Đề tài Hướng dẫn học sinh kĩ năng trình bày trên các mô hình, mẫu vật hoặc tranh ảnh trong giảng dạy Sinh học ở trường THCS

Đề tài Hướng dẫn học sinh kĩ năng trình bày trên các mô hình, mẫu vật hoặc tranh ảnh trong giảng dạy Sinh học ở trường THCS

 Cùng với các nước khác trên thế giới. Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Muốn thực hiện đợc điều đó thì điều không thể thiếu là phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học và kỷ thuật của thế giới.

 Vì lý do đó người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đề ra những biện pháp tích cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy và học.

 Sinh học là một bộ môn khoa học năm trong chương trình THCS, được thiết kế chủ yếu theo lôgic (thực vật- động vật- giải phẩu sinh lý người- di truyền). Đây là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống gần gủi với kinh nghiệm của học sinh. Từ đó tạo ra sự kích thích tính tò mò của học sinh. Đặc biệt ở môn học này giúp các em mô tả được đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của nhóm sinh vật trong mối quan hệ với môi trường sống.

 

doc 11 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1754Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh kĩ năng trình bày trên các mô hình, mẫu vật hoặc tranh ảnh trong giảng dạy Sinh học ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục- đào tạo Kỳ anh
Sáng kiến kinh nghiệm:
 Đề tài: 
Hướng dẩn học sinh kỉ năng trình bày trên mô hình, mẩu vật hoặc tranh ảnh trong giảng dạy Sinh học ở trường THCS
Năm học: 2009-2010
I. Lý do chọn đề tài
 Cùng với các nước khác trên thế giới. Việt Nam đã và đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Muốn thực hiện đợc điều đó thì điều không thể thiếu là phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học và kỷ thuật của thế giới.
 Vì lý do đó người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đề ra những biện pháp tích cực trong quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy và học.
 Sinh học là một bộ môn khoa học năm trong chương trình THCS, được thiết kế chủ yếu theo lôgic (thực vật- động vật- giải phẩu sinh lý người- di truyền). Đây là môn học có nhiều ứng dụng trong thực tế đời sống gần gủi với kinh nghiệm của học sinh. Từ đó tạo ra sự kích thích tính tò mò của học sinh. Đặc biệt ở môn học này giúp các em mô tả được đặc điểm hình thái, cấu tạo cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của nhóm sinh vật trong mối quan hệ với môi trường sống.
 Làm sao để giúp các em có thể mô tả hoặc trình bày được hình thái cấu tạo của một sinh vật thông qua mẩu vật, mô hình hoặc tranh ảnh trước mọi người. Là giáo viên dạy môn sinh học tôi rất quan tâm tới vấn đề này. Chính vì vậy tôi đi vào tìm hiểu chuyên đề: 
“Hướng dẩn học sinh kỷ năng trình bày trên mô hình, mẩu vật hoặc tranh ảnh trong giảng dạy sinh học ở trường THCS”
II. Thực trạng trước khi thực hiện giảI pháp của đề tài.
Thuận lợi
 Sinh học là bộ môn tạo ra sự kích thích trí tò mò, kích thích hứng thú học tập của học sinh. Đặc biệt ở bộ môn này giúp các em mô tả dợc hình thái, cấu tạo cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của nhóm sinh vật trong mối quan hệ với môi trường sống. Vì thế , đây là thuận lơị rất tích cực trong việc thực hiện chuyên đề này.
 Với phương pháp dạy học mới của Bộ Giáo Dục - Đào Tạo đả trang bị cho các trường nhiều đò dùng dạy học. Nếu chúng ta không khai thác hết thì sẻ lảng phí tiền của và hy vọng của nhân dân. Một trong những thuận lợi khi thực hiện đề tài này là các tiết dạy môn sinh học đều có đồ dùng dạy học. Học sinh rất hăng hái say mê môn học này. Bên cạnh đó, là vùng nông thôn nên giáo viên củng như học sinh đều dể dàng tìm kiếm mẩu vật để phục vụ cho tiết dạy và học.
