấm một số ĐV của các đối tượng HS (nhiệm vụ 9) à nhận xét, giúp HS chỉnh sửa, bổ sung.
	HOẠT ĐỘNG 6: Tổng kết tiết học – Dặn HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo.
* Kết quả - Rút kinh nghiệm:
- Đối chiếu với Phiếu quan sát Học theo hợp đồng – Mô-đun Học theo hợp đồng của dự án Việt- Bỉ, việc vận dụng đạt ở mức độ từ 4 trở lên cho từng tiêu chí. 
NỘI DUNG QUAN SÁT
MỨC ĐỘ
1
2
3
4
5
1. Xây dựng được không khí thoải mái, số lượng BT/nhiệm vụ, thời gian hợp lí.
x
2. Nội dung các nhiệm vụ bắt buộc đã đảm bảo HS cơ bản đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng.
x
3. Nhiệm vụ tự chọn đảm bảo củng cố, khắc sâu kiến thức và kĩ năng, phân hóa được HS.
x
4. Phát triển một chuỗi các nhiệm vụ/BT có hệ thống đáp ứng được mục tiêu học tập.
x
5. Nhiệm vụ/BT gắn với thực tế và khuyến khích sự sáng tạo của HS.
x
6. Sắp xếp hợp lí, linh hoạt các hợp đồng để GV có thể dành nhiều thời gian hỗ trợ HS khi HS có nhu cầu.
x
7. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS khi lựa chọn các nhiệm vụ.
x
8. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS thông qua hệ thống tự sửa lỗi, ở các mức độ hỗ trợ phù hợp và thông qua khả năng sử dụng các phương tiện truyền thông đa dạng và các hình thức thể hiện và thực hiện đa dạng.
x
9. Tăng cường sự tham gia tích cực của HS trong quá trình đánh giá và vượt ra ngoài khuôn khổ kết quả thực hiện.
x
10. Sử dụng mọi cơ hội để giáo dục cá nhân và phát triển kĩ năng xã hội của HS khi tham gia các hợp đồng. HS làm việc độc lập và có hợp tác, hỗ trợ khi cần.
x
3.3/ Tác động xã hội tích cực; cải thiện môi trường, điều kiện lao động:
C.KẾT LUẬN: 
1. Những điều kiện, kinh nghiệm áp dụng giải pháp Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện: 
Để áp dụng giải pháp mới như đã nêu trong đề tài, rất cần đến sự phối hợp đồng bộ với sức mạnh tập thể của tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong đó, CB quản lý cần quan tâm; GV phải có tinh thần quyết tâm và kiên trì vượt khó đồng thời luôn có ý thức trau dồi chuyên môn, tay nghề. Đặc biệt là nên khích lệ, phát huy tính sáng tạo, ý thức cầu tiến của HS. 
Cần lưu ý đến những khó khăn, trở ngại của CB-GV, HS, PHHS trong quá trình thực hiện các giải pháp của đề tài để từng bước tháo gỡ; không nên nôn nóng, vội vã, nếu quá máy móc cứng nhắc, duy ý chí sẽ phản tác dụng khi gây áp lực lớn đến các đối tượng trên. Những gian nan, thử thách có lẽ luôn đồng hành với quá trình thực hiện các giải pháp của đề tài cho nên càng cần sự cố gắng của tất cả mọi người.
Đây mới chỉ là những thử nghiệm bước đầu nên trong quá trình áp dụng, mọi người tiếp tục rút kinh nghiệm, bổ sung và đóng góp cho đề tài thêm hoàn thiện. Thiết nghĩ, không có giải pháp nào là hoàn toàn tối ưu. Cần vận dụng đề tài một cách linh hoạt, phù hợp với đặc thù từng nơi, từng thời điểm, từng tính chất công việc, từng người khác nhau. 
2. Những triển vọng trong việc vận dụng và phát triển giải pháp Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện: 
- Nếu đề tài được vận dụng tốt, sẽ đẩy mạnh phong trào Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, phong trào Xây dựng Trường học văn hóa, phong trào Ứng dụng CNTT; đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS; hạn chế tình trạng HS bỏ học; giảm thiểu hiện tượng HS vi phạm pháp luật; bồi dưỡng tài năng, tâm hồn, nhân cách cho HS ...
- Có thể áp dụng các giải pháp của đề tài một cách linh hoạt với mọi đối tượng GV, HS ở trường THCS.
- Khi vận dụng đề tài một cách sáng tạo, thực tiễn giáo dục ở trường THCS sẽ làm giàu thêm những giải pháp giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện.
3.Đề xuất, kiến nghị:
- Các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện để việc giúp HS THCS ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện ngày càng đem lại những kết quả tốt đẹp.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương, tuyên truyền rộng rãi trong xã hội để HS THCS ứng dụng CNTT theo hướng tích cực nhất.
- Chính quyền, đoàn thể quan tâm hơn đến đời sống vật chất, tinh thần của CB-GV-NV ngành giáo dục để họ làm tốt hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó có việc giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT học tập, rèn luyện.
- Trong quá trình áp dụng giải pháp mới của đề tài Giúp HS THCS tích cực ứng dụng CNTT trong học tập, rèn luyện, tránh gây áp lực quá tải lên GV, HS. Các cấp lãnh đạo, quản lý chỉ nên định hướng chung còn chủ yếu là dành phần chủ động, linh hoạt sáng tạo cho GV, HS THCS – những người trực tiếp thực hiện việc ứng dụng CNTT trong công tác dạy – học.
	Đề tài hoàn thành ngày 24 tháng 2 năm 2013
 Người thực hiện
 Huỳnh Thị Phượng Hiền

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ TÀI SKKN 2013 - HỌC THEO HỢP ĐỒNG.doc