Đề tài Hãy giảm bớt sự khô khan trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sơ

Đề tài Hãy giảm bớt sự khô khan trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sơ

 Để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử, để khắc sâu, để nhớ lâu các sự kiện lịch sử người giáo viên lịch sử cũng cần quan tâm các môn học lân cận hổ trợ cho bài học lịch sử. Ví như một câu thơ, một đoạn thơ hay một câu trích dẫn để các em sống lại trong cái tinh thần lịch sử không khí của lịch sử đương thời . Trong khi một bản đồ trận đánh , một mô hình, một bức tranh ve, một bức ảnh chụp chỉ mới thỏa mãn được một phần . Để khắc sâu, để lắng động , để trở thành tri thức học sinh còn khao khác một cái gì đó chạm đến tâm linh , lắng vào tiềm thức, các em có thể tìm lại sự kiện lịch sử trong kho sách vở, có thể thấy lại thời gian qua cuốn biên niên sử. Nhưng còn cái thần thái của lịch sử, cái không khí lịch sử hào hùng, cái tâm huyết, cái tầm của thời đại Cái mà học sinh cũng đang chờ đợi ở người giáo viên dạy môn lịch sử.

 

doc 13 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1508Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hãy giảm bớt sự khô khan trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử
I. PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lí do chọn đề tài 
 Để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học lịch sử, để khắc sâu, để nhớ lâu các sự kiện lịch sử người giáo viên lịch sử cũng cần quan tâm các môn học lân cận hổ trợ cho bài học lịch sử. Ví như một câu thơ, một đoạn thơ hay một câu trích dẫn để các em sống lại trong cái tinh thần lịch sử không khí của lịch sử đương thời . Trong khi một bản đồ trận đánh , một mô hình, một bức tranh ve,õ một bức ảnh chụp  chỉ mới thỏa mãn được một phần . Để khắc sâu, để lắng động , để trở thành tri thức học sinh còn khao khác một cái gì đó chạm đến tâm linh , lắng vào tiềm thức, các em có thể tìm lại sự kiện lịch sử trong kho sách vở, có thể thấy lại thời gian qua cuốn biên niên sử. Nhưng còn cái thần thái của lịch sử, cái không khí lịch sử hào hùng, cái tâm huyết, cái tầm của thời đại  Cái mà học sinh cũng đang chờ đợi ở người giáo viên dạy môn lịch sử. 
 Người giáo viên lịch sử phải biết sử dụng đến kiến thức các môn học lân cận như địa lí, giáo dục công dân song người giáo viên lịch sử có thể sử dụng cả văn học và các nguyên lý về sản xuất thậm chí cả môn vật lý , hoá học Những bộ môn lân cận sẽ làm phong phú tri thức học sinh về bộ môn lịch sử và chính bộ môn lịch sử sẽ giúp để các bộ môn láng giềng khác. Người giáo viên lịch sử cần quan tâm tới sự tác động lẫn nhau của các môn học.
 Vì vậy trong khoá trình lịch sử phải biết kết hợp một số câu trích dẫn, một câu văn, câu thơ  để miêu tả, để tường thuật một sự kiện, một cuộc đời hoạt động của nhân vật, một cuộc cách mạng, một cuộc đấu tranh  điều đó làm cho giờ học lịch sử sống động hơn, hấp dẫn học sinh hơn , học sinh sẽ yêu thích, hứng, say mê học tập môn lịch sử và sẽ làm bớt đi sự khô khan của giờ học môn lịch sử. Từ những vấn đề trên tôi quyết định chọn đề tài “Hãy giảm bớt sự khô khan trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở”.
2. Mục đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu thực trạng trong dạy học môn lịch sử từ đó tìm ra phương pháp dạy học theo hướng tích cực để giảm bớt sự khô khan trong giờ học lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
 Đối tượng nghiên cức: Là thực trạng dạy học lịch sử của giáo viên ở trường trung học cơ sở.
 Phạm vi nghiên cứu : Trường trung học cớ sở An Dương Vương gồm :giáo viên đã và đang giảng dạy môn lịch sử .