2. Khó khăn:
Với phương pháp dạy học mới đòi hỏi học sinh phải làm việc nhiều đặc biệt với những bài học có đồ dùng dạy học: mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh đòi hỏi học sinh tự nghiên cứu thảo luận nhóm đẻ trình bày. nếu giáo viên thường xuyên tạo cho các em một thói quen làm việc thì sẻ dể dang hơn, nhưng ở đây hầu như các giáo viên không phải tiết nào củng thực hiện được. Không làm được điêu đó có nhiêu lí do, một trong nhưng lí do đó là: nhiều bài dạy đòi hỏi phải có kinh phí
Ví dụ: muốn dạy những bài có mẩu vật: cá, ếch, thỏ hoặc chimphải có kinh phí để mua. Hoặc một số bài dạy không có mẫu vật, không có mô hình hoặc không có tranh ảnh thì Gv phải mua hoặc tự vẻ.
3. Số liệu thống kê: 
 Thực trạng tại các lớp về kỷ năng trình bày trên mô hình, mẩu vật hoặc tranh ảnh còn rất hạn chế. Qua khảo sát nhiều năm giảng dạy tôi thấy:
Khoảng 10% Hs tương đối có kỷ năng trình bày trên mẩu vật, mô hình hoặc tranh ảnh.
Số Hs còn lại gặp khó khăn trong việc trả lời câu hỏi bằng cách trình bày trước lớp trên mẩu vật, mô hình hoặc tranh ảnh.
 Ngoài ra, trong tiết học các em rất thụ động, không có hứng thú học tập dẩn tới kết quả kiểm tra chưa cao.
III. Nội dung đề tài:
Cơ sở thực tiễn
 Trong chương trình Sinh học THCS trước đây nội dung được chú trọng đến hệ thống kiến thức lý thuyết sự phát triển tuần tự và chặt chẻ các khái niệm, định luật, thuyết khoa học thì hiện nay chương trình Sinh học THCS được thiết kế chủ yếu dựa trên tư tưởng nhấn mạnh vai trò tích cực chủ động của người học. Trong đó, rất coi trọng cả việc trao đổi kiến thức lẫn bồi dưởng các kỉ năng và năng lực nhận thức cho Hs.
 Để giúp học sinh có thể trinh bày hoặc mô tả đợc hình thái , cấu tạo của một sinh vật thông qua mẫu vật, mô hình hoăc tranh ảnh thì Hs phải tự tìm hiểu trước bài học mới ở nhà kết hợp hướng dẩn của Gv ở trên lớp.
 Chính vì nhận thấy HS rất thụ động, không mạnh dạn khi trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh trước lớp, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện pháp thích hợp để khắc phục và nâng cao hiệu quả giảng dạy trong tiết học.
 *Nguyên nhân dẩn đến HS thụ động, không mạnh dạn trình bày trên mẩu vật, mô hình hoặc tranh ảnh trước lớp là:
 - Phương tiện, đồ dùng dạy học không đầy đủ cho mỗi tiết học.Chỉ một số bài có mẩu vật, mô hình hoặc tranh ảnh.
 - Do giáo viên không thường xuyên gọi các em lên bảng trình bày trước lớp.
 - Học sinh thường lười nhác không tìm hiểu bài soạn trước ở nhà.
 2. Nội dung biện pháp thực hiện
 Bộ môn sinh học ở trường THCS có từ lớp 6 đến lớp 9. Một trong những kiến thức quan trọng của bộ môn này là GV phải phát huy kỹ năng mô tả hoặc trình bày hình thái cấu tạo của một cơ thể sinh vật thông qua mẫu vật hoặc tranh ảnh. đây là nội dung chính mà đề tài đề cập tới:
 - Lựa chọn thiết bị dạy học: căn cứ vào mục tiêu dạy học, nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, căn cứ vào điều kiện thời gian cho phép, căn cứ vào điều kiện địa phương ( cơ sở vật chất của nhà trường) và đặc biệt phải căn cứ vào chính loại thiết bị dạy học định chọn.
