Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường phần nào đang xảy ra ở xung quanh ta, do đó mọi người cần có ý thức bảo vệ nó.
Thực tế ở trường THCS Tân Thạnh chúng ta ý thức bảo vệ môi trường của học sinh đa số chưa cao.
Tôi muốn góp phần giáo dục các em và nhắc nhở mọi người hãy nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Chuyên đề : KHẢ NĂNG KHAI THÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG (GDMT) TRONG CÁC MÔN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP A. PHẦN MỞ ĐẦU Lí Do Chọn Chuyên Đề: Hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường phần nào đang xảy ra ở xung quanh ta, do đó mọi người cần có ý thức bảo vệ nó. Thực tế ở trường THCS Tân Thạnh chúng ta ý thức bảo vệ môi trường của học sinh đa số chưa cao. Tôi muốn góp phần giáo dục các em và nhắc nhở mọi người hãy nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. Từ những lí do trên nên tôi chọn chuyên đề này. Mục Đích Nghiên Cứu: Xác định những khả năng khai thác GDMT trong các môn giảng dạy trên lớp. Đối Tượng Nghiên Cứu: Khả năng khai thác GDMT trong các môn giảng dạy trên lớp ở trường THCS Tân Thạnh –Giá Rai –Bạc Liêu. IV. Nhiệm Vụ Nghiên Cứu: - Khảo sát học sinh khối 9 năm học 2005-2006 có 67,76% HS nhận thức quá đơn giản về môi trường(đa số không chú ý về môi trường ). Nguyên nhân là ý thức của các em còn thấp, phần lớn quí thầy cô ít khai thác GDMT qua bài dạy trên lớp. Sinh hoạt ngoại khóa ít, có đề cập về môi trường nhưng các em còn thờ ơ coi nhẹ. - Khả năng khai thác GDMT trong các môn giảng dạy trên lớp. V. Phương Pháp Nghiên Cứu: - Phương pháp nghiên cứu lí luận: tham khảo sách của Bộ Giáo Dục & ĐàoTạo Dự án VIE/98/018 (chương trình phát triển liên hợp quốc(UNDP) và DANIDA). Phương pháp điều tra học sinh, dự giờ giáo viên trên lớp, quan sát, trao đổi. VI. Phạm Vi, Giới Hạn Nghiên Cứu: Giới hạn nội dung: Khả năng khai thác GDMT trong các môn giảng dạy trên lớp. Giới hạn địa bàn: Trường THCS Tân Thạnh. B. PHẦN NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN: GDMT là một quá trình nhằm phát triển ở người học sự hiểu biết và quan tâm trướcnhững vấn đề môi trường gồm: kiến thức, thái độ, hành vi, trách nhiệm và kĩ nă q để tự mình và cùng tập thể đưa ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường trước mắt cũng như lâu dài. Hệ quả của GDMT là mang lại cho các thế hệ thanh thiếu niên tình cảm và trách nhiệm đối với môi trường, bắt đầu bằng việc xác định các vấn đề môi trường và tìm ra các giải pháp, đóng góp cho các quyết định của môi trường ở các phạm vi và mức độ khác nhau. Mục tiêu của GDMT: giúp cho mỗi cá nhân và cộng đồng có sự hiểu biết và sự nhạy cảm đối với các vấn đề về môi trường (nhận thức), những khái niệm cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường (kiến thức), những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện và bảo vệ môi trường (thái độ, hành vi), những kĩ năng giải quyết cũng như thuyết phục các thành viên khác cùng tham gia(kỹ năng), tinh thần trách nhiệm trước những vấn đề môi trường và có những hành động thích hợp giải quyết vấn đề Tham gia tích cực) (Theo Bộ GD&ĐT/ chương trình phát triển liên hợp quốc, 1998). Giải thích một số khái niệm trong chuyên đề: Oâ nhiễm môi trường : theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới, sự ô nhiễm (hoặc sự nhiễm bẩn) là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây tác hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm giảm chất lương môi trường. Đạo đức môi trường : là một thống các giá trị (hành vi, ứng xử, sự tôn trọng, chấp hành, .mà con người thể hiện với nhau và với thiên nhiên. Ngòai ra còn một số định nghĩa mà cúng ta đã khá quen thuộc: Cân bằng sinh thái, hệ sinh thái, quần thể, kinh tế, công nhệ MT NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY: . Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên phục vụ nhu cầu của con người. . Những vấn đề m, i trường toàn cầu( nóng lên toàn cầu, nước biển dâng,, El Nino, và LaNina, suy giảm tầng Ozon) . Tiêu thụ năng lượng. . Ô nhiễm không khí, nước và đất. . Rác thải, chất thải rắn. . Nạn đói và khan hiếm nước ngọt. . Suy giảm đa dạng sinh học. . Sa mạc hóa. . CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG Dự giờ của giáo viên (thời điểm từ 12/2005 đến 02/2006): Từ kết quả trên cho thấy gv dạy lớp phần lớn chỉ tập trung vào chuyên môn chứ chưa chú ý đến GDMT cho HS chúng ta. Kết quả khảo sát học sinh (thời điểm từ 12/2005 đến 02/2006): Như đã nêu ở nhiệm vụ nghiên cứu chuyên đề, số HS nắm về môi trường quá đơn giản và chưa có nhận thức sâu sắc về MT. Bản thân tôi đã tiến hành khai thác GDMT qua một số bài giảng môn hóa 9 từ tháng 3/2006 đến 5/2006, khi khảo sát lại khối 9 thì kế t quả như sau: Rõ ràng có GDMT qua bài giảng trên lớp thì nhận thức của hs về môi trường đúng đắn hơn. Từ tỉ lệ 32.34% ban đầu chưa khai thác GDMT, qua khai thác GD thì nâng lên 90.20%, nếu ta khai ta thác hết ở các bài của các môn có thể GDMT thường xuyên thì tỉ lệ này còn được duy trì và nâng cao hơn nữa. Một số Biểu bảng mà tôi đã tiến hành điều tra: Bảng 1: Bảng 2: Bảng 3: Chương III: XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG KHAI THÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG (GDMT) TRONG CÁC MÔN GIẢNG DẠY TRÊN LỚP Từ những thực trạng nêu trên tôi đưa ra những khả năng khai thác GDMT cho HS theo hai cách sau: Khai thác qua bài giảng trên lớp (nếu có nội dung). Thiết kế riêng để sinh hoạt ngòai giờ lên lớp (phù hợp với chủ điểm). Khi thiết kế GDMT phải gồm có 4 đặc trưng cơ bản: + Chứa đựng một tập hợp những viêïc làm GDMT được cấu trúc xung quanh một nội dung có sẵn trong SGK. + Có mục tiêu rõ ràng, dễ dàng đánh giá và giám sát. + Có sự thống nhất trong hoạt động dạy, học và kiểm tra đánh giá(liên hệ ngược ) + Có tính mềm dẻo, thích ứng với nhiều con đường lĩnh hội, theo những cách thức khác nhau nhưng điều đi đến đạt mục tiêu chung. Có thể thiết kế theo mẫu sau cho 45’ ngoài giờ lên lớp: Tên hoạt động Mục tiêu Thời gian Cơ sở vật chất Chuẩn bị Các bước tiến hành Câu hỏi thảo luận Đánh giá (phải theo chủ điểm) Gợi ý một số chủ đề thường được khai thác trong các hoạt động GDMT NGLL: Một số kiến thức sinh thái cơ bản Dòng năng lượng trong sinh quyển Sử dụng năng lượng Oâ nhiễm Dân số Các nhu cầu cơ bản của con người Sức khỏe và MT Các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên động vật hoang dã, các tài nguyên đất, Các biện pháp phòng ngừa và cải thiện MT. Sau đây là một bài mà tôi khai thác giáo dục môi trường ở một đơn vị kiến thức rất đơn giản: Bài: Hợp chất cao phân tử Polime: GV chuẩn bị bảng phụ hoặc tờ rơi có dạng sau: Sản xuất sản phẩm VD:túi đựng, đồ dùng bằng nhựa PVC, PE Tiêu dùng Tái chế Thải loại 7% trọng lượng và 20% khối lượng rác thải của các hộ gia đình là nhựa tổng hợp. PVC(PoliVynilClorua), PE(PoliEtilen) là một chất trơ khó mục nát. PVC, một loại nhựa dùng