Đề tài Giúp học sinh nhận biết dạng toán di truyền liên kết gen bằng cách phân biệt với dạng toán phân li độc lập

Đề tài Giúp học sinh nhận biết dạng toán di truyền liên kết gen bằng cách phân biệt với dạng toán phân li độc lập

Để thực hiện nhiệm vụ dạy học theo mục tiêu và nội dung của chương trình , sách giáo khoa Sinh học đã được đổi mới theo định hướng chung là tăng cường tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh , chương trình sách giáo khoa mới bên cạnh việc kế thừa , chương trình mới còn phát triển và khác biệt nhiều so với chương trình cải cách như : Nguyên phân , giảm phân , phát sinh giao tử và thụ tinh , di truyền liên kết , mối quan hệ gen và ARN . , ở đây , nói gọn trong đề tài này tôi xin đề cập đến vấn đề cụ thể : giữa dạng toán phân li độc lập và di truyền liên kết mới đọc sơ qua dữ kiện đề bài và với trình độ còn non kém về toán di truyền của học sinh các em có thể liên tưởng và nhầm lẫn với dạng toán phân li độc lập . Để giúp học sinh khỏi nhầm lẫn và giải toán di truyền liên kết tôi chọn đề tài “Giúp học sinh nhận biết dạng toán di truyền liên kết gen bằng cách phân biệt với dạng toán phân li độc lập”.

doc 7 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1210Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Giúp học sinh nhận biết dạng toán di truyền liên kết gen bằng cách phân biệt với dạng toán phân li độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
 1. Cơ sở lí luận :
Để thực hiện nhiệm vụ dạy học theo mục tiêu và nội dung của chương trình , sách giáo khoa Sinh học đã được đổi mới theo định hướng chung là tăng cường tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh , chương trình sách giáo khoa mới bên cạnh việc kế thừa , chương trình mới còn phát triển và khác biệt nhiều so với chương trình cải cách như : Nguyên phân , giảm phân , phát sinh giao tử và thụ tinh , di truyền liên kết , mối quan hệ gen và ARN ... , ở đây , nói gọn trong đề tài này tôi xin đề cập đến vấn đề cụ thể : giữa dạng toán phân li độc lập và di truyền liên kết mới đọc sơ qua dữ kiện đề bài và với trình độ còn non kém về toán di truyền của học sinh các em có thể liên tưởng và nhầm lẫn với dạng toán phân li độc lập . Để giúp học sinh khỏi nhầm lẫn và giải toán di truyền liên kết tôi chọn đề tài “Giúp học sinh nhận biết dạng toán di truyền liên kết gen bằng cách phân biệt với dạng toán phân li độc lập”. 
 2. Cơ sở thực tiễn :
Thật vậy , trong giảng dạy phần thí nghiệm của Moocgan qua kênh hình và kênh chữ học sinh đã gặp rắc rối trong vấn đề nhận định dạng toán di truyền và rất nhiều học sinh khi giáo viên yêu cầu nêu nhận định của mình về phép lai thì nhiều em trong lúc lập luận đã nhầm lẫn với dạng toán di truyền phân li độc lập , qua đó tôi nghĩ rằng thiết yếu phải giúp học sinh nhận định một cách dễ dàng hai dạng toán này , tuy rất đơn giản nhưng với nội lực của học sinh có lẽ các em chưa thể tự lực nhận định được .
II . THỰC TRẠNG BAN ĐẦU :
 Ở dạng toán phân li độc lập học sinh đã biện luận và tìm ra dạng toán nhanh vì tính đến lúc này các em chỉ mới làm quen với một dạng toán có hai tính trạng đó là phân li độc lập nên khi gặp dạng toán khác (di truyền liên kết ) ý nghĩ xuất phát của các em là dạng toán phân li độc lập nhưng thực tế thì không , nên rất dễ làm cho các em bở ngở và bớt đi sự ham thích bộ môn vốn được coi là “ phụ” này . Nên vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để giúp các em nhận định dạng toán một cách dễ dàng và giải được nhanh hơn đồng thời tăng thêm lòng hăng say trong học tập của học sinh .
