Đề tài Hướng dẫn học sinh trung học cơ sở nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thông qua các bài giảng môn công nghệ

Đề tài Hướng dẫn học sinh trung học cơ sở nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thông qua các bài giảng môn công nghệ

Ngành giáo dục và đào tạo nước ta đang đứng trước nhưng cơ hội và thách

thức mới. Chủ trương của Đảng và nhà nước là phải cải cách giáo dục sâu sắc,

toàn diện. Để nền giáo dục của Việt Nam tiến lên ngang bằng khu vực và thế

giới, tạo đà để phát triển kinh tế xã hội, xây dưngđất nước giàu mạnh. Giáo

dục và đào tạo phải gắn liền với lao động sản xuất,gắn liền với công cuộc xây

dựng và phát triển đất nước Để hoàn thành được nhiệm vụ đó thì cần phải tạo

ra cho các em học sinh hứng thú với việc nghiên cứukhoa học, vận dụng kiến

thức vào thực tiễn. Môn học công nghệ trong trường phổ thông là cầu nối, giúp

học sinh có những nhận thức về nghề nghiệp, tư duy công nghệ, kỹ thuật

pdf 22 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2017Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh trung học cơ sở nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thông qua các bài giảng môn công nghệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1 
A. MỞ ĐẦU 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
1. Thực trạng 
Ngành giáo dục và đào tạo nước ta đang đứng trước nhưng cơ hội và thách 
thức mới. Chủ trương của Đảng và nhà nước là phải cải cách giáo dục sâu sắc, 
toàn diện. Để nền giáo dục của Việt Nam tiến lên ngang bằng khu vực và thế 
giới, tạo đà để phát triển kinh tế xã hội, xây dưng đất nước giàu mạnh... Giáo 
dục và đào tạo phải gắn liền với lao động sản xuất, gắn liền với công cuộc xây 
dựng và phát triển đất nước Để hoàn thành được nhiệm vụ đó thì cần phải tạo 
ra cho các em học sinh hứng thú với việc nghiên cứu khoa học, vận dụng kiến 
thức vào thực tiễn. Môn học công nghệ trong trường phổ thông là cầu nối, giúp 
học sinh có những nhận thức về nghề nghiệp, tư duy công nghệ, kỹ thuật 
Trong thực tế hiện nay, học sinh trung học cơ sở còn gặp nhiều khó khăn 
trong nghiên cứu khoa học, những kiến thức, kinh nghiệm về nghiên cứu khoa 
học còn hạn chế, hơn thế nữa bản thân các thầy cô giáo giảng dạy trong trường 
cũng còn nhiều hạn chế, số lượng các thầy cô có công trình nghiên cứu khoa học 
được công bố còn ít. Theo tôi thì những hạn chế đó là do những nguyên nhân 
sau: 
- Điều kiện cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn, chưa có phòng thực 
hành, thí nghiệm riêng, không có các mẫu vật trực quan để giảng dạy, nghiên 
cứu. 
- Trong chương trình giáo dục chính khóa không có môn học riêng về 
nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cho học sinh. 
- Trong học sinh chưa có nề nếp nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. 
Xuất phát từ những thực tế trên nên tôi đã lựa chọn đề tài “Hướng dẫn học 
sinh trung học cơ sở nghiên cứu khoa học và kỹ thuật thông qua các bài giảng 
môn công nghệ”. 
2. Ý nghĩa của giải pháp mới 
 2 
Với đề tài này tôi hy vọng sẽ tạo ra được những giải pháp để học sinh 
trung học cơ sở vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn lao động sản xuất và 
nghiên cứu khoa học, kỹ thuật. Nhằm tạo ra những bước đi ban đầu của phong 
trào học tập và nghiên cứu khoa học trong học sinh trung học cơ sở, từ đó là cơ 
sở để phát triển sâu rộng hơn nữa phong trào này tại trường trung học cơ sở 
Hồng Tiến. 
3. Phạm vi nghiên cứu 
Đề tài “Phương pháp hướng dẫn học sinh trung học cơ sở nghiên cứu 
khoa học và kỹ thuật” được nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh trung học 
cơ sở của trường trung học cơ sở Hồng Tiến. Đề tài hướng tới cho các em tìm 
hiểu khoa học và kỹ thuật, tìm kiếm các vấn đề và phương hướng giải quyết 
các vấn đề mà các em gặp trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. Lĩnh 
vực nghiên cứu khoa học của học sinh trung học cơ sở chủ yếu là việc vận 
dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn. 
