Đề tài Lự a chọn phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giảng dạy một số bài môn sinh học 7

Đề tài Lự a chọn phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giảng dạy một số bài môn sinh học 7

Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là tư tưởng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là "Đào tạo học sinh thành người lao động năng động sáng tạo thích ứng với sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội. Mục tiêu của dạy sinh học không chỉ hướng tới hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản về sinh học mà phải hình thành cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo hình phát triển năng lực tự học ,tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tập giải quyết những vấn đề thực tế liên quan tới sinh học một cách sáng tạo chuẩn bị cho khả năng thích ứng với đời sống xã hội.

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1242Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Lự a chọn phương pháp giảng dạy phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giảng dạy một số bài môn sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lự a chọn phương pháp giảng dạy
 phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giảng dạy một số bài môn sinh học 7.
A. Đặt vấn đề 
I. Lý do chọn đề tài:
1/ Cơ sở lý luận:
- Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là tư tưởng cơ bản của việc đổi mới phương pháp dạy học Để góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục là "Đào tạo học sinh thành người lao động năng động sáng tạo thích ứng với sự phát triển đa dạng với tốc độ nhanh của xã hội. Mục tiêu của dạy sinh học không chỉ hướng tới hình thành ở học sinh những kỹ năng cơ bản về sinh học mà phải hình thành cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo hình phát triển năng lực tự học ,tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh tập giải quyết những vấn đề thực tế liên quan tới sinh học một cách sáng tạo chuẩn bị cho khả năng thích ứng với đời sống xã hội. 
- Nghị quyết Trung ương II đã nhấn mạnh "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn nếp tư duy sáng tạo năng lực tự đào tạo của người học". Coi trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khoá tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay". Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay thực sự trở thành yêu cầu cần thiết nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo mới.
2/ Cơ sở thực tiễn 
Nội dung các bài học trong sách giáo khoa mới đã được xây dựng trên cơ sở thực hành, tăng cường vận dụng phương pháp thí nghiệm. Quan sát mẫu vật, mô hình . Phát hiện thông tin để so sánh đối chiếu, tổng hợp trả lời các lệnh trong bài.
 Các kiến thức trong sách được hình thành dưới dạng gợi ý quan sát hoặc đặt ra những vấn đề cần thảo luận chứ không cung cấp những tri thức có sẫn, tạo điều kiện cho học sinh tích cực hoạt động hoặc đặt ra những vấn đề để trao đổi thảo luận. 
Đối tượng nghiên cứu của sách giáo khoa lớp 7 là các ngành động vật có xương sống và không xương sống là những sinh vật gần gũi với đời sống nên các em đã có những hiểu biết nhất định và hứng thú học tập bộ môn.
Những ngành động vật này giáo viên đã dạy ở lớp 7 và lớp 8 cũ nên thuận lợi cho giáo viên trong giảng dạy.
Số đối tượng nghiên cứu trong chương trình nhiều, nên giáo viên phải lựa chọn kiến thức sao cho tinh giảm ngắn gọn nhất về hình thái cấu tạo, chức năng sống mà vẫn thể hiện sự tiến hoá, đa dạng, phân loại của động vật.
Trong quá trình dạy học các giáo viên đã cố gắng cải tiến phương pháp tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học. Song việc sử dụng chưa linh hoạt, hiệu quả chưa cao. Các hoạt động học tập của học sinh chưa thành thạo.
Kỹ năng quan sát, thực hành, tư duy, vận dụng kiến thức của một số học sinh còn yếu.
II. Mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài 
- Từ nhận thức và thực trạng trên tôi đã nghiên cứu lựa chọn phương pháp thích hợp trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh giúp các em quen với phương pháp học tập bộ môn - rèn kỹ năng tự nghiên cứu khai thác tìm tòi kiến thức từ phương tiện trực quan thí nghiệm, thực hành qua đó phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, năng lực tự học và khả năng vận dụng kiến thức, lòng say mê học tập bộ môn.