	Trước hết để biết được khả năng làm toán di truyền liên kết của học sinh như thế nào ? Tôi đã tiến hành cho các em học sinh làm bài kiểm tra nhanh sau khi học xong phần lí thuyết xem thử các em có nhận định được dạng toán di truyền liên kết hay không thông qua một bài toán đơn giản . Với bài toán này nếu các em chỉ nhận ra dạng toán thôi là các em đã được điểm trên trung bình ,nhưng kết quả hoàn toàn không như vậy:
Tổng số học sinh tham gia làm bài kiểm tra
Số học sinh được điểm dưói trung bình
Tỉ lệ
 76
 74
 97,4%
Với kết quả số học sinh không nhận ra dạng toán thực tế ở các lớp như vậy nên bản thân tôi rất băn khoăn về dạng toán này nên để giúp các em dễ dàng hơn trong việc giải toán di truyền tôi đã phải tìm ra cho các em một phương pháp khác để nhận ra dạng toán này được một cách đơn giản hơn thong qua đề tài này 
 III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
 - Để giúp học sinh dễ dàng nhận dạng toán di truyền , trước tiên giáo viên thông báo ruồi giấm là đối tượng nghiên cứu thuận lợi cho di truyền học ( dựa vào hình 13 ở SGK ) như: có chu trình sống ngắn , dễ nuôi , số lượng NST ít , mắn đẻ ...
- Sau khi yêu cầu học sinh nghiên cứu thí nghiệm của Moocgan và phân tích thí nghiệm 
P t/c Thân xám cánh dài ´ Thân đen cánh cụt 
F1 100% Thân xám cánh dài 
............................................................................................
 F1 Ruồi đực xám dài ´ Ruồi cái đen cụt 
 F2 1Xám dài : 1đen cụt 
	- Giáo viên giải thích cơ sở tế bào học dựa vào hình 13 SGK 
	 + Moocgan lai phân tích nhằm mục đích gì ?
	 + Vì sao F2 có tỉ 1xám dài : 1 đen cụt thì cho rằng hai tính trạng này di truyền liên kết với nhau ? (đây chính là vấn đề trọng tâm cần phân tích ) 
	- Để giúp học sinh nhận định được vấn đề nêu trên có hai vấn đề cơ bản cần chú ý như sau : 
	 + Nhận biết bằng cách nêu vấn đề : Đối với vấn đề có thể nói đối với học sinh sẽ gặp rắc rối trong việc biện luận nên hơn khi nào hết giáo viên cần phải trợ giúp bằng cách nêu vấn đề (đó là so sánh với với dạng toán phân li độc lập xem thử kết quả có giống hay không ) bằng câu hỏi : nếu phếp lai này diễn ra sự di truyền phân li độc lập thì kết quả phép lai sẽ như thế nào ? Lúc này học sinh sẽ tái hiện kiến thức và đưa ra kết quả nếu diễn ra theo dạng phân li độc lập : 1 xám dài : 1xám cụt : 1 đen dài : 1 đen cụt .
 Với kết quả như vậy sẽ yêu cầu học sinh tự so sánh với kết quả mà Moocgan thu được trong phép lai của mình .
	Từ đó một cách rất đơn giản học sinh sẽ tự mình vừa củng cố kiến thức đã học và cũng tự mình tìm ra cách giải đáp vấn đề đã đặt ra đồng thời nhận định được kiến thức mới 
	 + Nhận biết dạng toán mới bằng cách áp đặt : nghĩa là áp đặt ngay đối với học sinh hai tính trạng đó cùng nằm trên một NST vì ruồi cái thân đen cánh cụt chỉ cho một loại giao tử (bv) , còn ruồi đực F1 phải cho hai loại giao tử , do đó các gen quy định màu sắc thân và hình dạng cánh phải cùng nằm trên một NST ,nghĩa là chúng liên kết nhau .
 	 Bằng cách này học sinh cũng có thể nhận biết được dạng toán nhưng kết quả nhớ và nhận định dạng toán như thế nào ta sẽ được biết ở phần kết quả .
