Đề tài Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở cấp thcs

Đề tài Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở cấp thcs

Để nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, trong mấy năm qua, ngành GD & ĐT đã kiên trì phát động cuộc vận động đổi mới phương pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người học trong quá trình dạy học, đó chính là phương pháp dạy học tích cực.

Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 đã quán triệt: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”.

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1384Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở cấp thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
SINH HỌC Ở CẤP THCS 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để nâng cao chất lượng giảng dạy, phục vụ sự nghiệp phát triển của đất nước, trong mấy năm qua, ngành GD & ĐT đã kiên trì phát động cuộc vận động đổi mới phương pháp nâng cao tính tích cực, sáng tạo của người học trong quá trình dạy học, đó chính là phương pháp dạy học tích cực.
Luật Giáo dục được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1998 đã quán triệt: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên...”.
Song để thực sự biến chủ trương trên thành hiện thực, cần đổi mới phương pháp dạy học truyền thống theo kiểu đọc chép, thầy giảng trò nghe. Phát huy có hiệu quả nhóm các phương pháp dạy học tích cực...
Dạy và học Sinh học theo hướng tích cực ở trường THCS có những điểm khác so với trường phồ thông, vì có sự khác biệt về mục tiêu đào tạo, về mức độ kiến thức, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh. Để dạy và học theo hướng tích cực cần: giảm tỷ lệ diễn giảng thông báo, tăng cường diễn giảng nêu vấn đề, nâng cao chất lượng thực hành trong phòng thí nghiệm... tăng thời gian tự học, nghiên cứu SGK... kết hợp với sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Muốn vậy, mỗi giáo viên cần chú trọng dạy cho học sinh cách học và tự học.
Sau đây là một số kế hoạch của bản thân về đổi mới phương pháp dạy học sinh học ở bậc THCS
II. KẾ HOẠCH ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Bước đầu tôi nghiên cứu chương trình, từ đó xác định các phương pháp giảng dạy bộ môn theo hướng tích cực, nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, tăng cường phương pháp tự học, tự nghiên cứu theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội IX đã nêu: “... Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học... Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề...”
- Quá trình giảng dạy luôn thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học ở trên lớp, dạy học sinh cách học, tăng cường nghiên cứu và giải quyết vấn đề, rèn luyện tính tự học ngay từ đầu. Học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sau này.
- Môi trường học tập đối với học sinh khác xa với môi trường thực tế về khối lượng kiến thức, vì vậy học sinh phải có phương pháp học thì mới có thể đáp ứng được mục tiêu đào tạo.
Việc đổi mới phương pháp dạy và học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, một giờ dạy theo phương pháp đổi mới thì không chỉ người thầy phải lập kế hoạch bài dạy công phu mà người học cần phải có phương pháp học để lĩnh hội tri thức.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Ngay từ đầu năm học, tôi đã bước đầu hình thành và hướng dẫn học sinh cách học ở nhà và trên lớp để học sinh dễ tiếp thu bài dạy.
a. Giờ tự học ở nhà:
Theo tôi, thực hiện tốt một giờ dạy trên lớp theo hướng đổi mới giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách đọc SGK, tài liệu trước khi đến lớp. Sau các tiết học, yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SGK
Đọc trước SGK là công cụ quan trọng trong quá trình học tập, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách đọc.
Vấn đề là với nhiều học sinh khi yêu cầu đọc chỉ hiểu đơn giản là đưa mắt đọc qua từng từ như ta đọc truyện và cho rằng cứ đọc qua một lượt như vậy là đã hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao. Vì vậy, tôi thường xuyên hướng dẫn cách đọc như sau:
- Nhìn vào những đầu mục trước khi nghiên cứu nội dung.
- Ghi ra giấy những câu hỏi mà em muốn có lời giải đáp.
- Gạch chân hoặc tô màu những khái niệm quan trọng và những nội dung chính.
- Tóm tắt các nội dung quan trọng ra giấy.
- Lập dàn bài khi đọc: Lập dàn bài trước hết cần phải tách các ý chính trong bài đọc và thiết lập mối quan hệ giữa chúng trên cơ sở đó chia bài đọc thành các phần tương ứng với tên đề mục cho phù hợp.
- Với những nội dung kiến thức dài, khó, kiến thức có liên quan đến thực tế tôi thường ra các câu hỏi, bài tập định hướng để học sinh khi đọc SGK, thu thập thông tin từ các nguồn khác như tài liệu tham khảo, thực tế... để tìm cách trả lời. Câu hỏi đặt ra yêu cầu học sinh phải khái quát được nội dung cơ bản, câu hỏi phải yêu cầu học sinh vận dụng tư duy để trả lời.
- Thường xuyên kiểm tra việc đọc tài liệu và sự chuẩn bị của học sinh, yêu cầu mỗi học sinh có vở bài tập ở nhà để soạn bài trước.