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
 Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học cơ sở An Dương Vương trong điều kiện giáo dục hiện nay.
 Tổ chức thử nghiệm biện pháp dạy học liên môn để giảm bớt sự khô khan trong giờ học lịch sử .
 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường trung học cơ sở. 
 5. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu và các văn bản về lý luận có liên quan đến đề tài 
 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm .
 Phương pháp thực nghiệm sư phạm .
6. Nội dung đề tài. 
 Giảm bớt sự khô khan trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở bằng cách dẫn chứng những câu thơ, câu văn hay đoạn trích dẫn có liên quan đến sự kiện lịch sử, bài học lịch sử.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
Chương I
 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở pháp lý.
 Môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục thế hệ trẻ. Từ những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống dân tộc. Tự hào với những thành tựu dựng nước của tổ tiên, xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng đối với sự phát triển hợp quy luật của tương lai. Trong Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ hai khoá VIII(tháng 2/1997)đã khẳng định vai trò của môn lịch sử, cùng các môn khoa học xã hội khác trong công tác giáo dục.
 Không những ngày nay Nhà nước mới quan tâm đến giáo dục mà ngay từ năm 1998 luật giáo dục cũng đã xác định “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực của học sinh , bồi dưỡng năng lực học tập có lòng say mê học tập có ý thức vươn lên “
 Cũng như các môn học khác đặc điểm và chức năng của mình việc học tập lịch sử lại cần phát huy năng lực tích cực của học sinh 
 Xuất phát từ mục tiêu giáo dục đã được Đảng và Nhà nước xác định, hoàn chỉnh, bổ sung qua các thời kì. 
2/ Cơ sở lí luận:
 Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng của việc dạy học ở tường phổ thông nói chung, môn lịch sử nói riêng. Đối với môn lịch sử mà chức năng là cung cấp những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của xã hội loài người, việc nắm vững các sự kiện lịch sử liên quan chặt chẽ với hiểu biết tri thức về nhiều môn khoa khọc xã xội và nhân văn và cả khoa học tự nhiên là yêu cầu quan trọng. 
 Việc dạy học liên môn đòi hỏi giáo viên lịch sử không chỉ có kiến thức vững vàng về bộ môn mà còn phải nắm nội dung chương trình các môn học ở trường phổ thông như: Địa lí, giáo dục công dân, văn học đặc biệt là một số câu văn, câu thơ, câu trích dẫncó liên quan đến sự kiện lịch sử.
 Việc sử dụng một số câu văn, thơ, câu trích dẫn để giảng dạy lịch sử cũng là một hình thức dạy học liên môn. 
3. Cơ sở thực tiễn
 Từ nội dung và bản chất của quá trình dạy học không chỉ truyền đạt cho học sinh những kiến thức sự kiện lịch sử một cách hời hợt cảm thấy khô khan trong giờ học lịch sử mà cần phải làm cho giờ học đó sống động, học sinh hứng thu học tập hơn. Trong thực tế những giờ học lịch sử có dẫn dắt một số câu thơ, câu văn, câu trích dẫnminh họa cho một sự kiện lịch sử, bài học lịch sử thì giờ học đó sinh động hơn, hấp dẫn học sinh hơn giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
 Trong dạy học dùng thơ văn làm cho học sinh có vai trò tích cực, chủ động trong việc học tập, qua đó các em chủ động huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện lịch sử, đồng thời học sinh còn ôn tập, cũng cố, tổng hợp các kiến thức ở mức độ cao hơn. 
Chương II
 THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1. Khái quát phạm vi 
 Trường trung hoc cơ sở An Dương Vương là một trường đóng tại địa bàn miền núi thuộc xã An Thọ, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Xã có diện tích là 4274 ha gồm 5 thôn : Phú Cần, Phú Mỹ, Lam Sơn, Kim Sơn, Quảng Đức. Theo thống kê năm 2007 xã An Thọ có 785 hộ với 3729 nhân khẩu, 1828 Nam, 1901 Nữ.