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
-Năm học 2005-2006 :
Qua hai cách giúp học sinh nhận biết dạng toán đã trình bày ở trên,tôi đã áp dụng cách thứ nhất với 3 lớp 9(91, 92, 93 ),cách thứ hai với 3 lớp 9 (94, 95,96)để kiểm tra kết quả tiếp thu , lĩnh hội kiến thức mới như thế nào tôi đã tìm hiểu bằng cách kiểm tra đánh giá dưới hình thức kiểm tra 15 phút với đề ra như sau áp dụng cho cả 6 lớp 9. 	
	Cho hai thứ đậu thuần chủng hạt trơn, không tua cuốn và hạt nhăn có tua cuốn giao phấn với nhau được F1 toàn hạt trơn,có tua cuốn . Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau được F2 có tỉ lệ : 1 hạt trơn , không có tua cuốn : 2 hạt trơn ,có tua cuốn : 1 hạt nhăn có tua cuốn . Hãy giải thích kết quả , biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
 	+ Áp dụng cách thứ nhất ở 3 lớp 9(91, 92, 93 ) với kết quả thu được thông qua việc đánh giá bằng kết quả điểm 
 Bảng 1
 Xếp loại 
 Số lượng 
 Tỉ lệ 
 Giỏi 
50 học sinh
 46.7 %
 Khá
30 học sinh 
 28.0 %
Trung bình
27 học sinh 
 25.3 %
 Với kết quả điểm kiểm tra như trên cho ta thấy được khả năng nhận dạng bài toán và cách lập luận của học sinh đối với dạng toán di truyền liên kết gen rất nhanh và rất chính xác , đồng thời không có học sinh nhận định nhầm lẫn với dạng toán phân li độc lập (biểu hiện là không có học sinh dưới điểm trung bình ).
+ Áp dụng cách thứ 2 với 3 lớp 9 còn lại 9 (94, 95,96) kết quả thu được qua kiểm tra bằng kết quả điểm như sau : 	
 Bảng 2
 Xếp loại
 Số lượng
 Tỉ lệ
 Giỏi
10 học sinh
8.4 %
 Khá 
34 học sinh
28.6 %
Trung bình
60 học sinh
55.9 %
 Yếu
9 học sinh
7.1 %
-Năm học 2006-2007:
Để khẳng định kết quả năm học trước so với năm học này tôi tiến hành phương pháp đã thực hiện ở năm học trước đối với đề tài này ở năm nay đối với 5 lớp 9 hiện có của trường cũng với đề kiểm tra như trên 
	+ Phương pháp thứ nhất tôi tiền hành ở 2 lớp 9(9/1,9/2)kết quả thu được qua kiêm tra với kết quả điểm như sau :
 Bảng 3
Xếp loại
Số lượng
Tỉ lệ
Giỏi
25 học sinh
32.1%
Khá
26 học sinh
33.3%
Trung bình
27 học sinh
34.6%
	+ Phương pháp thứ hai tôi tiến hành 3 lớp 9 còn lại (9/3,9/4,9/5).
 Bảng 4
 Xếp loại
 Số lượng
 Tỉ lệ
 Giỏi
 18 học sinh
15.9%
 Khá 
 20học sinh
17.7%
Trung bình
 63 học sinh
55.8%
 Yếu
 12học sinh
10.6%
Kết quả thật ngẫu nhiên khi thực hiện các phương pháp ở hai năm học khác nhau với các đối tượng học sinh và kết quả thu được như các bảng ở trên: 
-Với kết quả điểm thu được ở năm học 2005-2006 có thể nói rằng lập luận và nhận dạng toán theo kiểu áp đặt học sinh vẫn có thể nhận định và giải được dạng toán song kết quả vẫn chưa cao biểu hiện : tỉ lệ học sinh có điểm khá giỏi chưa cao(8.4%) trong lúc điều đáng nói là vẫn còn có học sinh bị điểm dưới trung bình nghĩa là còn có học sinh nhận dạng toán chưa chính xác nên mới có điểm dưới trung bình (10.6%).