- Học bài cũ: tôi thường yêu cầu học sinh học bài cũ bằng cách về nhà đọc lại bài ghi ngay, hoàn thành các bài tập về nhà, hướng dẫn học sinh học theo hướng tổng hợp kiến thức theo sơ đồ, hệ thống hoá kiến thức, học qua hình vẽ, sơ đồ, giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan đến kiến thức vừa học.
- Luôn chú ý hướng dẫn học sinh rèn luyện cách trình bày ý kiến của bản thân về một vấn đề nào đó được đưa ra thảo luận
b. Giờ học trên lớp:
Trong các giờ lên lớp sau mỗi tiết học, tôi đều hướng dẫn học sinh về nghiên cứu bài mới có thể theo hệ thống câu hỏi cho sẵn hoặc tự nghiên cứu và tìm ra những điểm cần giải quyết trong giờ lên lớp sau. Trong giờ học, tuỳ nội dung của từng bài tôi sử dụng một số phiếu học tập dạy học theo phương pháp hợp tác nhóm nhỏ, học sinh thảo luận và trình bày kết quả của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và giáo viên chốt lại bằng hệ thống sơ đồ hoá kiến thức. Hoặc sử dụng phương pháp nêu vấn đề xen kẽ những câu hỏi trên cơ sở đã đọc SGK để chiếm lĩnh tri thức.
Một số phần kiến thức đơn giản trong SGK đã viết rõ ràng, đầy đủ tôi hướng dẫn học sinh tự nghiên cứu và rút ra kết luận.
Trên lớp tôi thường yêu cầu học sinh cần nghe và biết cách ghi bài, vì có như vậy mới hiểu, tái hiện kiến thức dễ dàng và sâu sắc.
Cách ghi bài cần thể hiện:
- Các mục lớn nhỏ cần sắp xếp theo thứ tự logic.
- Ghi tóm tắt các ý chính của lời giải và ghi theo cách hiểu của mình.
- Thể hiện rõ các ý chính của bài học
Sau mỗi chương, mỗi phần tôi ra một số bài tập cho học sinh về nhà nghiên cứu. Khi cho bài tập giờ sau, có kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành công việc được giao của học sinh, học sinh phản hồi một số nội dung khó giáo viên hướng dẫn học sinh làm. Cách kiểm tra là: Vào đầu giờ, kiểm tra sự chuẩn bị bài tập của học sinh; sau đó chia ra kiểm tra cụ thể nội dung chuẩn bị bằng cách mỗi đợt thu vở bài tập của một tổ để đánh giá, có nhận xét cụ thể cho từng vở bài tập của học sinh.
Tôi thường khuyến khích học sinh biết đặt câu hỏi và tìm cách trả lời sau khi đã nghiên cứu SGK, tài liệu tham khảo và quan sát thực tế môi trường xung quanh ở nhà để khắc sâu và mở rộng kiến thức.
Sau các tiết học, tôi thường ra các bài tập để học sinh hoàn thành nhằm củng cố, mở rộng kiến thức
IV. KẾT QUẢ
So với những năm trước, dạy theo phương pháp truyền thống, cũng có kết hợp sử dụng tranh ảnh, mô hình, nhưng chủ yếu là sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp trực quan minh hoạ. Trong giờ dạy học, chủ yếu giáo viên giảng, chỉ trên sơ đồ tranh ảnh. Học sinh nghe, quan sát và ghi chép. Học sinh không được thể hiện ý kiến của mình, hầu như không cần SGK vì tất cả kiến thức đã được giáo viên đọc cho chép, khi học bài thì theo vở ghi. Cuối giờ có củng cố nhưng chủ yếu là giáo viên tóm tắt lại những kiến thức vừa trình bày. Với cách dạy - học như thế rất khó đánh giá được sự hiểu bài của học sinh. Việc kiểm tra, đánh giá chỉ thực hiện khi kiểm tra 15 phút, một tiết, bài làm học sinh thường máy móc sao chép từ vở ghi không thể hiện tính sáng tạo trong trả lời các câu hỏi.
Thời gian gần đây, cùng với phong trào đổi mới phương pháp dạy học chung, tôi đã tăng cường sử dụng những phương pháp dạy học tích cực: quan sát tìm tòi, thảo luận nhóm, nêu vấn đề kết hợp với các phương pháp khác, đồng thời hướng dẫn học sinh cách học và tự học nghiên cứu SGK, trình bày ý kiến của mình trong thảo luận nhóm để tìm ra kiến thức, qua đó rèn cho học sinh kỹ năng nói, viết... Trong giờ học học sinh đã chủ động, tích cực tự giác tìm kiếm tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên; vì vậy giờ học đã sôi nổi hơn, SGK đã được sử dụng nhiều hơn trong học tập.
Qua các giờ dạy, tôi thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng dạy học tích cực, được đồng nghiệp và học sinh đánh giá giờ học đã hấp dẫn, lôi cuốn học sinh hơn, học sinh thực sự tự lực tìm kiếm tri thức, được hoạt động nhiều hơn, tích cực hơn và tiếp thu bài tốt hơn. Giờ dạy được đánh giá đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên cũng còn một số học sinh còn trầm, chưa biết cách tự học nên kết quả chưa cao.
 V. KẾT LUẬN
Việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực là cần thiết, nhằm hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học thụ động, cụ thể là: phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học. Đáp ứng được yêu cầu về con người về tri thức trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bắt kịp xu thế đổi mới phương pháp hiện đại; hình thành và phát triển những giá trị nhân cách tích cực; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực hoạt động sáng tạo.
Thiết nghĩ, muốn tạo được thói quen tự học cho học sinh thì tất cả các giáo viên cần thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy - học ở tất cả các bộ môn một cách thường xuyên.
Trên đây là một số kinh nghiệm trong giảng dạy sinh học. Thực hiện dạy-học theo hướng dạy học sinh học và tự học để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục phát huy tính tích cực của học sinh. Rất mong sự góp ý của các đồng chí.

Tài liệu đính kèm:

  • docDoi moi phuong phap day hoc sinh hocSKKN.doc