Đề tài Làm thế nào để giúp học lịch sử dễ nhớ và nắm vững sự kiện

Đề tài Làm thế nào để giúp học lịch sử dễ nhớ và nắm vững sự kiện

Như chúng ta đã biết, thực tế thì ở trường chất lượng bộ môn lịch sử những năm gần đây đã được nâng lên rõ rệt cụ thể là học sinh thi lại và ở lại môn lịch sử là rất ít. Nhưng thực chất tại các kì thi quan trọng thì chất lượng bộ môn lịch sử còn rất thấp, khi hỏi đến các em cho là lịch sử dài quá học không nổi lại nhiều sự kiện ngày, tháng, năm không thể nào nhớ hết nổi, thế là cứ nhầm lẫn “râu ông này cắm càm bà kia”.

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Làm thế nào để giúp học lịch sử dễ nhớ và nắm vững sự kiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND HUYỆN CAO LÃNH
TRƯỜNG THCS GÁO GIỒNG
Họ và tên: Nguyễn Thị Phước Nhiều
THAM LUẬN
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP HỌC LỊCH SỬ DỄ NHỚ VÀ NẮM VỮNG SỰ KIỆN
I. Thực trạng:
-Như chúng ta đã biết, thực tế thì ở trường chất lượng bộ môn lịch sử những năm gần đây đã được nâng lên rõ rệt cụ thể là học sinh thi lại và ở lại môn lịch sử là rất ít. Nhưng thực chất tại các kì thi quan trọng thì chất lượng bộ môn lịch sử còn rất thấp, khi hỏi đến các em cho là lịch sử dài quá học không nổi lại nhiều sự kiện ngày, tháng, năm không thể nào nhớ hết nổi, thế là cứ nhầm lẫn “râu ông này cắm càm bà kia”.
-Phần lớn gia đình chưa quan tâm đến việc học của con em mình, phó thác cho trường và cho đây là môn phụ không cần thiết.
-Bản thân các em vì hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn các em phụ giúp nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của các em. Cũng như các em không biết phải làm như thế nào để có thể học lịch sử dễ thuộc và nắm chắc sự kiện.
-Phần lớn các em không có thói quen đọc sách giáo khoa. Một số ít có đọc nhưng chưa biết cách
-Thư viện chưa đảm bảo sách tham khảo, sách nâng cao để phục vụ cho cả giáo viên và học sinh nghiên cứu học tập
-Đội ngũ giáo viên dạy lịch sử tích cực nhiệt tình nhưng còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm còn nhiều hạn chế nhất là trong phương pháp truyền đạt
-Trang thiết bị dạy học chưa đảm bảo nhất là phương tiện nghe nhìn vì “trăm nghe không bằng một thấy” hoặc “tai nghe không bằng mắt thấy”, sẽ càng tốt hơn khi kết hợp cả hai loại phương tiện này
-Những khó khăn trên dẫn đến giờ dạy lịch sử rất khô khan, gượng ép, không hứng thú và chóng quên hết những gì đã học.
II/ Giải pháp cụ thể.
 Từ thực trạng nêu trên bản thân tôi đã cố gắng tìm ra một giải pháp hữu hiệu để giúp học sinh có thể học lịch sử dễ nhớ và nắm chắc sự kiện. Muốn làm được điều đó thì đòi hỏi phải có sự kết hợp thật hài hòa giữa giáo viên và học sinh.
1/ Về phía giáo viên thì phải đảm bảo các yếu tố sau:
1.1/ Trước hết yêu cầu đòi hỏi cần phải có là lời nói của giáo viên, đối với môn lịch sử thì lời thuyết giảng và chất giọng của giáo viên là rất quan trọng để tạo ấn tượng cho học sinh. Khi sử dụng lời nói đòi hỏi người giáo viên phải cố gắng lựa chọn những từ ngữ trong sáng, gợi cảm, giàu hình ảnh làm sóng lại sự kiện lịch sử.Đặc biệt khi nói giáo viên cần chú ý đến điệu bộ, nét mặt, giọng điệu để truyền tình cảm lịch sử cho học sinh
1.2/ Bên cạnh việc dùng lời nói để làm sống lại hình ảnh lịch sử, để tạo tình cảm cho các em người giáo viên còn phải biết cách tổ chức để tất cả các em đều tham gia học tốt.Việc làm này đòi hỏi người giáo viên phải có đủ phẩm chất năng lực để tiến hành thiết kế , tổ chức điều khiển quá trình hoạt động học tập của học sinh, hiểu rõ và gần gũi, thương yêu, vừa có uy tín đối với học sinh, có khả năng thiết kế, điều khiển các hoạt động học tập thích hợp nhất đối với từng đối tượng học sinh