Ở năm học 2006-2007 lại một lần nữa đã khẳng định được rằng nếu giúp học sinh nhận dạng toán di truyền liên kết gen bằng cách áp đặt sẽ không giúp học sinh tiếp thu và nhận dạng toán di truyền liên kết gen nhanh khắc sâu và dễ hiểu như đối với cách nhận dạng toán bằng cách nêu vấn đề thông qua kết quả thu được ở bảng 3 và bảng 4 
	 Qua 2 kết quả thu được ở hai năm học trên có lẽ đã phản ánh được phương pháp nào là thích hợp hơn với khả năng tiếp thu của học sinh trong việc nhận dạng bài toán di truyền liên kết , vì đây là 1 dạng toán mới và có thể nói là khó đối với học sinh lớp 9.
	*Ngoài ra để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc giải dạng toán này sau đây là các cách giải (đặc biệt sẽ giúp cho các em học sinh có thể tham gia thi học sinh giỏi )
	1. Xác định kiểu gen , kiểu hình ở F khi biết tính chất di truyền của tính trạng và kiểu hình của P:
	Cách giải :
	- Từ kiểu hình viết kết quả của P
	- Viết sơ đồ lai .
	2. Xác định kiểu gen của P khi biết tỉ lệ phân tính ở F:
	Cách giải :
	- Xác định tỉ lệ phân li từng tính trạng , từ đó suy ra quy luật di truyền chi phối tính trạng .
	- Từ số tỉ lệ kiểu hình suy ra quy luật di truyền chi phối cả 2 tính trạng 
	- Viết sơ đồ lai .
V. Ý NGHĨA VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
	1. Ý nghĩa về giáo dục :
 Việc giúp học sinh nhận dạng để giải bài toán dễ dàng có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng lòng yêu thích bộ môn của học sinh đặc biệt là với bộ môn Sinh học mà lâu nay trong tiềm thức của các em cứ cho rằng là bộ môn lí thuyết suông .Khi các em đã có sự yêu thích như vậy thì sau này sẽ giúp ích cho các em trong việc định hướng để học tập tiếp ở các bậc học khác .
	2. Bài học kinh nghiệm :
 Qua kết quả thu được như trên có thể cho ta thấy rằng:
Không chỉ với việc nhận biết dạng toán di truyền liên kết mà còn với rất nhiều dạng toán di truyền khác nếu giảng dạy theo hình thức gợi mở , nêu vấn đề rất có ý nghĩa trong việc tìm tòi kiến thức mới và khắc sâu được kiến thức mà các em vừa học.
 Qua đó một lần nữa khẳng định vai trò của việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm trong công tác giảng dạy và trong những năm sau có kinh nghiệm là sẽ chỉ áp dụng việc nhận dạng toán di truyền liên kết theo cách nhận biết bằng cách nêu vấn đề .
Trong những năm học sau trong lúc dạy lí thuyết bản thân tôi phải lồng ghép ngay cho học sinh nhận dạng toán di truyền liên kết bằng cách phân biệt với dạng toán phân li độc lập để khỏi mất thời gian 
 VI . KẾT LUẬN CHUNG:
	 Qua hai năm giảng dạy Sinh học lớp 9 tôi có vài ý kiến đề xuất như vừa trình bày ở trên .
 	Việc học của học sinh rất quan trọng ,trong đó việc gây hứng thú và lòng yêu thích môn học là đáng chú ý . Qua đó học sinh có thêm một ít ý chí để hứng thú hơn trong phần DI TRUYỀN vốn rất trừu tượng và khô khan .
	Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi ,rất mong quý vị góp ý xây dựng để giúp đề tài của tôi được hoàn thiện hơn .
	 Xin trân trọng cảm ơn !
 	 Hương Văn , ngày 25 tháng 4 năm 2007
	 Người thực hiện
 LÊ THỊ QUỲNH TRANG 
 Ý KIẾN XẾP LOẠI CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
 Nhất trí xếp loại : . 
 Hiệu trưởng - Chủ tịch HĐKH nhà trường.
 NGUYỄN VĂN TÍNH 
 Ý KIẾN NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH
 PHÒNG GD HƯƠNG TRÀ .
 Nhất trí xếp loại : ..............................
Hương Trà, ngày .... .tháng .... năm 2007
Trưởng phòng GD Hương trà .
Chủ tịch HĐKH

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn(2).doc