 3 
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: 
1. Cơ sở lý luận 
- Dạy học phải gắn liền với thực tiễn lao động sản xuất. Nhân dân ta có câu: 
“Học phải đi đôi với hành; lý luận phải gắn liền với thực tiễn”. Chính vì 
vậy việc triển khai nghiên cứu khoa học và kỹ thuật công nghệ ở bậc trung 
học là cơ sở để các em tiếp cận và giải quyết những nhiệm vụ khoa học và 
kỹ thuật trong thực tiễn. 
- Để có kiến thức,kỹ năng, năng lực nghiên cứu khoa học từ học sinh trung 
học cơ sở thì ngay từ khi các em vào học, các em cần hình thành từng bước 
những kỹ năng nghiên cứu khoa học; Trên cơ sở đó các em sẽ thực hiện 
được những nhiệm vụ khoa học và công nghệ phức tạp hơn, hiệu quả hơn. 
2. Cơ sở thực tiễn 
- Thông tư 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của bộ giáo dục và đào 
tạo. 
- Quy chế thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở, trung 
học phổ thông của bộ giáo dục và đào tạo. 
- Nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu thế giới xung quanh của lứa tuổi mới lớn. 
Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật cũng là một trong những nhu cầu đó, giúp 
các em phát triển, ý thức được vị trí, vai trò của khoa học kỹ thuật trong lao 
động sản xuất, trong cuộc sống hàng ngày 
- Phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học cơ sở còn 
nghèo nàn, chưa có cơ sở vững chắc. 
3. Các biện pháp tiến hành 
- Thực hiện tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh về vấn đế nghiên cứu 
khoa học. 
- Nâng cao năng lực nhận thức của học sinh thông qua các hoạt động thực 
hành, thí nghiệm trong trường học, giúp các em đặt câu hỏi khoa học về 
những thắc mắc, băn khoăn 
 4 
- Luôn gắn những nhiệm vụ giáo dục ý thức xã hội gắn liền với nhiệm vụ học 
tập của các em, gợi ý về những kiến thức liên môn liên quan đến những 
nhiệm vụ học tập, sinh hoạt. 
4. Thời gian tạo ra giải pháp 
- Thực hiện thông qua việc giảng dạy các môn học từ lớp 6 cho đến lớp 9. 
Đặc biệt là các môn học có thực hành thí nghiệm như môn Công nghệ, vật 
lý, hóa học, sinh học; Để có được tư duy khoa học ở học sinh trung học 
cơ sở đòi hỏi người giáo viên phải phải thường xuyên vun đắp thì mới có 
kết quả tốt. 
- Thông thường người giáo viên trong quá trình giảng dạy thường xuyên đặt 
vấn đề áp dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, kích thích trí tò mò, sáng tạo 
của học sinh, từ đó có thể đưa ra được những dự án cho học sinh thực hiện, 
mỗi dự án nên thực hiện theo học kỳ để các em làm quen với công tác 
nghiên cứu khoa học. 
 5 
B. NỘI DUNG 
I. MỤC TIÊU 
Đề tài nhằm tiến tới hình thành phong trào nghiên cứu khoa học và ứng 
dụng kỹ thuật vào thực tiễn trong học sinh trung học cơ sở. Tạo ra cho các em 
học sinh năng lực nhìn nhận các vấn đề dưới góc độ khoa học, giúp các em vận 
dụng sáng tạo những kiến thức liên môn đã học vào những tình huống cụ thể. 
Thông qua đó làm cho quá trình giáo dục và đào tạo của trường có hiệu quả 
hơn, tạo ra niềm đam mê khoa học kỹ thuật trong học sinh, giúp các em tiến 
gần hơn với thực tiễn lao động sản xuất và cuộc sống hàng ngày. Làm cho kiến 
thức của nhà trường có ích hơn, gần với cuộc sống hơn 
II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 
1. Mô tả giải pháp của đề tài 
+ Tạo ra tâm lý tự tin cho học sinh 
Để các em học sinh trung học cơ sở có tâm lý tự tin trong các hoạt động 
nghiên cứu khoa học thì người giáo viên phải chủ động tạo ra môi trường cho 
các em phát huy tính tích cực, chủ động của mình. Hãy để cho các em đề xuất 
các ý kiến và các em tự trao đổi, thảo luận về những ý kiến đó trong các bài 
học, các bài thực hành. Thông qua đó dần dần các em sẽ tự tin hơn trong các 
công việc. 
+ Tạo ra môi trường cho các em động não suy nghĩ 
Trong các bài giảng giáo viên cần khuyến khích các em suy nghĩ và trả lời 
các câu hỏi tìm kiếm, suy luận hay quá trình như: 
 Tại sao? 
 Làm như thế nào? 
 Giống nhau và khác nhau ở điểm nào? 
 Tại sao lại như vậy? 
  