Trong đề tài này tôi trình bày việc đổi mới phương pháp dạy và học trong một số bài thuộc kiến thức: hình thái cấu tạo và chức năng của động vật không xương và động vật có xương sống trong chương trình sinh học lớp 7. 
B. Giải quyết vấn đề 
 1. Triển khai thực hiện chương trình SGK mới 
Trước khi dạy mỗi bài chúng tôi đã nghiên cứu kỹ nội dung bài, trao đổi thống nhất trong nhóm để:
 - Xác định mục tiêu bài học.
 - Lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp.
 - Chọn phương tiện trực quan phù hợp với điều kiện nhà trường và có giá trị sư phạm cao.
- Thiết kế các hoạt động học tập của học sinh sao cho phương tiện trực quan được sử dụng hiệu quả nhất. Thực sự trở thành nguồn tri thức cho học sinh.
 - Đối với kiến thức hình thái cấu tạo và chức năng sống phương pháp đặc thù là: Sử dụng phương tiện trực quan để quan sát vì lứa tuổi các em kinh nghiệm sống còn ít, biểu tựơng tích luỹ còn hạn chế phải lấy phương tiên trực quan làm điểm tựa để dẫn dắt học sinh đi đến nhận thức. đối tượng nhiên cứu là con vật
 Trong bài 25 : Lớp hình nhện và sự đa dạng của lớp
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của nhện 
Đối tượng nghiên cứu là con vật rất quen thuộc các em đã nhìn thấy nhiều lần, học sinh dễ kiếm nên giáo viên yêu cầu học sinh:
- Mỗi nhóm chuẩn bị một con nhện cho vào lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa trong mang đến lớp.
- Vào giờ giáo viên kiểm tra mẫu vật của các nhóm. Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh khuyến khích các nhóm chuẩn bị tốt rút kinh nghiệm nhắc nhở nhóm còn thiếu sót, tạo thói quen chuẩn bị đồ dùng cho giờ học của học sinh.
- Trước khi quan sát giáo viên giao nhiệm vụ nhận thức định hướng sự quan sát cho học sinh:
 + Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin, quan sát cơ thể nhện, xác định trên cơ thể nhện: 
 - Phần đầu - ngực.
 - Phần bụng.
 Câu hỏi này dễ nên giáo viên giành cho học sinh yếu trả lời, để thu hút sự chú ý của các em, rèn kỹ năng chỉ các phần của con vật hoặc trên tranh vẽ.
 Quan sát hình vẽ 25.1 và ghi chú. xác định các bộ phận ở phần đầu ngực và phần bụng của nhện.
 Quan sát kỹ để thấy đặc điểm cấu tạo của từng bộ phận và hoạt động của từng bộ phận đó.
 Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập 
Các phần cơ thể
Phần đầu ngực
Phần bụng
Vị trí, đặc điểm
của từng bộ phận đã quan sát
....................................................
....................................................
......
...
......................................................................................................
Giáo viên yêu cầu quan sát kỹ đặc điểm của từng bộ phận và hoạt động của chúng 
 - Học sinh quan sát, thư ký ghi kết quả của nhóm vào phiếu học tập, giáo viên quan sát và hướng dẫn hoạt động của học sinh.
 Ta thấy trong bài này sử dụng mẫu vật thật là tốt nhất vì nếu dùng tranh vẽ học sinh chỉ biết tên các bộ phận, vị trí và kích thước tương đối của các bộ phận trên cơ thể nhện còn dùng mẫu vật thật thì có thể thấy rõ đặc điểm từng bộ phận: Lông xúc giác ở chân, hoạt động của kìm, chân,  nên ở phần sau học sinh xác định chức năng của từng bộ phận dễ dàng hơn.
 Sau khi học sinh quan sát xong giáo viên kiểm tra kết quả quan sát:
 - Một em ghi chú các bộ phậm của nhện vào tranh câm trên bảng 
 - Giáo viên treo bảng phụ nội dung như phiếu học tập ở trên.
