Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113: Kiểm tra văn

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113: Kiểm tra văn

Tuần 29.

Tiết 113: KIỂM TRA VĂN

A. YÊU CẦU:

- Giúp học sinh ôn tập củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8

- Biết vận dụng kiến thức tiếng việt và tập làm văn để làm bài nghị luận văn học .

B. TỔ CHỨC GIỜ DẠY:

HĐ 1.Giới thiệu đề văn

GV ghi đề bài lên bảng

Đề bài:

Hãy nêu những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn ), Hịch tướng sĩ (TQT), Nước đại việt (trích Bình Ngô Đại Cáo)- Nguyễn Trãi.

HĐ 2Tổ chức cho HS làm bài.

GV nhắc nhở tinh thần,thái độ làm bài của HS.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 616Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 113: Kiểm tra văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bản thu hoạch cá nhân
(V/ v tập huấn chuyên đề chuẩn kiến thức kĩ năng)
 Họ và tên : Lê Thị Châu
 Tổ : Xã hội
 Nhiêm vụ được giao : Giảng dạy ngữ văn 8A,Sử 7a,b
 Qua đợt tập huấn chuyên đề về chuẩn kiến thức kĩ năng . Bản thân tôi có những suy nghĩ thu hoạch sau :
1 Độ lệch giữa SGK với chuẩn kiến thức kĩ năng: Do bản thân cũng như đơn vị chưa có tài liệu hướng dẫn về chuẩn kiến thức kĩ năng do vậy chưa thể so sánh được.
2 Lý do và mục tiêu cuả chương trình 
3 Chuẩn KTKN của chương trình môn học quy định những mức độ nhận thức sau.
4 Xác định và xây dựng khung giáo án dạy học theo CKTKN gồm các phần sau :
A mục tiêu 
 1 kiến thức
 2 kĩ năng
 - KN nội dung bài học
 - KN sống
 3 Thái độ 
 - Thái độ với nội dung bài học
 - Tư tưởng HCM ( Tùy thuộc từng bài)
B chuẩn bị:
 1 Chuẩn bị của GV
 2 Chuẩn bị của học sinh
C Tổ chức các hoạt động dạy học
 1 ổn định tổ chức
 2 KTBC
 3 Bài mới
Hoat động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1
Hoạt động2
I......
II.....
D. Hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài
E. Rút kinh nghiệm
5. Xác định các bước soạn giáo án đề kiểm tra (1T)
I. Mục tiêu:
II. Lập ma trận
III. Đề bài
IIII. Đáp án và hướng dãn chấm
6. Nhưỡng thuận lợi và khó khăn khi thực hiện theo hướng dẫn CKTKN
*Thuận lợi:
- HS được chủ động làm việc , nắm bắt kiến thức
- Cùng một lúc HS được làm việc với nhiều kĩ thuật khác nhau từ đó không khí lớp học luôn được thay đổi làm cho HS không nhàm chán
- Trong cùng một tiết học HS được GD kiến thức về bảo vệ môi trường . TTHCM
*Khó khăn
- khâu chuẩn bị tiết học công phu tốn kém
- Là một trường có chất lượng học sinh yếu kém nhiều nên việc áp dụng các kĩ thuật đỏi mới dạy học học sinh khó nắm bắt
- Không đủ thời gian đẻ thược hiện theo các kĩ thuật thay đổi mới
7. Giải pháp và hướng khắc phục
- Giáo viên cần thực hiện việc đổi mới trong dạy học nhưng phải tiến hành từng bước không nên nóng vội để học sinh làm quen với phương pháp mới 
- Khi thực hiện GV cần lựa chọn một vài kĩ thuật phù hợp với đối tượng HS vì mục dích cuối cùng là nắm được nội dung bài học. Tránh tham “Biểu diễn đổi mới” mà làm cho HS khó hiểu không có thời gian ghi bai mới
- Chuyên môn nhà trường cần nghiên cứu kĩ đối tượng HS ở địa phương mình để chỉ đạo GV thực hiện đổi mới phù hợp
8. Giáo án Ngữ văn 8( Theo CKTKN ) 
Tuần 29.
Tiết 113: 	Kiểm tra văn
A. Yêu cầu:
- Giúp học sinh ôn tập củng cố kiến thức văn học đã học ở lớp 8
- Biết vận dụng kiến thức tiếng việt và tập làm văn để làm bài nghị luận văn học .
B. Tổ chức giờ dạy:
HĐ 1.Giới thiệu đề văn
GV ghi đề bài lên bảng
Đề bài:
Hãy nêu những nét chung và riêng của tinh thần yêu nước được thể hiện trong các văn bản: Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn ), Hịch tướng sĩ (TQT), Nước đại việt (trích Bình Ngô Đại Cáo)- Nguyễn Trãi.
HĐ 2Tổ chức cho HS làm bài.
GV nhắc nhở tinh thần,thái độ làm bài của HS.
GV có thể giải đáp thắc mắc của HS nếu có 
Hoạt động 3: Thu bài và nhận xét 
-GV thu bài theo bàn hoặc theo tổ 
-Nhận xét tinh thần thái độ làm bài của HS	
C.Hướng dẫn học ở nhà
Chuẩn bị bài :Lựa chọn trật tự từ trong câu
D. Biểu chấm:
Bài viết cần làm rõ những ý sau:
1. Nêu những nét chung của 3 văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, nước Đại Việt ta.
=> Đều thuộc văn nghị luận ban bố công khai. Có kết cấu chặt chẽ, lâpl luận sắc bén, có thể được viết bằng văn xuôi, văn vần, văn biến ngẫu. Đều có những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể đảm bảo tính chân thực khách quan -> Tạo nên sức thuyết phục lớn cho văn bản.
- Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, nước Đại Việt ta. Tuy ở các thời đại lịch sử khác nhau, 3 con người khác nhau, 3 trái tim lúc nào cũng hướng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp của ND. Trong thâm tâm họ lúc nào cũng có một suy nghĩ ? làm thế nào để dân giàu nước mạnh, nhân dân đỡ đói khổ. Đất nước được độc lập tự do muôn đời. Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi có những cách suy nghĩ việc làm tuy khác nhau ? song mục đích cuối cùng của họ là làm cho đất nước độc lập dân chủ, dân giàu nước mạnh. Trái tim của họ luôn rực sáng lòng yêu nước, yêu nhân dân của họ muôn đời bất diệt.
2. Những nét khác nhau của văn bản:
- Khác nhau về mục đích, chức năng:
+ Chiếu: ban bố mệnh lệnh
+ Hịch: cổ vũ thuyết phục
+ Cáo: trình bày, công bố kết quả
- Hs làm được đầy dủ ý trên:
+ Về mặt NT: điểm giống: 3 điểm
 điểm khác: 3 điểm 
+ Về mặt ND: 4 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_8_tiet_113_kiem_tra_van.doc