+ Tạo ra niềm tin ở người thầy 
 6 
Người giáo viên phải có đủ năng lực để hướng dẫn các em tìm hiểu, trả lời 
các thắc mắc, người thầy phải có khả năng dẫn dắt các em từng bước giải quyết 
các vấn đề trên cơ sở khoa học rõ ràng đồng thời tạo ra cho các em cảm hứng 
sáng tạo trong học tập. 
+ Hướng dẫn học sinh thực hiện một dự án khoa học kỹ thuật, lúc đầu có 
thể là đơn giản, dự án không phải là mới đối với xã hội, nhưng đối với các em 
thì đó là cả một kho tàng sáng tạo đầy mới mẻ và hấp dẫn. Người thầy phải biết 
tôn trọng những gì mà các em tạo ra, cần khuyến khích mà không nên phán 
quyết sẽ làm thui chột những mầm non mới nhú. 
Trong dự án này tôi xin trình bày một số giải pháp tích hợp giữa bài giảng 
môn công nghệ với vấn đề nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh. 
1.1. Tạo ra tâm lý tự tin cho học sinh 
Tâm lý tự tin sẽ giúp cho học sinh không bị hoang mang, run sợ, trước 
những vấn đề khó, những vấn đề phức tạp hay những vấn đề mới phát sinh. 
Ví dụ1: Khi dạy môn công nghệ 9 (Lắp đặt mạng điện trong nhà) trong 
bài 4: THỰC HÀNH SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ ĐO ĐIỆN. 
Để tạo ra sự tự tin cho các em trước tiên người giáo viên phải hướng dẫn 
cho các em về cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ của đồng hồ đo điện để các em có 
sự hiểu biết về thiết bị này. Sau đó giáo viên làm mẫu cho các em quan sát và 
cùng tham gia vào việc đọc ccs giá trị đo. Sau đó cho từng em làm thử dưới sự 
giám sát của thầy (sự hiện diện của người thầy sẽ củng cố niềm tin cho các 
em). Khi các em đã thực hiện hoàn thành thao tác đo lần thứ nhất thì giáo viên 
khuyến khích các em đo lần thứ hai với những thay đổi mới để giúp các em tự 
tin hơn. Sự tự tin của các em được hình thành khi các em làm chủ được quá 
trình đo. 
Ví dụ 2: Khi dạy môn công nghệ 9 (Lắp đặt mạng điện trong nhà) trong 
bài 6: THỰC HÀNH LẮP MẠCH ĐIỆN BẢNG ĐIỆN. 
Trong bài thực hành này sau khi đã hướng dẫn các em lắp đặt mạch điện 
bảng điện xong, để kiểm tra sự vững vàng, tự tin của các em học sinh về quá 
 7 
trình thực hành người giáo viên có thể cho học sinh tự kiểm tra kết quả của 
nhóm và phải trả lời câu hỏi: 
- Mạch điện đã được lắp đặt đúng theo sơ đồ nguyên lý hay chưa? 
- Các mối nối dây đã đúng kỹ thuật chưa? 
- Mạch điện sẽ hoạt động tốt? 
o Thông qua sự trả lời của học sinh, người giáo viên có thể đánh giá 
được mức độ tự tin của học sinh trong việc lắp ráp, vận hành mạch 
điện bảng điện như: 
o Sự ngập ngừng ấp úng khi trả lời chứng tỏ học sinh chưa tự tin 
o Sự thao tác dứt khoát, chính xác chứng tỏ học sinh đã thực sự làm 
chủ các hành động của mình 
1.2. Tạo ra môi trường cho các em động não suy nghĩ 
Để cho các em tham gia vào các quá trình một cách tự nhiên, người giáo 
viên cần phải đặt các em vào tình huống có vấn đề. 
Ví dụ: Trong bài 52 của môn công nghệ 8: THỰC HÀNH THIẾT BỊ 
ĐÓNG – CẮT VÀ LẤY ĐIỆN. Để tạo ra tình huống có vấn đề cho học sinh, 
giáo viên trong quá trình giảng dạy thông qua các tình huống như: 
- Thiết bị đóng cắt điện và thiết bị lấy điện khác nhau ở chỗ nào? Đây là tình 
huống giúp các em phân biệt giữa hai loại thiết bị này. Khi phân biệt được 
thì là lúc các em đã lĩnh hội được kiến thức về hai loại thiết bị này. 