 Đại diện nhóm 1 lên bảng điền kết quả quan sát ở phần đầu ngực 
 Đại diện nhóm 2 lên bảng điền kết quả quan sát phần bụng 
 Nhóm 3 nhận xét kết quả của nhóm 1 và 2
 Học sinh thống nhất ý kiến toàn lớp về đặc điểm cấu tạo cơ thể nhện 
 Giáo viên đưa ra đáp án đúng bằng bảng 1 trang 82 SGKvà gọi một học sinh 
 nhắc lại đặc điểm cấu tạo cơ thể nhện để củng cố lại kiến thức cho học sinh. 
 Phần chức năng 
Giáo viên kiểm tra kết quả thảo luận của từng nhóm bằng bảng sau:
Các thao tác của nhện
N1
N2
N3
N4
N5
N6
Nhện hút dịch lỏng ở con mồi 
4
4
4
4
4
4
Nhện ngoạm chặt mồi - chích nọc độc 
1
1
1
1
1
1
Tiết dịch tiêu hóa vào cơ thể con mồi 
2
2
2
2
2
3
Trói chặt mồi rồi treo vào lưới một thời gian 
3
3
3
3
3
2
Thứ tự hoàn thành
Phần này học sinh có thể nhầm thứ tự thao tác. ví dụ như nhóm 6 .đáp án là 4, 1, 3, 2. Giáo viên chưa nên kết luận nhóm nào đúng nhóm nào sai, chỉ thông báo kết quả của từng nhóm.
Khi các nhóm điền xong kết quả trên bảng giáo viên cho học sinh thấy hiện tượng thú vị ở nhện là hiện tượng tiêu hóa ngoài. Sau khi ngoạm chặt, chích nọc độc vào mồi làm mồi tê liệt, nhện tiết dịch tiêu hóa vào trong cơ thể con mồi, trói chặt mồi treo vào lưới một thời gian từ vài giờ đến một ngày. Trong thời gian đó enzim trong dịch tiêu hóa của nhện làm biến đổi các chất trong con mồi thành dịch lỏng nhện hút dịch lỏng của con mồi vào cơ quan tiêu hóa của nó và chỉ việc hấp thụ chất dinh dưỡng trong đó nên ta thấy trên mạng nhện thường chỉ còn những xác ruồi muỗi bị dính ở đó.
Học sinh dựa vào kiến thức giáo viên cung cấp sẽ thấy ngay đáp án của nhóm mình đúng hay sai. Nếu sai các em sẽ tự điều chỉnh. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại hoạt động bắt mồi của nhện theo đúng thứ tự các thao tác để kết thúc phần này.
Như vậy qua nghiên cứu học sinh thấy được những điều thú vị mới lạ trong con vật nhỏ bé mà các em đã được nghiên cứu từ đó có hứng thú học tập bộ môn hơn .
Bài 35: ếch đồng
Khi học về tất cả các động vật học sinh đều được nghiên cứu theo trình tự cấu tạo ngoài rồi đến cách di chuyển của chúng nhưng đối với ếch là động vật sống ở 2 môi trường khác nhau. Đặc điểm cấu tạo của chúng cũng thích nghi với cả 2 môi trường ở nước và cạn nên trước khi nghiên cứu cấu tạo nên nghiên cứu sự di chuyển của ếch ở trên cạn dưới nước để học sinh thấy được vai trò của các cơ quan ở ếch trong các động tác di chuyển.
 Phần 1 di chuyển 
 - Chuẩn bị mỗi nhóm có một con ếch nhốt trong lồng nuôi.
 - Giáo viên giao nhiệm vụ quan sát cho học sinh như sau:
 + Kích thích cho ếch di chuyển.