+ Tranh vẻ: ưu điểm là dể sử dụng thuận tiện; nhược điểm là không mô tả được mô tả được quá trình sinh học.
 + Mô hình: Ưu điểm là giúp Hs dể hình dung cụ thể các đối tượng nghiên cứu; nhược điểm; đòi hỏi phải chuẩn bị công phu đôi khi mất nhiều thời gian mới có kết quả.
 + Mẩu vật thật: Ưu điểm là cung cấp thông tin chính xác về đối tượng nghiên cứu; nhược điểm là đòi hỏi phải chuẩn bị công phu mà Gv không được nhận thù lao vật chất.
 - Lựa chọn phương pháp sử dụng thiết bị dạy học.
 + Thiết bị dạy học đóng vai trò là nguồn cung cấp tri thức mới.
 + Thiết bị dạy học đóng vai trò minh họa kiến thức mới.
 + Thiết bị dạy học đóng vai trò kiểm tra kiến thức đã học.
 Để rèn luyện được kỹ năng này cần đảm bảo các yêu cầu sau:
 + Gv phải biết tổ chức hướng dẫn, dẫn dắt Hs quan sát mẫu vật mô hình hoặc tranh ảnh một cách khoa học, hợp lý nhằm giúp cho học sinh phải suy nghĩ, phải tư duy sáng tạo.
 + Đối vơí tranh ảnh phải để hình câm để Hs tự mô tả mà không cần chú thích .
 + Hs cần phải đọc bài, quan sát hình trước ở nhà kết hợp với hướng dẫn của Gv ở trên lớp để trình bày tốt hơn.
 Một số phương pháp và hình thức tổ chức dạy – học nhằm phát huy tính tích cực của người học
 Quan sát:
Phương pháp quan sát là phương pháp dạy Hs cách sử dụng các giác quan để tri thức trực tiếp, có mục đích các sự vật, hiện tượng diễn ra trong tự nhiên và trong cuộc sống mà không cần có sự can thiệp vào các quá trình diễn biến của các sự vật và hện tượng đó. 
 Phương pháp quan sát bao gồm 2 bước:
 + Quan sát để thu thập thông tin.
 + Xử lý thông tin để thu thập được để rút ra kết luận.
 Vậy nếu phương pháp quan sát được sử dụng đúng sẽ có tác dụng kích thích tư duy tích cực, độc lập và chủ động của Hs giúp Hs có thể tim kiếm tri thức. Cùng với sự tìm kiếm tri thức, Hs còn được rèn luyện một số kỹ năng như: cân, đo, ghi chép, báo cáo. Đặc biệt, sau khi quan sát mẩu vật, mô hình hoặc tranh ảnh Hs có thể tự trình bày lại đặc điểm, cấu tạo hình thái của sinh vật.
 Dạy và học hợp tác nhóm nhỏ
Lớp được chia thành những nhóm nhỏ từ 3 – 5 người. 
Mỗi nhóm cử người điều khiển, thư ký và người đại diện trình bày.
Dạy học hợp tác nhỏ bao gồm các bước:
 + Gv nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
 + Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ từng nhóm.
 + Hướng dẫn thực hiện.
Làm việc theo nhóm ( thực hiện theo yêu cầu của Gv).
Phương pháp này có ý nghĩa tích cực đối với người học là:
 + Tạo điều kiện cho mọi Hs đều được tham gia.
 + Học được kiến thức từ các thành viên trong nhóm.
 + Phát triển kỹ năng cá nhân và kỹ năng trình bày trước đông người, kỹ năng giao tiếp.
Từ đó hiểu thêm bản thân mình và các bạn thông qua việc trao đổi tương tác, chia sẻ kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau. 
. Lưu ý: Nên chia nhóm nhỏ vì nhiều quá Hs sẽ ỷ lại vào người khác và làm ồn lớp. 
. Câu hỏi đặt ra phải vừa sức và xen kẽ chút câu khó.
Ngoài ra, để tạo điều kiện rèn luyện kỹ năng trình bày cho Hs thì Gv nên sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp trên.
Thông qua một số bài học ở môn sinh học có mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh Gv có thể rèn luyện cho Hs kỹ năng trình bày một cách mạnh dạn, nhanh nhẹn và lưu loát hơn trước nhiều người.
 Đối với những bài dạy có mẫu vật.
 - Để dạy bài này Gv phải chuẩn bị mẫu vật cho tốt, phải nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm, cấu tạo, hình thái của sinh vật thật kết hợp hình SGk cần dạy trước ở nhà.
 - Đối với bài dạy có mẫu vật nếu Hs không chuẩn bị trước Gv có thể hướng dẩn hoặc chuẩn bị luôn cho các em.
 - Dạy những bài này Gv nên sử dụng phương pháp quan sát và thảo luận nhóm.
 - Gv lên kế hoạch tổ chức thiết kế các hoạt động cụ thể cho Hs:
. Để giúp các em xác định rỏ hoặc trình bày được đặc điểm mẩu vật Gv nên kết hợp treo tranh, hình Sgk cho Hs quan sát.
. Sau khi yêu cầu Hs quan sát mẩu vật kết hợp hinh vẻ àGv đặt câu hỏi: Hs thảo luận nhóm.
. Gv gọi một Hs đại diện nhóm lên bảng trình bày trên mẩu vật.
. Gv gọi Hs khác nhận xét à sau đó nhận xét , kết luận.
Ví dụ:
 Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân ( sinh học 6) 
 Mục 1: Tìm hiểu cấu tạo ngoài của thân.
 ở mục này Gv yêu cầu mỗi bàn (nhóm) phải chuẩn bị mẩu vật trước ở nhà.
 Để rèn luyện cho Hs lớp 6 kỉ năng trình bày trên mẩu vật Gv phải nhất thiết tổ chức, thiết kế hoạt động cụ thể cho Hs làm việc.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
- Gv yêu cầu Hs đem mẩu thân cây lên bàn để quan sát. 
- Gv treo tranh H13.1à yêu cầu quan sát mẩu vật kết hợp hình vẻ
Gv yêu cầu Hs thảo luận nhómà trả lời câu hỏi sau:
? Thân mang những bộ phận nào? 
? Những điểm giống nhau giữa thân cà cành?
? Vị trí các chồi ngọn trên thân và cành?
? Vị trí các chồi nách?
? Chồi ngọn sẻ phát triển thành bộ phận nào của cây?
Gv gọi đại diện nhóm lên trình bày trước lớp
Gv nhận xét, kết luận
- Hs đặt thân cây lên bàn, kết hợp quan sát đối chiếu với H13.1
Hs thảo luận câu hỏi à thống nhất câu trả lời.
Hs mang cành của mình đả quan sát lên trước lớp trình bàyà chỉ các bộ phận của thân
Hs khác nhận xét, bổ sung
 Giới thiệu một số bài học có mẩu vật thật: 
 Sinh học 6:
 Bài 4: Có phải tất cả thực vật đều có hoa.
 Bài 9: Các loại rể, các miền của rể.
 Bài 12: Biến dạng của rể
 Bài 18: Biến dạng của thân
 Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá
 Bài 26: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
 Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người
 Bài 28: Cấu tạo và chức năng của hoa
Sinh học 7:
 Bài 15: Giun đất
 Bài 18: Trai sông
 Bài 22: Tôm sông
 Bài 26: Châu chấu 
 Bài 31: Cá chép 
 Bài 35: ếch đồng 
 Trong chương trình sinh học 8,9 mẩu vật ít hơn, chính vì vậy nếu bài nào có mẩu vật thì Gv nên ưu tiên dùng mẩu vật hơn là dùng mô hình hoặc tranh ảnh bởi khi tiếp cận với mẩu vật sẻ tăng không khí học tập và hứng thú tìm tòi của Hs.
 Đối với những bài dạy có mô hình
 + Đảm bảo các nguyên tắc dạy học, phù hợp với nội dung kiến thức, mô hình được đưa ra đúng lúc đúng cách, được đặt ở vị trí thuận lợi cho cả lớp quan sát.