- Át tô mát là thiết bị loại nào? Có giống với cầu dao, công tắc điện không? 
Trả lời được câu hỏi này học sinh sẽ biết được công dụng, tính năng của at 
tô mát khác so với cầu dao, công tắc điện 
- Để mở rộng kiến thức, định hướng cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu về 
vấn đề đóng ngắt mạch điện và việc sử dụng điện năng có hiệu quả, tiết 
kiệm giáo viên đặt câu hỏi: Làm thế nào để đóng ngắt mạch điện một 
cách tự động, hiệu quả, kịp thời, đúng lúc không? Để trả lời câu hỏi này 
các em phải suy nghĩ, tìm hiểu về những quá trình tự động, sử dụng điện 
 8 
như thế nào là hiệu quả, tiết kiệm Đó là những tiền đề để các em phát 
triển tư duy khoa học, kỹ thuật 
1.3. Tạo ra niềm tin ở người thầy (Giáo viên) 
Người thầy trong dạy học có một vai trò vô cùng quan trọng; là chỗ dựa 
về tinh thần, kiến thức, kỹ năng cho các em. Người thầy khác với cái máy 
dạy học; Bởi vì người thầy có thể nhận thức được các em đang cần gì? Khó 
khăn ở đâu? Sự đồng cảm, tinh thần giúp đỡ, hỗ trợ học sinh những lúc các em 
gặp khó khăn, bế tắc sẽ tạo cho các em có được niềm tin ở người thầy, các em 
sẽ vững vàng và t ... c hiện kế hoạch để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. 
o Triển khai nghiên cứu lý thuyết 
 Khảo sát thực tiễn các cơ sở chăn nuôi gà và hiện trạng sử 
dụng hệ thống quạt thông gió, chống nóng. 
 Tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi gà 
 Tìm hiểu về yêu cầu vệ sinh môi trường cho chuồng trại chăn 
nuôi. 
 Tìm hiểu về các mô hình chuồng trại chăn nuôi gà 
 Xây dựng những luận cứ khoa học 
Giáo viên phải thường xuyên gặp gỡ với học sinh để giúp đỡ các em. Việc 
tham quan cần có sự tham gia của giáo viên để xây dựng kế hoạch tham quan, 
tìm hiểu thực tiễn được tốt hơn. Thống nhất cho các em trước khi tham quan về 
những nội dung tham quan khảo sát và những dữ liệu cần thu thập để ccs em chủ 
động mang theo phương tiện ghi chép, lưu trữ thông tin. 
o Thực hiện chế tạo, lắp ráp, hiệu chỉnh mô hình hệ thống. 
 15
 Thực hiện tìm hiểu, thiết kế mạch điều khiển tự động hệ thống 
quạt thông gió, chống nóng cho chuồng trại chăn nuôi 
 Thiết kế sơ bộ mô hình và tiến hành chế tạo mô hình 
 Lắp ráp mô hình 
 Thử nghiệm, kiểm tra mô hình theo các mục tiêu của dự án 
o Những điểm cần chú ý khi hướng dẫn các em thực hiện dự án. 
Việc chế tạo mô hình và mạch điều khiển là một công việc khó và phức tạp, 
đòi hỏi sự kiên trì và tỉ mỉ. Trước hết giáo viên phải trực tiếp xem xét thật kỹ 
những hạng mục của dự án. Những điểm khó chế tạo của dự án mà vượt quá sức 
của học sinh thì giáo viên phải có kế hoạch hỗ trợ cho các em vượt qua. Những 
hạng mục nào phù hợp với các em thì hướng dẫn các em thực hiện; Cụ thể đối 
với dự án “Chế tạo mạch điều khiển tự động hệ thống quạt thông gió, chống 
nóng cho chuồng trại chăn nuôi” thì một số hạng mục sau đây học sinh cần có sự 
hỗ trợ của giáo viên và các nhà chuyên môn hỗ trợ: 
 Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt 
 Thiết kế, chế tạo mạch điều khiển 
Những hạng mục mà học sinh có thể tự làm như: 
 Lắp ráp mô hình, chế tạo các chi tiết cơ khí 
 Lắp ráp các quạt gió, dây điện mạch điện, công tắc theo sơ đồ 
mạch điện 
 Trang trí cho mô hình 
 Vận hành, kiểm tra sự hoạt động của mô hình 
 Viết báo cáo dự án 
  