 + Quan sát cách di chuyển của ếch trên cạn làm bài tập trong phiếu học tập:
 Câu 1
 - Mô tả động tác di chuyển trên cạn ?
 - Hoạt động của các chi trong động tác di chuyển ?
 Câu 2
 - Thả ếch vào bể nhựa trong đựng nước trên bàn của nhóm quan sát sự di chuyển 
 Mô tả động tác di chuyến trong nước ?
 Hoạt động của các chi ?
 Vị trí của đầu khi bơi ?
Học sinh quan sát xong giáo viên yêu cầu đại diện nhóm 1trả lời câu 1, nhóm 2 trả lời câu 2
Học sinh khác nhận xét bổ xung và thống nhất ý kiến trong cả lớp 
 - Yêu cầu học sinh rút ra kết luận về hoạt động di chuyển của ếch: 
 ếch có hai cách di chuyển:
 + Nhẩy cóc (Trên cạn)
 + Bơi (Trong nước)
 Phần cấu tạo ngoài 
Đặc điểm bài này SGK đã có sẵn đặc điểm cấu tạo. Nếu cho học sinh sử dụng ngay SGK để đối chiếu với mẫu vật thì học sinh sẽ lười quan sát, và mẫu vật thật chỉ có giá trị minh họa cho kiến thức của SGK, không phải là phương tiện cho học sinh khai thác tìm tòi kiến thức nên không phát huy được tính tích cực chủ động và năng lực tự học của học sinh nên giáo viên yêu cầu học sinh quan sát cấu tạo ngoài của ếch trả lời câu hỏi trong phiếu học tập: 
 - Vị trí của mắt, mũi, tai 
 - Kích thích vào mắt tìm hiểu vai trò của mí mắt 
 - Dùng tay sờ vào da ếch tìm hiểu đặc điểm của da ếch 
 - Đặc điểm của chi trước và chi sau 
 Giáo viên theo dõi và hướng dẫn học sinh quan sát và làm bài tập. 
 Học sinh làm xong bài tập giáo viên gọi một nhóm báo cáo kết quả. 
 Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Giáo viên đưa ra đáp án đúng như nội dung bảng trang 114 SGK
 Sau khi quan sát hoạt động di chuyển của ếch học sinh thấy được vai trò của từng cơ quan trên cơ thể ếch trong các động tác di chuyển dưới nước, trên cạn và các đặc điểm cấu tạo của ếch các em dễ dàng phân biệt được những đặc điểm thích nghi với đời sống dưới nước và trên cạn.
Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài
Thích nghi với đời sống
ở nước
ở cạn
Đầu dẹt, nhọn khớp với thân thành một khối.
X
Mắt, mũi ở vị trí cao nhất của đầu, mũi thông với khoang miệng và phổi để ngửi và thở. 
X
Da trần phủ chất nhầy ẩm dễ thấm khí. 
X
Mắt có mí giữ nước mắt, tai có màng nhĩ. 
X
Chi có ngón chia đốt linh hoạt. 
X
Chi sau có màng bơi. 
x
 	Học sinh làm bài tập theo nhóm giải thích ý nghĩa thích nghi của từng đặc điểm sau đó giáo viên gọi 1 nhóm trình bày bài tập nhóm khác bổ sung thống nhất ý kiến.
Để kiểm tra lại kiến thức giáo viên cho học sinh lựa chọn những mảnh bìa ghi trước thông tin về ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm cấu tạo ngoài dán vào các đặc điểm tương ứng ở ô trống phần ý nghĩa thích nghi của bảng. 
Học sinh dựa vào bảng rút ra kết luận về cấu đặc điểm tạo ngoài của ếch và phân tích được cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống của chúng.
Trong các bài lý thuyết phương tiện trực quan đóng vai trò là nguồn để khai thác kiến thức thì trong giờ thực hành học sinh có điều kiện củng cố lại kiến thức lý thuyết rèn kỹ năng quan sát và kỹ năng thưc hành giáo viên phải tổ chức hoạt động trong giờ thực hành như thế nào để đạt được kết quả tốt - tạo hứng thú trong học tập cho học sinh.