 - Với bài sử dụng mô hình Gv thiết kế dạy học theo các bước sau:
 . Bước 1: Gv giới thiệu tên mô hình, nêu rỏ mục tiêu của việc quan sát hay thao tác với mô hình.
 . Bước 2: Khai thác nội dung mô hình.
 Đầu tiên nên yêu cầu Hs quan sát kỉ mô hình ( ra câu hỏi cho Hs làm việc, làm sao để Hs biết rỏ các em phải làm gì? các em phải làm như thế nào? nên có câu hỏi định hướng cho Hs mô tả hoặc thao tác với mô hình). Sau đó nhấn mạnh vào nội dung nào trên mô hình cần quan tâm để có câu hỏi tập trung chú ý hay giải thích cấu trúc mô hình có thể yêu cầu tháo lắp mô hình để quan sát.
 . Bước 3: Hs rút ra kết luận từ việc quan sát hay thao tác với mô hình.
 Ví dụ: 
 Tiết 15- Bài 15: adn (sinh học 9)
 Mục II: Cấu trúc không gian của phân tử ADN
 Mục tiêu: - Hs mô tả được cấu trúc không gian của phân tử ADN
 Gv chuẩn bị mô hình phân tử ADN và tranh phóng to hình 15.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Gv đưa cho mỗi nhóm một mô hình phân tử ADN. Giới thiệu mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN
Gv treo hình vẻ H15 Sgk yêu cầu Hs quan sát mô hình kết hợp với tranh vẻ.
? Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?
Gv gọi một Hs lên bảng trình bày trước lớp cấu trúc không gian của ADN trên mô hình.
Gv nhận xét và chốt lại
Gv yêu cầu Hs tiếp tuc quan sát mô hình thực hiện lệnh 
? Các lọai nucleeootit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp?
? Giả sử trình tự các đơn phân trên mội mạch ADN như sau:
 - A - T- G - X - T- A - G - T- X -
Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào?
Gv: Gọi Hs trả lời.
Gv: Nhận xét chốt lại.
Hs nhận mô hình Gv giao
Hs quan sát mô hình đối chiếu hình vẻ thảo luận nhóm mô tả được cấu trúc không gian của phân tử ADN
- Hs lên bảng trình bày trên mô hình
- Hs khác theo dỏi nhận xét, bổ sung.
- Hs tiếp tục quan sát mô hình + hình vẽ trả lời câu hỏi
- Hs: trả lời . Hs khác nhận xét, bổ sung.
 Giới thiệu một số bài dạy có mô hình:
Sinh 6:Bài 9: Các miền của rễ
 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non.
 Bài 20: Cấu tạo trong của phiến lá.
Sinh 7: Bài 22: Tôm sông; 
 Bài 26: Châu chấu;
 Bài 31: Cá chép;
 Bài 33: Cấu tạo trong của cá; 
 Bài 35: ếch đồng; 
 Bài 36: Cấu tạo trong của ếch; 
 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài; 
 Bài 41: Chim bồ câu; 
 Bài 42: Cấu tạo trong của chim.
Sinh 8: 
 Bài 7:Bộ xương
Sinh 9:
 Bài 15:AND
 Bài 17 ARN
*Đối với những bài dạy có tranh ảnh (không có mẫu vật và mô hình):
 Một số bài dạy không có mẫu vật không có mô hình nhưng có tranh ảnh thì Gv sử dụng 
tranh ảnh. Nếu trong sách có hình vẽ mà thiết bị không có thì Gv có thể tự vẽ tranh 
 - Gv yêu cầu Hs về nhà tìm hiểu, quan sát trước hình vẽ. 
 - ở những bài này Gv cũng sử dụng kết hợp 2 phương pháp: Quan sát và hợp tác nhỏ. Hs tự quan sát thu thập thông tin để trình bày trên tranh ảnh.
 - Bài day có sử dụng tranh ảnh Gv tiến hành như sau: 
 + Đảm bảo các nguyên tắc dạy học, phù hợp với nội dung kiến thức, tranh được đưa ra đúng lúc đúng cách, treo ở vị trí thuận lợi cho cả lóp quan sát.