Thông qua các hoạt động này học sinh sẽ có những hiểu biết và kinh nghiệm 
trong hoạt động nghiên cứu khoa học. 
 16
2. Phạm vi áp dụng 
Bản báo cáo kinh nghiệm của tôi trước hết được áp dụng tại trường trung 
học cơ sở Hồng Tiến. Trên cơ sở đề tài của tôi đã phát huy hiệu quả thì có 
thể nhân rộng ra các trường trung học cơ sở khác trong địa bàn. 
3. Hiệu quả 
- Công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của học sinh được nâng cao rõ 
rệt, thể hiện qua thành tích năm học 2013 trường trung học cơ sở Hồng 
Tiến đã có 01 dự án kỹ thuật của học sinh đạt giải nhì trong cuộc thi nghiên 
cứu khoa học và kỹ thuật dành cho học sinh. 
- Học sinh bước đầu đã có những kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu, giải 
quyết các nhiệm vụ khoa học. 
- Dự án này sẽ giúp cho quá trình học tập, rèn luyện của học sinh gắn liền với 
thực tiễn lao động hơn, giúp cho các em có tư duy khoa học 
4. Kết quả thực hiện 
Trước khi thực hiện dự án: 
Trong học kỳ 2 năm học 2012 – 2013, tôi đã tiến hành khảo sát tại 2 khối 
lớp tôi đã giảng dạy môn công nghệ (lớp 8 và lớp 9) về công tác nghiên cứu 
khoa học và kết quả cho thấy: 
o Hỏi về Nghiên cứu khoa học là gì, ai tham gia nghiên cứu khoa học? 
Thì kết quả như sau: 
 Có 70% các em không biết nghiên cứu khoa học là làm cái gì. 
 Có 30% các em cho rằng nghiên cứu khoa học là tìm ra những 
phát minh, các lý thuyết sâu xa, vĩ đại. 
 Có khoảng 30% các em cho rằng nghiên cứu khoa học là 
nhiệm vụ của các nhà nghiên cứu, không phải nhiệm vụ của 
học sinh trung học cơ sở. 
 Có khoảng 70% các em không biết những ai có nhiệm vụ 
nghiên khoa học. 
 17
o Hỏi về công việc thực hành, thí nghiệm ở trường của các em có phải 
là công tác nghiên cứu khoa học không? Kết quả như sau: 
 Có 75% Các em được hỏi cho rằng đó là nghiên cứu khoa học. 
 Có 25% các em cho rằng đó không phải là nghiên cứu khoa 
học. 
o Hỏi về: Em có biết cuộc thi nghiên cứu khoa học và kỹ thuật do bộ 
Giáo Dục & Đào tạo phát động hàng năm không? Kết quả cho thấy: 
 45% các em nói có biết thông qua các anh chị lớp trên và 
thông qua các phương tiện thông tin khác. 
 55% các em không biết có cuộc thi này. 
Như vậy trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này sự nhận thức của các 
em học sinh về công tác nghiên cứu khoa học và kỹ thuật rất hạn chế. Vì vậy mà 
thành tích về nghiên cứu khoa học và kỹ thuật của học sinh hầu như chưa có. 
Sau khi thực hiện dự án: 
Sau học kỳ 2 của năm học 2012-2013 tôi đã tiến hành thí điểm với học 
sinh khối 8 và khối 9 của trường. Thông qua quá trình hướng dẫn các em tìm 
hiểu về vấn đề nghiên cứu khoa học và đề xuất ý tưởng khoa học của các cá 
nhân. Tôi đã thu được rất nhiều ý tưởng khoa học, kỹ thuật do chính các em đề 
xuất. Trong số những ý tưởng khoa học đó tôi đã phát hiện ra ý tưởng của một 
nhóm 2 học sinh về vấn đề chăn nuôi, sử dụng năng lượng hợp lý, bảo vệ môi 
trường là một ý tưởng tốt với dự án mang tên: “Chế tạo mạch điều khiển tự 