trong bao bì đóng gói, là một nguồn có chứa clo lớn trong chất thải. Nếu Clo được đốt cháy sẽ gây ô nhiễm Mt. Nếu chôn vào đất lamd đất bị xoí mòn, bị hoang hóa do nước không thể chảy qua dẫn đến suy kiệt độ mùn của đất. Chính các chất màu khi thêm vào trong bao bì đóng gói gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Hệ Thống làm việc cho đơn vị kiến thức này được thiết kế như sau: + GV đặt câu hỏi thảo luận: Hiện nay chất thải PVC, PE (chủ yếu là túi ni lon) được dùng vào những việc gì trong đời sống hàng ngày. Nó có ưu, nhược điểm gì? + HS(2 em cạnh nhau) cùng trao đổi. Sau đó dùng tờ rơi để thấy được những tính của PVC và PE, từ đó rút ra kết luận về tác hại của các phế thải từ PVC, PE. + GV hỏi: Ở địa phương em, các chất thải được xử lí như thế nào? Có được phân loại để xử lí và tái xử dụng không? Một số môn có khả năng khai thác GDMT: Môn GD NGLL và một số môn khác Hóa Sinh Địa Văn sử Bài Có tài liệu kèm theo // // // // // Chương IV: Kết Luận Kết Luận: Thực tế Mt của Việt Nam nói chung, trường THCS Tân Thạnh nói riêng chưa ô nhiễm. Nhưng cần được giáo dục thông qua bài giảng trên lớp để từ đó các em có ý thức và nhắc nhở mọi người giữ gìn và bảo vệ môi trường. Khuyến nghị: Hiệu trưởng nhà trường mở nhiều hơn các buổi sinh hoạt ngoại khóa về GDMT. GV dạy bộ môn và dạy GDNGLL cần chú ý khai thác triệt để những bài có nội dung GDMT. TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG TRƯỜNG :” XANH -–SẠCH -ĐẸP”” Nội dung xây dựng trường xanh, sạch, đẹp Xanh - Trồng cây: + Trồng cây bóng mát ( điệp , phương , xà cừ, viết, bằng lăng ) cây có tán, không sâu, bóng mát nhiều mùa. + Cây cảnh, chậu cảnh ( tùng, cau cảnh, dừa cảnh, mai) + Cây bụi mọc tự nhiên được cắt tỉa. - Trồng cỏ: + Trồng thành thảm cỏ hình vuông, hình chữ nhật + Trồng cỏ thành hàng dàihai bên lối đi. + Trồng cỏ dưới gốc cây bóng mát. +Loại cỏ ba lá dễ trồng, dễ sống, dễ có ở địa phương. + Loại cỏ màu. - Trồng hoa: + Trông bồn, trồng chậu, trồng giàn, trồng thảm + Các loại : Hoa trang, hoa giấy, hoàng hậu, hồng, dạ lý hương,mười giờ + Xanh hóa phòng học, hành lang, phòng làm việc + Xây dựng vườn trường (nơi có điều kiện) + Tùy vào điều kiện địa lí từng trường học ở địa phương chọn lựa các hình thức trồng cây cho phù hợp. Sạch : - Xử lí rác thải : +Thùng rác ở hành lang , ở sân trường, có nắp đậy. + Phân loại rác : * Giấy vụn, giấy bìa, giấy báo. * Nhựa ni nông, kim loại, vỏ chai, ( chuyển thùng rác địa phương ) * Lá cây, trái cây, ( ủ làm phân bón cây) + Nơi có điều kiện thì tái chế, tái sử dụng để giảm lượng rác thải - Xử lí hệ thống cống rảnh, nước thải : + Xử lí ngầm không gây mùi hôi. + Cống rảnh phải có đan an toàn + Không có hố nước đọng gây ô nhiễm môi trường và muỗi sinh sản. - Có nguồn nước sạch: + Nước uống cho học sinh ( bình nóng lạnh, bình nước khoáng ). + Nước rửa mặt, tay chân trước khi vào lớp học ( 10 vòi cho 500 học sinh ). - Giải quyết tốt khu vệ sinh của giáo viên và học sinh: + Tách riêng khu vệ sinh giáo viên, học sinh. + Có thể trồng hoa, cây cảnh tại khu vệ sinh. + Khu vệ sinh có mái che ( nếu có điều kiện ), có lối đi sạch sẽ nói với hành lang lớp học. + Đáp ứng số lượng học sinh của trường. + Luôn giữ sạch sẽ khu vệ sinh. - Xử lí tiếng ồn: + Bố trí sân chơi, bãi tập hợp lý. + Sắp xếp phòng học, phòng làm việc. phòng thực hành. + Quy định giờ ra chơi, giờ chuyển tiết. - Đảm bảo ánh sáng trong phòng học, phòng làm việc. - Bầu không khí trong lành. 3. Đẹp : - Trường có qui hoạch tổng thể hợp lý. - Có môi trường xanh và sạch. - Cảnh quan hài hòa, có tính thẩm mỹ và có tính giáo dục. - Lối sống tiết kiệm. - Thể hiện sự phát triển bền vững. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG HỌC XANH, SẠCH, ĐẸP Trồng cây Xác định những vị trí trong trường nên trồng cây. Chọn cây thích hợp với đặc điểm của trường học và điều kiện đất trồng ở địa phương. Trồng các thảm hoa, cây cảnh làm tăng vẻ đẹp của trường. Có thể trồng trên nền đất hoặc trên chậu hoa, cây cảnh. Tạo điều kiện để mọi người hưởng bóng mát; ngắm hoa, cây cảnh. Sửa sang, chăm tưới thường xuyên. Xây dựng vườn cây học tập Xây dựng vườn trường hoặc khu vực cây phục vụ học tập. Ghi tên và công dụng của từng loại cây đã trồng. Giảm thiểu xói mòn đất Kè bảo vệ các khu vực đất có thể bị xói mòn. Phủ co,û trồng các loại cây giữ đất. Quản lí rác thải Dùng các loại thùng rác khác nhau để chứa rác khác nhau. Thùng nên có hình thức đẹp, đặt ở nơi thuận tiện. Xử lý rác thường xuyên và đúng nơi quy định. Khu vực vệ sinh Xây dựng khu vực vệ sinh đúng tiêu chuẩn, thuận tiện cho giáo viên, học sinh. Số lượng nhà vệ sinh đủ cho học sinh sử dụng. Làm vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên cho khu vực vệ sinh. Tiết kiệm điện, nước Lắp đặt hệ thống điện, nước đúng tiêu chuẩn đảm bảo đủ nước sạch và giãm thiểu thất thoát điện, nước. Thông báo tiền điện, tiền nước (nếu nước dùng phải trả tiền) phải trả từng tháng nhằm mục đích lôi cuốn học sinh vào việc quản lí và sử dụng tiết kiệm. Aùp dụng các biện pháp tiết kiệm điện, nước do học sinh đề xuất. Xanh hóa lớp học và các phòng làm việc của trường Cây cảnh trồng chậu và treo tường cần được bố trí thích hợp trong lớp học và các phòng làm việc của trường. Đeo khẩu trang khi làm vệ sinh trường, lớp. Dùng phấn không bụi khi viết bảng. Trang trí đẹp, bài trí khoa học cho các lớp học, phòng làm việc của trường. Các hoạt động vì môi trường Vẽ tranh, làm báo tường, tập sang về môi trường. Có thể vẽ những bức bích họa lớn (đảm bảo tính mỹ thuật) trên một số bức tường của trường. Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề, diễn đàn với chủ đề môi trường. Tham gia các chiến dịch nâng cao nhận thức môi trường. Tổ chức các buổi dã ngoại sinh hoạt môi trường. Theo dõi sự thay đổi môi trường của nhà trường Ghi chép, chụp ảnh đối chiếu để thấy rõ những thay đổi môi trường của nhà trường qua từng năm. Trưng bày những ghi chép, chụp ảnh đó. Động viên, khuyến khích mọi người tham gia chăm sóc, cải tạo môi trường của nhà trường. Phát huy ảnh hưởng tích cực của nhà trường với cộng đồng Mời các chuyên gia của địa phương giúp nhà trường để tổ chức, thực hiện các công việc trên. Tham gia tuyên truyền, cổ động, nâng cao nhận thức trong cộng đồng; các chiến dịch làm sạch môi trường của địa phương. Giao lưu về môi trường với các cơ quan, đơn vị cộng đồng. Nơi có điều kiện Làm một cái ao sinh thái ( có thể là ao rất nhỏ ) hoặc khu vực non bộ đẹp. Làm một khoảng rừng tự nhiên trong trường. Ươm cây giống, ủ phân hữu cơ dùng trong trường và cung cấp cho cộng đồng. ĐÁNH GIÁ TRƯỜNG XANH, SẠCH, ĐẸP Loại tốt Trường thực hiện được 9 tiêu chí trở lên. Trong đó phải thực hiện được tiêu chí 1, 2, 4, 5, 7, 10. Loại khá Trường thực hiện được 7 tiêu chí trở lên. Trong đó phải thực hiện được tiêu chí 1, 4, 5, 7. Loại trung bình Trường thực hiện được 5 tiêu chí trở lên. Loại yếu Trường thực hiện được dưới 5 tiêu chí.
Tài liệu đính kèm: