Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du

Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS:

 - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, CN & sự nghiệp VH của Nguyễn Du.

 - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về ND & NT của Truyện Kiều. Từ đó thấy được “Truyện Kiều” là 1 kiệt tác của VH DT.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY & TRÒ:

 - GV: SGK, SGV, tác phẩm “Truyện Kiều”.

 Tranh ảnh Nguyễn Du & các bản in “Truyện Kiều”.

 - HS: Đọc & chuẩn bị bài, tìm đọc TP.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nghiên cứu.

D. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:

I. ỔN ĐỊNH: (1phút).

II. KIỂM TRA BÀI CŨ: (4 phút).

 ? PT hành động mạnh mẽ, quyết đoán của Nguyễn Hụê?

 * YC nêu được:

 - Nghe tin giặc đến Thăng Long, vua Lê thụ phong, Quang Trung định cầm quân đi ngay

 - Nghe lời tướng sĩ lên ngôi Hoàng đế.

 - Trong 1 thời gian ngắn làm được rất nhiều việc.

III. BÀI MỚI:

1. GIỚI THIỆU BÀI: (1 phút).

 Đỉnh cao nhất của VH trung đại VN từ TK X đến hết TK XIX là đại thi hào - danh nhân VH TG Nguyễn Du với kiệt tác “Truyện Kiều”. Đây là 1 tác gia quan trọng trong chương trình Ngữ Văn THCS - THPT. Với lớp 9, chúng ta mới chỉ tiếp xúc bước đầu với 1 số đoạn trích.

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tiết 26: Truyện Kiều của Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 29.9.09
NG: 1.10 (9A2)
 3.10 (9A3)
Tiết 26
Văn bản 
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
 - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, CN & sự nghiệp VH của Nguyễn Du.
 - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về ND & NT của Truyện Kiều. Từ đó thấy được “Truyện Kiều” là 1 kiệt tác của VH DT.
B. Chuẩn bị của thầy & trò:
 - GV: SGK, SGV, tác phẩm “Truyện Kiều”. 
 Tranh ảnh Nguyễn Du & các bản in “Truyện Kiều”.
 - HS: Đọc & chuẩn bị bài, tìm đọc TP.
C. Phương pháp:
 - Đọc sáng tạo, tái hiện, gợi tìm, nghiên cứu...
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định: (1phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (4 phút).
 ? PT hành động mạnh mẽ, quyết đoán của Nguyễn Hụê?
 * YC nêu được: 
 - Nghe tin giặc đến Thăng Long, vua Lê thụ phong, Quang Trung định cầm quân đi ngay
 - Nghe lời tướng sĩ lên ngôi Hoàng đế.
 - Trong 1 thời gian ngắn làm được rất nhiều việc.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (1 phút).
 Đỉnh cao nhất của VH trung đại VN từ TK X đến hết TK XIX là đại thi hào - danh nhân VH TG Nguyễn Du với kiệt tác “Truyện Kiều”. Đây là 1 tác gia quan trọng trong chương trình Ngữ Văn THCS - THPT. Với lớp 9, chúng ta mới chỉ tiếp xúc bước đầu với 1 số đoạn trích.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* HĐ1: Tìm hiểu TG - TP (12 phút)
? Qua tìm hiểu phần I mục 1, em hãy nêu các nét chính về cuộc đời Nguyễn Du.
? Cũng dựa vào phần I, hãy chứng minh cuộc đời Nguyễn Du gắn liền sâu sắc với những biến cố LS của giai đoạn cuối TK XVIII đầu TK XIX .
? Phần II, nói về Nguyễn Du, em chú ý đến luận điểm khái quát nào?
G Bổ sung: Trong những biến đổi dữ dội của LS nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau. Khi làm quan với triều Nguyễn, ông từng đi xứ Trung Quốc. Đi nhiều, tiếp xúc nhiều, từng trải trong CS giúp cho ông có kiến thức sâu rộng.
+ Là người có trái tim giàu yêu thương, chính ông từng viết “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
? ở phần 3, em có thể khái quát ntn về ND căn cứ vào số lượng các TP.
* HĐ2: Tìm hiểu TP (20 phút)
G Dẫn vào TP: Trong tất cả những TP của Nguyễn Du, “Truyện Kiều” là kiệt tác số 1. Nhưng cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xác định được chính xác thời điểm TG viết Truyện Kiều, cũng chưa tìm thấy bản thảo của TG. Bản in “Truyện Kiều” cổ nhất là bản in từ thời Tự Đức (1875). Từ đó đến nay “Truyện Kiều” đã dược in lại nhiều lần, được phát âm quốc ngữ, dịch tiếng Pháp, phát hành rộng rãi ở nước ta & nhiều nước trên thế giới.
G Treo tranh các bản “Truyện Kiều”.
? ND, sáng tác Truyện Kiều dựa vào TP nào? Của ai? ở đâu? Vậy Truyện Kiều có phải TP dịch hay không? Giá trị của nó ở đâu?
G Bổ sung:
- Sáng tạo về ND: “Kim Vân Kiều truyện” chỉ là 1 câu chuyện tình ở Trung Quốc đời Minh, Nguyễn Du đã biến thành 1 khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh, nói lên “những điều trông thấy” trong giai đoạn LS đầy biến động của VN cuối Lê đầu Nguyễn.
- Sáng tạo về NT: Nguyễn Du đã lược bỏ những chi tiết về mưu mẹo & 1 số chi tiết khác của các nhân vật trong “Kim Vân Kiều Truyện”, sáng tạo thêm 1 số chi tiết mới, tô đậm câu chuyện về tình người, biến các sự kiện chính của TP thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, TC của nhân vật & người kể, chuyển trọng tâm của truyện từ sự kiện sang nội tâm của nhân vật chính.
- “Kim Vân Kiều Truyện” là tiểu thuyết chương hồi (20 hồi) = văn xuôi, “Truyện Kiều” – truyện Nôm gồm 3254 câu lục bát mang tính chất tiểu thuyết = thơ.
? Hãy tóm tắt TP theo 3 phần.
G NX tóm tắt của HS.
? Nêu các giá trị về ND của Truyện Kiều?
? Nêu giá trị NT của Truyện Kiều?
? Đọc ghi nhớ?
? Tóm tắt lại ngắn gọn TP? (3 phút)
1. Sinh trưởng trong GĐ đại qúi tộc, nhiều đời làm quan & có truyền thống về VH. Cha Nguyễn Nghiễm đỗ tiến sĩ, giữ chức tể tướng, anh cùng cha khác mẹ làm quan to.
- Sinh trưởng trong thời đại có nhiều biến động dữ dội:
+ Chế độ PK VN khủng hoảng trầm trọng (hiện thực thối nát được phản ánh trong Truyện Kiều).
+ Phong trào nông dân khởi nghĩa khắp nơi, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (Hình tượng Từ Hải trong TP).
- Thời đại LS đó đã ảnh hưởng đến cuộc đời phiêu bạt của nhà thơ trên đất Bắc.
2. Là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá DT & văn chương Trung Quốc. Là thiên tài VH, 1 nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
3. Đó là CN có tầm vóc thiên tài VH ở cả chữ Hán & chữ Nôm:
+ Về chữ Hán: Có 3 tập thơ với 243 bài: Thanh hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
+ Về chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều) là TP xuất sắc nhất.
- TK có tên gọi là “Đoạn trường tân thanh” (Tiếng kêu đau đớn ruột), là truyện thơ viết = chữ Nôm theo thể lục bát. Toàn truyện dài 3254 câu. Cốt truyện không phải của Nguyễn Du, mà ông mượn tiểu thuyết chương hồi văn xuôi chữ Hán: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, nhà văn Trung Quốc sống ở đời nhà Thanh.
- Truyện Kiều không phải TP dịch mà là sáng tạo của Nguyễn Du.
- Tóm tắt TP:
+ HS1: Tóm tắt phần “Gặp gỡ”.
+ HS2: Tóm tắt phần “Gia biến & lưu lạc”.
+ HS3: Tóm tắt phần “Đoàn tụ”.
* Giá trị ND:
- Giá trị hiện thực:
+ Bức tranh hiện thực về XH bất công.
+ Cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền.
- Giá trị nhân đạo:
+ Là tiếng nói thương cảm, tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của CN.
+ Đề cao CN từ vẻ đẹp HT, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính.
* Giá trị nghệ thuật: Là sự kết tinh thành tựu NT VH DT trên các phương diện ngôn ngữ & thể loại:
+ Ngôn ngữ VH DT & thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
+ NT TS có bước phát triển vượt bậc, từ NT dẫn chuyện đến NT MT thiên nhiên, CN.
- Đọc ghi nhớ/SGK.
- Tóm tắt TP.
I. Tìm hiểu TG - TP:
1. Tác giả:
* Nguyễn Du (1765 - 1820).
- Sinh trưởng trong GĐ đại qúi tộc, nhiều đời làm quan & có truyền thống VH.
- Sinh trưởng trong thời đại có nhiều biến dộng dữ dội.
- Nhiều năm sống lưu lạc.
* Là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu VH DT & Trung Quốc. Là thiên tài VH, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
*Là người có tầm vóc thiên tài VH cả chữ Hán & chữ Nôm, mà xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”.
2. Tác phẩm:
a. Tóm tắt TP:
b. Giá trị Truyện Kiều:
* Giá trị ND:
- Giá trị hiện thực:
+ Bức tranh hiện thực về XH.
+ Cho thấy sức mạnh của đồng tiền.
- Giá trị nhân đạo:
+ Là tiếng nói thương cảm trước số phận CN.
+ Đề cao con người.
* Giá trị NT:
- Là sự kết tinh thành tựu NT VH DT trên các phương diện ngôn ngữ & thể loại.
II. Ghi nhớ:
III. Luyện tập:
IV. Củng cố: (2 phút)
 - Nhắc lại ND các kiến thức cần nhớ.
V. HDVN:
 - Chuẩn bị bài sau (2 phút).
 - Học bài: + Nắm chắc thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Du.
 + Tóm tắt TP, nắm giá trị ND & NT của TP.
 - Chuẩn bị bài: “Chị em Thuý Kiều”.
 * YC: + Tìm hiểu các từ khó.
 + Tìm bố cục & cho biết vì sao TG tả Thuý Vân trước tả Kiều.
E. Rút kinh nghiệm:
.......................
...
...............................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • doc26-TRUYEN KIEU CUA NGUYEN DU.doc