động hệ thống quạt thông gió, chống nóng ứng dụng cho chuồng trại chăn 
nuôi” 
Trên cơ sở ý tưởng khoa học của các em đề xuất tôi đã tiến hành hướng 
dẫn ác em thực hiện đề tài. Kết quả cuối cùng dự án đã thành công và nhận 
được giải nhì cấp tỉnh năm học 2013 – 2014. 
Như vậy với sự áp dụng những kinh nghiệm vào quá trình dạy học, kết 
quả đã mang lại sự thay đổi lớn về vấn đề nghiên cứu khoa học của học sinh. 
 18
Cụ thể là từ chỗ chưa có dự án khoa học nào đến chỗ đã có nhiều dự án được 
các em đề xuất và đã có 01 dự án thành công. 
Như vậy để có được những kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật từ học 
sinh trung học cơ sở thì trong quá trình giảng dạy các môn học (không riêng gì 
môn công nghệ) cần có sự quan tâm của giáo viên tới các vấn đề sau: 
- Phải tạo ra sự tự tin trong học sinh thông qua quá trình dạy học. 
- Tạo ra môi trường để các em học sinh suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo 
- Tạo ra niềm tin ở người thầy, nơi mà các em có thể tin tưởng, chỗ dựa về 
tinh thần, kiến thức, tình cảm của học sinh. Thể hiện thông qua uy tín của 
người thầy đối với học trò của mình trên tất cả các phương diện. 
- Phải có kế hoạch hướng dẫn chi tiết, tỉ mỉ cho học sinh và quản trị được sự 
biến động của kế hoạch đã lập ra. 
C. KẾT LUẬN 
1. Nhận định chung 
Nội dung chính của đề tài thể hiện việc kết hợp giữa việc dạy học các 
môn học theo chương trình với vấn đề hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa 
học. Một vấn đề quan trọng là ở lứa tuổi các em thường có rất nhiều mơ ước, 
thích khám phá những điều mới mẻ, chính vì thế đây là một lợi thế rất lớn để 
tiến hành hướng dẫn các em tìm hiểu khoa học. Nhưng bên cạnh đó một vấn 
đề khác là các kiến thức, kinh nghiệm về nghiên cứu khoa học của các em hầu 
như chưa có, vì vậy người giáo viên phải có một lộ trình nhất định để cho các 
em làm quen, không thể đốt cháy giai đoạn. Trước tiên cần cho các em học tập, 
làm quen với khái niệm nghiên cứu khoa học. Sau đó người giáo viên thông 
qua hoạt động giảng dạy, đưa các em vào các tình huống phải giải quyết những 
nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật. Trên cơ sở đó học sinh sẽ dần dần biết cách 
quan sát, phân tích các vấn đề; Đó chính là cơ sở để các em đề xuất các ý 
tưởng khoa học. 
 19
Việc các em tự đề xuất được ý tưởng khoa học đã thể hiện nhận thức của 
các em đã đạt được những thành quả nhất định, thể hiện sự nắm vững các vấn 
đề. 
Quá trình hướng dẫn học sinh thực hiện đề tài là quá trình quan trọng. Kết 
quả của quá trình này ảnh hưởng trực tiếp chất lượng dự án nghiên cứu của các 
em. 
Đề tài có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa 
học trong học sinh phổ thông trung học cơ sở. Đây là một trong những điểm 
mới trong nhà trường hiện nay. 
Thông qua dự án này đã giúp cho các em học sinh lớp 8, 9 của trường 
phát huy được khả năng nghiên cứu khoa học của mình, thể hiện là đã có 
những ý tưởng khoa học được đề xuất và triển khai nghiên cứu thành công. 
Tuy nhiên đây cũng mới chỉ là những kết quả bước đầu, để có kết quả bền 
vững cần phải triển khai liên tục, trên nhiều môn để các em có thể sử dụng kiến 
thức liên môn vào giải quyết vấn đề. Khi đó vấn đề sẽ được giải quyết trọn ven 
hơn. 
Điểm mới, điểm sáng tạo trong đề tài này là sự kết hợp giữa giảng dạy các 
môn học theo chương trình kết hợp với việc hướng dẫn học sinh nghiên cứu 
khoa học. 
2. Điều kiện áp dụng 
- Có được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự hợp 
tác của các bậc phụ huynh học sinh, các nhà tài trợ 
- Phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa quá trình dạy học và vấn đề nghiên 
cứu khoa học của học sinh. 
- Giáo viên phải am hiểu vấn đề nghiên cứu khoa học và có kế hoạch hướng 
dẫn chi tiết cho học sinh. 
3. Triển vọng vận dụng và phát triển 
- Hướng phát triển tiêp theo 
 20
- Đề tài này có thể áp dụng trong các trường trung học phổ thông, trung học 
cơ sở. 
- 
4. Những đề xuất, kiến nghị. 
- Để nâng cao hiệu quả của đề tài thì phải triển khai đồng bộ trên tất cả các 
khối học để tạo ra nề nếp trong học sinh. 
- Giáo viên cần phải được bồi dưỡng về kiến thức nghiên cứu khoa học để có 
thể làm chủ được quá trình hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học. 
5. Lời cam đoan. 
 “Đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi viết, không sao chép nội 
dung của người khác”. 
 Người viết SKKN 
 Trần Thị Nguyệt 
 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Công nghệ trung học cơ sở - NXB Giáo dục 2013 
2. Vật lý trung học cơ sở - NXB Giáo dục 2013 
3. Giáo dục công dân trung học cơ sở - NXB Giáo dục 2013 
4. Hướng dẫn bố cục Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2013-2014 của phòng 
Giáo dục huyện Khoái Châu. 
5. Thông tư Số: 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012 của bộ 
Giáo dục và đào tạo về Ban hành Quy chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ 
thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông 
6. Quy chế thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia học sinh trung học cơ sở, 
trung học phổ thông kèm theo thông tư số 38 của bộ giáo dục và đào tạo. 
7. Tâm lý học – NXBGD năm 2010 
8. Giáo dục học – NXBGD năm 2010 
 22
MỤC LỤC 
Phần A: Mở đầu 
I. Đặt vấn đề ..1 
1. Thực trạng..1 
2. Ý nghĩa của giải pháp mới.....1 
3. Phạm vi nghiên cứu....2 
II. Phương pháp tiến hành....3 
1. Cơ sở lý luận...3 
2. Cơ sở thực tiễn3 
3. Các biện pháp tiến hành..3 
4. Thời gian tạo ra giải pháp...4 
Phần B: Nội dung 
I. Mục tiêu...5 
II. Phương pháp tiến hành...5 
1. Mô tả giải pháp của đề tài .5 
2. Phạm vi áp dụng.16 
3. Hiệu quả ....16 
4. Kết quả thực hiện.......16 
Phần C: Kết luận 
1. Nhận định chung ....18 
2. Điều kiện áp dụng..19 
3. Triển vọng vận dụng và phát triển......19 
4. Những đề xuất, kiến nghị....19 
5. Lời cam đoan...20 
 Tài liệu tham khảo 21 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang kien kinh nghiem NCKH lop 9.pdf