 + Cách tiến hành:
 . Bước 1: Gv giới thiệu tên tranh, nêu rỏ mục đích của việc quan sát tranh, nêu yêu cầu đối với Hs (ra câu hỏi cho Hs làm việc, lam sao để Hs biết rỏ các em phải làm gì? các em phải làm như thế nào?...)
 . Bước 2: Khai thác nội dung bức tranh. đầu tiên yêu cầu Hs mô tả bức tranh( nêu các câu hỏi định hướng cho Hs, mô tả hoặc cho trước một số từ hay tập hợp từ để Hs mô tả theo đúng ý đồ của Gv). Sau đó nhấn mạnh vào nội dung nào trên bức tranh thì các câu hỏi tập trung chú ý của Hs vào đó.
 . Bước 3: Hs rút ra kết luận từ việc quan sát tranh. Gv yêu cầu Hs lên bảng trình bày trên tranh.
 Ví dụ
 Bài 26: Châu chấu (sinh học 7)
 Mục 2: Tìm hiểu cấu tạo trong của châu chấu.
 Để Hs tự trình bày hoặc mô tả chính xác đặc điểm cấu tạo trong của châu chấu thi Gv sẻ hướng dẩn Hs quan sát trên hình vẻ Sgk.
 Quá trình tự quan sát và trình bày được cấu tạo trong của châu chấu. Hs so sánh được đặc điểm cấu tạo trong của chấu châu với tôm sông. Từ đó thấy được sự tiến hóa của lớp sâu bọ so với lớp giáp xác
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Gv treo tranh cấu tạo trong của châu chấu. Giới thiệu hình
Gv yêu cầu Hs quan sát tranhà trả lời : 
? Châu chấu có những hệ cơ quan nào?
? Trình bày cấu tạo trong của châu chấu?
Gv gọi Hs lên bảng trình bày trên hình vẻ cấu tạo trong của châu chấu
Gv nhận xét, kết luận.
Gv tiếp tục yêu cầu Hs.
 Thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
? Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết có quan hệ với nhau như thế nào?
? Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đI khi hệ thống ống khí phát triển?
Gv nhận xét và chốt lại đáp án
? Cấu tạo trong của châu chấu có đặc điểm khác tôm như thế nào?
Hs quan sát tranh
Hs xác định được đặc điểm cấu tạo trong của châu chấu.
Hs đại diện lên bảng trình bày àchỉ rỏ đặc điểm từng hệ.
Hs khác theo dỏi nhận xét, bổ sung.
Hs tiếp tục quan sát hình à thảo luận thống nhất ý kiến.
Hs đại diện nhóm trình bày à Hs khác nhận xét.
Hs nhớ lại đặc điểm cấu tạo trong của tôm sông à so sánh được
 Đa số Sinh học THCS đều có tranh ảnh. Tuy nhiên một số không có trong phòng thiết bị nhưng Gv vẩn có thể vẻ để phục vụ tiết dạy.
 Qua ví dụ trên ta thấy đặc thù của bộ môn Sinh học là Hs phải quan sát phân tích, thảo luận để tìm ra các đặc điểm đặc trưng về cấu tạo hình thái của mổi sinh vật thích nghi với môI trường sống.
 Trong những bài dạy có sử dụng mô hình ĐDDH sẻ giúp tiết học luôn sôi nổi, tạo hứng thú học tập cho Hs.Từ các phân tích các ví dụ trên ta thấy vai trò của người Gv và Hs trong quá trình hoạt động. Gv là người lập kế hoạch, thiết kế câu hỏi hướng dẩn Hs quan sát mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh.
 Để dạy được phần này đòi hỏi người Gv phải có kỹ năng hướng dẫn Hs quan sát mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh. Trong quá trình hướng dẫn phải tạo được sự hứng thú và kích thích tính tò mò khoa học của Hs.
IV.KếT QUả
 Sau một thời gian nghiên cứu và thử dạy các lớp khối 9. Tôi thấy ban đầu các em rất nhút nhát, thụ động không mạnh dạn lên bảng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoạc tranh ảnh. Nhưng qua một thời gian quen với phương pháp mới các em có sự tiến bộ hơn rất nhiều, kết quả đạt được rất khả quan thông qua kết quả học tập ở Hs.