 Bài : 42 - phần II: Thực hành quan sát mẫu mổ chim bồ câu 
Phương tiện trực quan có thể dùng tranh vẽ cấu tạo trong, mẫu ngâm, mô hình hoặc mẫu vật thật.
Nếu có điều kiện dùng mẫu vật thật là tốt nhất vì chỉ có mẫu vật thật mới cho học sinh quan sát một cách hoàn chỉnh nhất về cấu tạo các nội quan của chim.
Để khắc phục khó khăn về kinh phí trong giờ thực hành chúng tôi đã sắp xếp giờ thực hành của các lớp trong khối cùng một buổi để có thể dùng một mẫu vật cho cả khối.
 Vị trí bài thực hành này trước bài lý thuyết nghiên cứu về cấu tạo trong của chim là bài thực hành nhưng lại là kiến thức mới.
 Mục tiêu bài thực hành quan sát giúp học sinh thấy được vị trí cấu tạo các hệ cơ quan của chim tạo điều kiện cho việc nghiên cứu chức năng sinh lý của các hệ cơ quan ở bài lý thuyết tiết sau. 
 ở bài này không yêu cầu học sinh rèn kỹ năng mổ mà yêu cầu kỹ năng quan sát nắm chắc vị trí cấu tạo các cơ quan nên giáo viên chỉ hướng dẫn một số học sinh cốt cán mổ trước giờ để lộ các nội quan của chim.
Trong giờ thực hành giáo viên nêu yêu cầu: 
- Quan sát kỹ hình 42.2 SGK ghi nhớ tên các nội quan vị trí, hình dạng, kích thước của các cơ quan trong từng hệ cơ quan trên hình vẽ (14 cơ quan).
- Sau khi quan sát xong hình vẽ giáo viên gọi từng nhóm học sinh lên quan sát mẫu vật thật đã mổ giáo viên yêu cầu 1 học sinh bất kỳ trong nhóm chỉ từng nội quan trên mẫu mổ học sinh khác trong nhóm có thể bổ xung sửa chữa nếu thiếu hoặc sai giáo viên theo dõi nhận xét kết quả quan sát từng nhóm. 
 - Khi quan sát trên hình vẽ học sinh thường hay nhầm vì trên hình vẽ cho biết vị trí của thận nhưng học sinh rất khó nhận biết vì thận nằm dưới các nội quan. ở trên mẫu vật thật học sinh thường nhầm tỳ là thận, không quan sát được manh tràng, gốc động mạch vv. Chỉ trên mẫu mổ học sinh mới chỉ rõ được các bộ phận vị trí tự nhiên, màu sắc, kích thước của chúng một cách chính xác và hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu chức năng sinh lý của nội quan ở bài sau.
 Giáo viên đánh giá kết quả của từng nhóm dựa vào:
 - Kết quả quan sát của học sinh: Xác định được đúng bao nhiêu nội quan trên mẫu vật thật.
- Kết quả bản thu hoạch cuối giờ học của nhóm .
- ý thức tổ chức kỷ luật trong giờ thực hành .
Giáo viên cho điểm nhóm để động viên khuyến khích học sinh tích cực làm việc để đạt kết quả tốt tạo thói quen hoạt động tích cực, hiệu quả trong giờ thực hành. 
 2 - Kết quả:
 Qua một năm dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học môn sinh học 7, tôi tiến hành trong 2 lơp 7A & 7C của trường tôi. Tôi thấy thu được kết quả tương đối tốt - kết quả học tập của học sinh cao hơn đầu năm.
 - Đa số học sinh nắm được phương pháp học tập mới, có hứng thú say mê học tập bộ môn.
 - Kỹ năng hoạt động nhóm thành thạo - hoạt động có hiệu quả do có sự giúp đỡ nhau trong nhóm nên các em học nhóm yếu có tiến bộ hơn.