-Điều quan trọng là giáo viên dạy lịch sử phải có kĩ năng hoạt động sáng tạo đối với các tài liệu lịch sử
-Cụ thể cách tổ chức như sau:
+Giáo viên trình bày sự kiện ịch sử, sự việc diễn ra trong lịch sử, tường thuật, miêu tả, kể chuyện kết hợp với các phương tiện trực quan nếu có
+Học sinh làm việc với các sự kiện được trình bày trong sách giáo khoa hoặc các tư liệu bổ sung qua các phiếu học tập.Học sinh cần được trình bày(nói hoặc viết) ý kiến cá nhân cần được trao đổi tranh luận tự do, dân chủ, hiểu biết lẫn nhau với giáo viên và các bạn trong lớp, trong nhóm, ý kiến của học sinh cần được lắng nghe với thái độ khuyến khích trân trọng và được đánh giá bằng kiến thức có cơ sở khoa học vững chắc
1.3/ Chuẩn bị hệ thống câu hỏi:
-Trong quá trình thiết kế bài giảng cần phải chú ý đến việc chuẩn bị hệ thống câu hỏi. Khi chuẩn bị câu hỏi cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
-Câu hỏi chỉ đặt ra sau khi tường thuật, miêu tả hoặc giới thiệu, trình bày sự kiện lịch sử
-Câu hỏi phải gọn, rõ, bắt nguồn từ những sự kiện vừa hình thành để tạo sự rành mạch
-Câu hỏi vừa sức, học sinh có khả năng phát huy tư duy của mình
-Có đủ các loại câu hỏi:phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp
1.4/ Nhất thiết trong một tiết dạy cần phải có giảng và bình
-Lời giảng đúng lúc, chính xác, cặn kẻ, có ý nghĩa quan trọng giúp học sinh hiểu chính xác, sâu sắc vấn đề.Giảng cần phối hợp với bình, có thể giảng và bình trong hoặc sau khi hỏi.Lời bình giúp giáo viên bộc lộ cảm xúc lịch sử, lời bình sẽ gieo vào lòng học sinh một tình cảm lịch sử sâu sắc đó là điều mà giáo viên cần đạt
1.5/ Kể chuyện lịch sử và tạo biểu tượng lịch sử:
 Trong quá trình giảng dạy cần có những câu chuyện kể lịch sử có liên quan đến nội dung bài học, hoặc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử để học sinh có thể khắc sâu sự kiện lịch và tạo nên sự say mê thích thú cho các em
1.6/ Đa dạng hóa các hình thức củng cố:
-Sau khi học xong nội dung bài học thì (5’) sơ kết bài học là thời điểm để học thể hiện mình và thi thố tài năng với các bạn. Chính vì thế việc thiết kế phần củng cố làm sao cho có hiệu quả và thu hút các em đó cũng là một phần thành công của tiết dạy
-Ngoài việc chúng ta đa dạng hóa các loại bài tập đã từng làm như:
+Cho sẵn từ hoặc từ suy nghĩ tìm từ thích hợp để điền vào chổ()
+Chộn câu đúng
+Kết hợp cột thời gian với sự kiện
-Bản thân tôi cũng đã nghĩ ra một cách làm có phần hơi khác lạ một ít để nhằm thu hút học sinh và để phần sơ kết bài đạt hiệu quả hơn là chúng ta sẽ cho câu đố để học sinh trả lời
2/ Về phía học sinh:
2.1/Bên cạnh sự nổ lực tích cực tìm ra cách dạy thích hợp thu hút học sinh giúp các em chiếm lĩnh tri thức một cách có hiệu quả thì một yếu tố quan trọng không thể thiếu được đó là vai trò của học sinh. Nếu như lên lớp các em chú ý học tập giáo viên truyền đạt hiệu quả công suất cao nhưng mà khi về nhà các em không chịu học bài thì cũng khó có thể thành công. Vậy thì học như thế nào là dễ thuộc và dễ nhớ?
2.2/ Cách học: Học theo dàn ý, trình bày theo ngôn ngữ và sự hiểu biết của bản thân, không nhất thiết rập khuôn máy móc y như nội dung tập ghi (phân tích, giải thích khi cần thiết theo yêu cầu). Các em có quyền sáo trộn vị trí trật tự của các ý không nhất thiết phải là y như tập, sách đã trình bày.
 Trên đây thực trạng việc dạy bộ môn lịch sử và những giải pháp để giúp học sinh học lịch sử dễ nhớ và nắm vững sự kiện mà thời gian qua tôi đã nhận thấy và rút ra kinh nghiệm trong công tác giảng dạy của mình.
 Xin chân thành cảm ơn hội nghị đã lắng nghe!
 Gáo Giồng, ngày 13 tháng 08 năm 2010
 Người viết 
 Nguyễn Thị Phước Nhiều

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Lam the nao giup hoc sinh hoc lich su de nho vanam vung su kien.doc