 Kết quả đạt được như sau:
 . 85% là Hs thích phương pháp dạy và học mới. Đa số các em rất hứng thú, say mê yêu thích môn học thông qua phương pháp dạy và học mới.
 Với phương pháp học mới đã giúp các em có kỹ năng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoạc tranh ảnh trước lớp. Từ đó, các em đã mạnh dạn hơn tư tin hơn khi trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều ngừơi.
 . Đặc biệt kết quả các bài kiểm tra chát lượng hơn rất nhiều.
 . 15% là Hs thích phương pháp dạy và học cũ.trong 15% này đa số là Hs yếu kém, bởi các em chỉ thích nghe Gv truyền đạt hơn là sự tim tòi, suy nghĩ.
V . BàI HọC KINH NGHIệM
 Để thực hiện chuyên đề này, Gv chỉ cần Hs chuẩn bị thạt kỹ bài trước khi lên lớp.Nếu dạy bài có mẫu vật, yêu cầu Hs chuẩn bị theo nhóm (nhưng Gv cũng phảI phòng ngừa, phải chuẩn bị).
 Để tiết dạy sôi nổi Gv phải tạo hứng thú với Hs, đưa ra nhiều tình huống có vấn đề yêu cầu Hs giảI quyết.
 Kinh nghiệm cho thấy nếu Gv thường xuyên gọi các em lên trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh trước lớp thì sẽ ngày càng rèn luyện cho học sinh kỹ năng trình bày hơn.
VI . KếT LUậN
 Với cách dạy học bằng phương pháp mới Gv trở thành người thiết kế , tổ chức các hoạt động 
 độc lập, hoạt động nhóm đã phát huy tính tích cực học tập của Hs, hình thành ở Hs những kỹ năng mới. Qua cách hướng dẫn Hs quan sát mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh, Hs mô tả hoặc trình bày được hình thái cấu tạo một cơ thể sinh vật bằng ngôn ngữ sinh học một cách chính xác , khoa học.Từ đó đã hình thành và phát triển cho Hs kỹ năng trình bày một vấn đề nào đó trước nhiều người một cách tự tin , lôi cuốn người nghe.
 Đây là vấn đề không chỉ tôi mà hầu hết các Gv cũng rất quan tâm. Là một Gv dạy môn sinh học tôI sẽ không ngừng phấn đấu, học hỏi kinh nghiệm để rèn cho Hs kỹ năng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh.
 Để mỗi tiết dạy đều có thiết bị dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của Hs. Đồng thời rèn luyện cho Hs kỹ năng trình bày trên mẫu vật, mô hình hoặc tranh ảnh.Tôi xin đề xuất với ban quản lý, ban lãnh đạo ngành bổ sung thêm mô hình và tranh ảnh cho những bài chưa có, ủng hộ kinh phí cho những bài dạy có mẫu vật Gv phải mua.
 Trên đây là chuyên đề với ý kiến của tôi, rất mong quý thầy cô tham khảo, đóng góp ý kiến để giúp tôi rút ra kinh nghiệm và hoàn chỉnh hơn cho đề tài của mình.
VII. TàI LIệU THAM KHảO.
Khi trình bày chuyên đề này tôi đã tham khảo một số tài liệu sau:
1. Sách giáo khoa sinh học 6 – Nguyễn Quang Vinh – NXB GD- 2002.
2. Sách giáo viên sinh 7 – Nguyễn Quang Vinh – NXB GD- 2003.
3. Sách giáo khoa sinh 7 – Nguyễn Quang Vinh – NXB GD- 2003.
4.Sách giáo khoa sinh 8 – Nguyên Quang Vinh – NXB GD - 2006
5. Sách giáo viên sinh 9 – Nguyễn Quang Vinh – NXB GD- 2004.
6. Sách giáo khoa sinh 9 – Nguyễn Quang Vinh – NXB GD- 2004.
7. Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III, quyển 2- Nguyễn Hải Châu- GD - 2007

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN moi sua.doc