 Trường gồm 8 lớp với tổng số học sinh của trường là 240 em, số giáo viên và công nhân viên là 22. Trường gồm có 3 tổ : tổ Sử-Địa, tổ Toán- Lí -Hoá Thể Dục, tổâ Văn- Ngoại Ngữ - Nhạc Hoạ trong đó tổ Sử- Địa có 5 giáo viên và một công nhân viên. 
 Trường THCS An Dương Vương cơ sở vật chất còn nghèo nàn, học sinh đa số là con gia đình có hoàn cảnh khó khăn, học sinh phần lớn sống rải rác ở các thôn, đường xá đi lại khó khăn phần nào cũng ảnh hưởng đến việc học tập, tuy có sự khó khăn trên thầy và trò trường THCS An Dương Vương không ngừng phấn đấu vươn lên và đạt một số thành tích như: Giáo viên dạy giỏi cấp huyện đặc biệt từ năm học 2006-2008 tổ Sử Địa có 2 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp huyện thuộc các môn lịch sử và môn địa lí.
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu 
 Trong việc dạy học lịch sử ở trường nói chung và ở trường học cơ sở nói riêng mỗi người giáo viên dạy một môn học khác nhau và ai cũng lo lắng việc tiếp thu kiến thức của học sinh về chính bộ môn mình phụ trách. Học sinh đã nghiên cứu cái gì, đang nghiên cứu cái gì và sẽ nghiên cứu cái gì về bộ môn khác. cái đó dường như không làm cho chúng ta quan tâm tới .Nhưng thực ra thiếu bộ môn khác thì công việc của người giáo viên bộ môn sẽ không ổn , cũng như hàng loạt các bộ môn khác không thể thiếu bộ môn của chúng ta.
3. Nguyên nhân của thực trạng:
 Qua thực tế giảng dạy và dự giờ thăm lớp học hỏi kinh nghiệm ở các đồng nghiệp của trường THCS An Dương Vương tôi nhận thấy trong tiết học lịch sử hầu như giáo viên chỉ tường thuật nhồi nhét các sự kiện lịch sử cho học sinh làm cho giờ học trở nên cứng nhắc và khô khan, làm cho học sinh chán nãn và thậm chí không yêu thích bộ môn lịch sử, dẫn đến kết quả của bộ môn không cao. 
 Bên cạnh đó học sinh chưa đầu tư cho môn học lịch sử vì cho rằng môn học này là môn học phụ 
Chương III
BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CỦA ĐỀ TÀI
1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
 Để khắc phục thực trạng nói trên, để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử người giáo viên phải biết sưu tầm tài liệu, tranh ảnh đặc biệt những câu thơ, câu văn, những câu trích đẫn để phục vụ tiết học lịch sử không bị khô khan
2.Các giải pháp chủ yếu:
 Để đáp ứng những vấn đề nêu trên trong bài viết này tôi chỉ đi sâu vào gốc độ, một khía cạnh của vấn đề là việc sử dụng câu thơ, câu văn, đoạn trích dẫn để giảm bớt sự khô khan trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, qua khoá trình lịch sử Việt Nam theo cấu tạo chương trình hiện hành.
 Thứ nhất: Trong chương trình lịch sử lờp 6
 - Khi dạy bài12 “ Nước Văn Lang “
 Nhu cầu chống ngoại xâm đã trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy sự lớn mạnh nhanh chóng của xã hội Văn Lang đương đầu với kẻ đi xâm lược, khi chống giặc thì đã “vụt lớn nhanh như thổi”
 “Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
 Vươn vai, lớn bổng dậy ngàn cân 
 Cưỡi con ngựa sắt bay phun lửa
 Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Aân”.
 (Tố Hữu- Theo chân Bác)
 -Hay nói sự phân chia các tầng lớp trong thời kỳ nước Aâu Lạc
“Quậy ủ chủ tươi, quậy cười chủ khóc”
 - Khi xác định mục tiêu khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) khi trình bày những diễn biến cuộc khởi nghĩa giáo viên đọc luôn 4 câu thơ:
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng
B ... , không một thế lực xâm lược nào có thể khuất phục nổi:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
 Cõi bờ sôn núi đã riêng
 Phong tục Bắc- Nam cũng khác
 TrảiĐinh,Lý trần nối đời dựng nước
 Cùng Hán,Đường,Tống,Nguyên đều chủ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Mà hào kiệt không bao giờ thiếu”
 ( trích Bình ngô đại cáo)
 - Bài25” Phong tràoTây Sơn” phần IV, mục 2” Tây Sơn đại phá quân Thanh(1789)” 
 Khi Giáo viên trình bày trước thế mạnh của giặc quân Tây Sơn do Ngô Văn Sở chỉ huy, theo kế hoạch của Ngô Thì Nhậm rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến Tam Điệp –Biện Sơn. Để học sinh hiểu được vị trí Tam Điệp giáo viên dẫn hai câu thơ của Ngô Thì Sĩ:
 “Đoạn trụ quần sơn nhãn giới khoan
 Ngư đồng thiên khổng cửa trùng quan”
(Đứng nhìn rạng núi mênh mông
 Cửa trời miệng đó trấn hùng một phương)
 Trước khi xuất phát Quang Trung mở tiệc khao quân và tuyên bố: “Nay hãy làm lễ ăn tết Nguyên Đán trước, đợi đến sang xuân, ngày mồng bảy vào Tăng Long sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lấy lời ta có đúng thế không?”. Trước đó trong lời dụ tướng sĩ tại Thanh Hoá Quang Trung cũng đã nói lên quyết tâm sắt đá đánh tan quân ngoại xâm để bảo vệ nền đọc dân tộc :
 “Đánh cho để dài tóc
 Đánh cho để đen răng
 Đánh cho nó chích luân bất phản
 Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
 Đánh cho sử tri Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”û
 Ngô Ngọc Du là một nhà thơ đương thời đã ghi lại không khí tưng bừng của ngày chiến thắng khi Quang Trung Hoàng đế tiến vào kinh đô Thăng Long.
 “Đầy thành già trẻ mặt như hoa
 Chen vai khoác cánh cùng nhau nói
 Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta”
 - Khi dạy bài27”Chế độ phong kiến nhà Nguyễn
Giáo viên có thể khái quát tình cảnh xác xơ của đời sống xã hội trong thời nhà Nguyễn như: 
”Lều nho nhỏ kéo tấm tranh lướp tướp
Ngày thê lương nặng giọt mưa sa
Đèn con con gon chiếc chiếu lôi thôi
Đêm tịch mịch soi chung vừng trăng tỏ”
 Thứ ba:Chương trình lịch sử lớp 8
 - Trong bài 24
Để biểu lộ sự phản đối thỉnh nộ của quanà chúng đối Vua tôi nhà Nguyễn, giáo viên minh hoạ:
“Tò te kèn thổi tiếng năm ba
Nghe loạt vào tai luống xót xa.
Uẩn khúc sông rồng mù mịt khói
Vẳng ve thành phụng ủ sầu hoa
Tan nhà cám nổi câu ly hận
Cắt đất thương thay cuộc giảng hoà
Gió bụi đòi cơn xiêu ngã cỏ
Ngậm cười hết nói nổi quan ta.”