 - Số học sinh có kỹ năng tư duy quan sát tìm tòi kiến thức, có kỹ năng học tập là 80%.
 Số học sinh có kỹ năng thực hành tốt là: 50%
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Đầu năm
10%
30%
52%
8%
Cuối năm
18%
40%
40%
2%
Thực tế so với yêu cầu: số học sinh giỏi chưa nhiều số học sinh kỹ năng thực hành tốt chưa cao so với yêu cầu nên đòi hỏi chúng tôi còn phải tiếp tục rút kinh nghiệm trong giảng dạy để đạt kết quả cao hơn.
 3 - Bài học kinh nghiệm:
 - Khi dạy loại kiến thức về hình thái cấu tạo và chức năng sống của động vật, giáo viên cần kết hợp khéo léo phương pháp đặc thù của bộ môn là phương pháp trực quan với phương pháp dạy khác nhằm kích thích năng lực tư duy, độc lập sáng tạo của học sinh.
- Phối hợp các phương pháp khéo léo linh hoạt phù hợp với bài học với trình độ học sinh và phương tiện dạy học cụ thể của nhà trường để đem lại hiệu quả cao trong dạy học.
- Trong mỗi hoạt động phối hợp nhịp nhàng giữa tính tích cực chủ động của học sinh với vai trò hướng dẫn linh hoạt chủ đạo của giáo viên qua tác động đến các đối tượng học sinh, quan tâm đến học sinh yếu kém.
 - Phải có sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học, coi trọng thực hành, thực nghiệm, rèn kỹ năng vận dụng cho học sinh trong thực tế cuộc sống.
 - Sau mỗi hoạt động kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh nhiều mặt và bằng nhiều hình thức khác nhau (Kết quả hoạt động, kỹ năng, ý thức, kích thích động viên học sinh tích cực tham gia hăng say hoạt động) .
 - Hướng dẫn học tập và chuẩn bị bài cho các giờ học chu đáo, nhất là các đồ dùng trực quan.
C. Kết luận: 
 Qua thực tế giảng dạy với ý định lựa chọn phương pháp dạy học để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh để nâng cao hiệu quả của giờ dạy. tôi thấy rằng phương pháp nào làm cho giờ dạy hấp dẫn học sinh chủ động tự lực tìm tòi kiến thức thì chất lượng càng cao độ bền trí nhớ càng tốt. Điều đó khẳng định rằng thầy phải đào sâu suy nghĩ lựa chọn phương pháp tối ưu nhất đối với mỗi bài dạy. Nhưng sử dụng phương pháp nào cũng cần chú ý thể hiện sự tích cực hoạt động của học sinh, gây hứng thú học tập và nhu cầu tìm hiểu kiến thức thì kết quả giờ dạy mới cao được. 
 Biển học là vô bờ. Tôi nghĩ rằng: mỗi thầy cô giáo cũng như mỗi học sinh đều có một con đường riêng để đến với kiến thức. Trong nội dung bài viết này, tôi chỉ có thể nói lên một vài cảm tưởng và phương pháp thiết kế bài học, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn. Do đó, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các thầy cô giáo để có thể đưa ra được những phương pháp tối ưu để tôi có thêm kinh nghiệm giảng dạy bộ môn. Những ý tưởng về đổi mới phương pháp dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của học sinh. Để môn sinh học nói riêng và các môn khoa học thực nghiệm nói chung đạt hiệu quả cao trong công tác giáo dục.
Đề xuất 
 - Trường có đầy đủ thiết bị giảng dạy. 
 - Phải tạo điều kiện về kinh phí cho bộ môn .
 - Sắp xếp các giờ sinh học của khối vào một buổi để tiết kiệm kinh phí cho giảng dạy. 
 Lý Nhân, ngày 20 tháng 02 năm 2009 

Tài liệu đính kèm:

  • docde tai Thinh.doc