 (Phan Văn Trị- Cảm Khái)
 Hoặc:
 “Thà thua xuống láng xuống bưng
 Kéo ra hàng giặc lỗi chung quân thần”
 Khi nêu tấm gương Nguyễn Trung Trực đã đấu tranh anh dũng qua hai trận đánh đắm tàu Ét-pê-răng trên sông Nhật Tảo (10/12/1861), tiêu diệt đồn kiên Giang(6/1868) giáo viên đọc hai câu thơ ca ngợi:
“Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
 Kiếm bạc Kiên Giang khóc quỷ thần”
 Hoặc:
 “Anh hùng cường cảnh phương danh thọ,
 Tu sát đê đầu vị tử nhân”
 Dịch : 
”Anh hùng cứng cổ danh còn mãi,
 Thẹn chết bao nhiêu lũ cúi đầu”
 (Huynh Mẫn Đạt-điếu)
 - Mục 1, phần II, bài 25”kháng chiến lan rộng ra toàn quốc(1873-1884)
Giáo viên đọc cho học sinh thấy được sự phản đối mạnh mẽcủa nhân dân sau Hiệp ước Giáp Tuất 1874 lúc này nhân dân không chỉ chống giặc Tây mà chống cả Triều đình
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”
 -Trong bài29: chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam. Khi phân tích cuộc sống của người công nhân dưới thời Pháp thuộc, có thể minh hoạ: 
“Cao su đi dễ, khó về
Khi đi mất vơ khi về mất con”
 Hoặc:
“ Cao su xanh tốt lạ thường
Mỗi cây bón một xác người công nhân”
 Khi trình bày chính sách bóc lột của thực dân Pháp có thể dẫn:
 “Trời đất hởi! Dân ta khốn khổ
 Đủ các đường thuế nọ, thuế kia
 Lưới vây chài quét trăm bề
 Róc xương, róc thịt, còn gì nữa đâu!”
(Nguyễn Phan Lãng – Thiết Tiền Ca)
 -Trong bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918, ở phần II, mục3 Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. Những ngày tháng sống ở Anh làm công việc cào tuyết trong một trường học:
“Và sương mù thành Luân Đôn.
 Người có nhớ
 Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm đông”
 Những ngày tháng sống ở Pa ri giá lạnh “Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa đông băng giá”
 Thứ tư: Chương trình lịch sử lớp 9
 -Trong bài16: Hoạt động của Nguyễn Aùi Quốc ở nước ngoài (1919-1925)
Nguyễn Aùi Quốc đã bôn ba khắp năm châu, bốn biển để tìm con đường giải phóng cho dân tộc, đem lại ấm no cho nhân dân. Câu chuyện cảm động khi Nguyễn Aùi Quốc đọc “Bản luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin. Nguyễn Aùi Quốc bật khóc :
“Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
 Bốn bức tường im, nghe Bác lật từng trang sách gấp
 Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin.”
 (Chế Lan Viên)
	- Khi dạy bài 22: Cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa năm 1945, mục I- Mặt trận Việt Minh ra đời.
 Sau những nyày bôn ba năm 1941. Nguyễn Aùi Quốc trở về tổ quốc 
 Giáo viên minh hoạ :
 “Bác đã về đây tổ quốc ơi
 Nhớ thương hòn đất ấm hơi người
 Ba mươi năm ấy, chân không nghỉ
Mà đến bây giờ mới tới nơi”
 (Tố Hữu-Theo chân Bác)
 - Bài 27, mục II-chiến dịch Điện Biên Phủ. Với tinh thần tất cả cho tuyền tuyến, tất cả để chiến thắng được thể hiện qua bài thơ “Hoan ho chiến sĩ điện biên”
 “Năm mươi sáu ngày đêm
 Khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt
 Máu trộn bùn non
 Gan không núng chí không mòn”
 Với gương hi sinh của Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Chức: 
 “Những đồng chí chèn lưng kéo pháo
Nát thân nhăm mắt còn ôm “
 Nói về công binh:
“Những bàn tay xẻ núi lăn bom
 Nhất định mở đường cho xe ta ra chiến trường tiếp viện”
 - Khi trình bày quyết tâm của Bôï chính trị giải phóng quân miền Nam trong năm 1975, người giáo viên có thể minh hoạ câu thơ sau:
“Anh ra đi dặn thắng mới về
 Phút giây cảm động nói năng chi
Lời anh là cả lời non nước
 Nghìn dặm trường sơn sá ngại gì”
 (Lê Đức Thọ)
 - Bài 30: Hoàn thành giải phóng Miền Nam giải phóng đất nước. Ngày 30/4/1975 là ngày hội của cách mạng, quần chúng đổ xô xuống đường với cờ hoa lộng lẫy, ngày toàn thắng đã về ta, ngày giang sơn thu về một mối :
 “Ôâi buổi trưa nay tuyệt tràn nắng đẹp
 Bác Hồ ơi toàn thắng đã về ta
 Chúng con đến xanh ngời ánh thép
 Thành phố tên người lộng lẫy cờ hoa”
 (Tố Hữu)
 Các tác phẩm văn học trên đây, bằng những hình tượng cụ tthể, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc qua các bài học lịch sử. 
3/ Tổ chức triển khai thực hiện:
 Đề tài này được áp dụng rộng rải cả cấp học, ở các lớp 6,7,8,9 chủ yếu là chương trình lịch sử Việt Nam
 Năm học 2007-2008 Tôi được phân công giảng dạy môn lịch sử lơp 8, tôi áp dụng đề tài này đạt được kết quả sau:
 KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ
Năm học:2007-2008
Học kỳ I
Lớp dạy/ số lượng
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
Trung bình trở lên
Ghi chú
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
Lớp8A/27
5
18,5
17
63
5
18,5
0
0
27
100
Lớp8B/27
6
22,2
16
59,3
5
18,5
0
0
27
100
8A,B/53
11
20,4
33
61,1
10
18,5
0
0
54
100
Học kỳ II
Lớp dạy/ số lượng
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
Trung bình trở lên
Ghi chú
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
Lớp8A/26
3
11,5
10
38,5
13
50,0
0
0
26
100
Bỏhọc1
Lớp8B/27
4
14,8
10
37,0
13
48,2
0
0
27
100
8A,B/53
7
13,2
20
37,7
26
49,1
0
0
53
100
Cả năm
Lớp dạy/ số lượng
 Giỏi
 Khá
 Trung bình
 Yếu
Trung bình trở lên
Ghi chú
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
SL
TL(0/0)
Lớp8A/26
5
19,2
10
38,5
11
42,3
0
0
26
100
Bỏhọc1
Lớp8B/27
4
14,8
13
48,2
10
37,0
0
0
27
100
8A,B/53
9
17,0
23
43,4
21
39,6
0
0
53
100
 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận: 
 Trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, giáo viên phải hết sức chú trọng việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử, bởi vì các tác phẩm văn học sẽ góp phần quan trọng cho bài giảng lịch sử sinh động, hấp dẫn, nâng coa hứng thú học tập lịch sử cho học sinh.
 Thơ, văn, đoạn trích là rất phong phú, song người giáo viên phải biết chọn lọc những câu tiêu biểu, ăn khớp phản ánh lịch sử có trong bài học, thì sẽ gây kích thích, hứng thú phát triển tư duy lịch sử cho học sinh, nhất là phải tìm được những đoạn văn, câu thơ, đoạn trích dẫn  hoà nhập với sự kiện lịch sử, đưa ssụ kiện lịch sử ấy thẩm thấu vào trí nhớ và tâm hồn các em.
 Dùng thơ, văn, đoạn trích  dù một chút thôi vào những lúc cần thiết sẽ có tác dụng lớn lao trong dạy học lịch sử. Chính một chút ấy đã đánh thức, khơi lên biết bao hoài cảm về ước mơ, góp phần cho việc hình thành nhân cách học sinh.
 Việc dạy học dùng thơ văn để giảng dạy lịch sử là rất quan trọng góp phần bổ sung làm phong phú thêm nội dung bài học
2. Kiến nghị:
 Để đạt hiệu quả tốt hơn khi sử dụng một số câu văn, thơ day học lịch sử giáo viên cần sưu tầm và có chọn lọc. 
 Thực hiện phải linh hoạt, không bắt buộc. 
* Tôi sẽ chịu trách nhiệm về đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử 6,7,8,9
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004-2007) môn lịch sư quyển 2, NXB Giáo dục
 Phan Ngọc Liên (chủ biên) Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở, NXB Giáo dục- 1999
Trương Hữu Quýnh (chủ biên) Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, NXB Giáo dục-1999
Nguyễn Bích Thuận (chủ biên) Tác giả tác phẩm cổ điển Nguyễn Trãi, NXB Đồng Nai
Thơ của Nguyễn Trung Ngạn; Cao Bá Quát; Phan Văn Trị; Nguyễn Phan Lãng; Chế Lan Viên; Tố Hữu; Lê Đức Thọ;
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem lichj su.doc