Đề tài Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn sinh học lớp 8

Đề tài Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn sinh học lớp 8

 Xã hội hiện nay là xã hội thông tin , kinh tế tri thức toàn cầu hóa lao động con người hiện đại đòi hỏi phải thay đổi việc dạy học, lượng thông tin cứ sau mười năm lại phải tăng gấp đôi , giáo dục phổ thông không cung cấp một lượng kiến thức đủ dùng cho người học suốt đời .Vì vậy nhiệm vụ giáo dục đào tạo là phải bồi dưỡng năng lực học cho học sinh là chủ yếu .

 

doc 12 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1607Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn sinh học lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A . Đặt vấn đề 
I/ Lời mở đầu :
 Xã hội hiện nay là xã hội thông tin , kinh tế tri thức toàn cầu hóa lao động con người hiện đại đòi hỏi phải thay đổi việc dạy học, lượng thông tin cứ sau mười năm lại phải tăng gấp đôi , giáo dục phổ thông không cung cấp một lượng kiến thức đủ dùng cho người học suốt đời .Vì vậy nhiệm vụ giáo dục đào tạo là phải bồi dưỡng năng lực học cho học sinh là chủ yếu .
 Mục đích giáo dục hiện nay là phải đào tạo những con người có khả năng đáp ứng ,có kinh nghiệm , giao tiếp tốt , năng lực hợp tác , năng lực tự khẳng định mình . Đó phải là những con người có nhu cầu và kỹ năng tự học để thường xuyên đổi mới tri thức để bắt kịp những đổi mới của khoa học và của xã hội .
 Cũng chính vì vậy mà giáo dục đào tạo phải liên tục đổi mới phương pháp dạy học . Học sinh chủ động tìm tòi sáng tạo . Để nâng cao học sinh cần tìm hiểu thực tế , hình ảnh sống động hơn , thuyết phục hơn thông qua các mô hình .
 Mặt khác mô hình có ưu điểm lớn đó là giúp học sinh dễ hình dung cụ thể các đối tượng nghiên cứu .
 Từ những lý do thực tế trên đây , Tôi mạnh dạn chọn đề tài :
 “ Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình 
 để giảng dạy môn sinh học lớp 8”
II/ Thực trạng của vấn đề :
 Mục đích chung của môn cơ thể người và vệ sinh ở THCS là cung cấp những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo và mọi hoạt động sống của con người . Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp vệ sinh ,rèn luyện thân thể , bảo vệ và tăng cường sức khỏe , nâng cao năng xuất trong học tập , góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo những con người lao động linh hoạt, năng động , sáng tạo , đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
 Những hiểu biết về cơ thể người giúp học sinh hiểu rõ cơ sỡ khoa học của các biện pháp vệ sinh ,phòng bệnh, cách sử lý các tình huống gặp phải trong đời sống và sức khỏe của con người , trong đó có sức khỏe sinh sản .
 Qua các phương pháp dạy mà hình thành cho học sinh phương pháp học tập bộ môn nói riêng và phương pháp học tập tích cực và tự lực nói chung tạo cho các em có cách nhìn một cách có hệ thống về sự tiến bộ khoa học và công nghệ của xã hội mới đối với người lao động .
 Nói chung các phương pháp dạy học rất đa dạng và phong phú , có hàng trăm phương pháp đã được mô tả và hàng chục cách phân loại khác nhau , Nhưng trong chương trình sinh học lớp 8 , nhóm phương pháp dạy học quan sát mô tả đóng vai trò rất quan trong.
 Nhờ có phương pháp dạy học trực quan ( quan sát và mô tả ) mà giáo viên có thể hướng dẫn học sinh lĩnh hội được những tri thức quý báu về lĩnh vực sinh học , về kỹ năng , kỹ xão nắm lý thuyết . từ đó đúc kết những kinh nghiệm của bản thân , ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc .
 Tùy những bài mà giáo viên lựa chon những phương pháp cho phù hợp , thể hiện tính đặc trưng của bộ môn cũng như phù hợp với đặc điểm tâp sinh lý của các em . Để giúp các em khám phá về cơ thể mình , ứng dụng trong cuộc sống , nhất là khi kinh nghiệm sống còn hạn chế , vốn hiểu biết còn nghèo nàn , các biểu tượng tích lũy còn hạn chế , các em còn nặng về tư duy hình tượng cụ thể , tư duy thực nghiệm thì việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “trực quan” làm điểm tựa.
 Việc lựa chọn đúng đắn và kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học nhằm đạt hiệu quả phụ thuộc nhiều vào trình độ nghệ thuật sư phạm và lòng nhiệt tình , tất cả mọi khó khăn sẽ vượt qua , nếu có lòng nhiệt tình và ý thức trách nhiệm cao đối với sự nghiệp giáo dục thế hệ tương lai cho đất nước.
 B. Giải quyết vấn đề.
I/ Giải pháp thực hiện:
1. Hình thức thực hiện:
Nghiên cứu các đồ dùng dạy học của nhà trường .
Tham khảo tìm hiểu các đối tượng học sinh ở trường THCS Thiệu Nguyên.
Nghiên cứu các tài liệu .
Tìm hiểu tham khảo ý kiến của các giảng viên khoa sinh ở trường Đại Học Vinh nơi Tôi đã học. 
Tham khảo và học hỏi kinh nghiệm từ đồng chí tổ trưởng tổ tự nhiên và các đồng nghiệp khác trong trường THCS Thiệu Nguyên.
2. Phương pháp thực hiện:
- Giáo viên chuẩn bị bài soạn thật chu đáo và phù hợp.
 - Giáo viên chuẩn bị những phương tiện dạy học sinh học 8 được sinh động hơn đặc biệt là các mô hình liên quan đến bài học giúp học sinh có hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức mới đồng thời dễ hiểu hơn trong khi học và có hiệu quả .
 - Để học sinh cả lớp có thể tham gia củng cố , tóm tắt những điều cần nghi nhớ của tiết học , giáo viên có thể đặt các câu hỏi hướng vào điều quan trọng của bài và hướng dẫn các em thảo luận các câu hỏi mà giáo viên đề xuất.
 - Hình thành niềm tin khoa học vào các kiến thức đã học để giải thích xử lý , giải quyết những vấn đề tương tự với những gì đã học một cách tự tin và sáng tạo.
 - Xây dựng được tình cảm đối với thiên nhiên , xây dựng được niềm vui , hứng thú trong học tập .
 - Đặc biệt có ý thức trong việc bảo vệ các bộ phận cơ thể , chăm sóc bản thân và mọi người khi bị thương , tai nạn.
II/ Biện pháp thực hiện:
 Tùy theo đối tượng học sinh và tùy theo nội dung bài học mà giáo viên có các hình thức dạy học và có cách tổ chức học tập cho phù hợp.
 1 . Các hình thức sử dụng mô hình :
 Dạng bài : chủ yếu là các dạng bài cấu tạo ngoài , cấu tạo trong .
 Hình thức : Giáo viên có thể sử dụng mô hình để hình thành kiến thức mới , cũng cố kiết thức cũ , nhận biết các bộ phận trên cơ thể người.
Ví dụ: Bài cấu tạo cơ thể người .
 Giáo viên: giới thiệu mô hình “ Nửa cơ thể người ” , Yêu cầu học sinh đọc thông tin , quan sát hình vẽ sách giáo khoa ghi nhớ kiến thức đối chiếu trên mô hình .
 Học sinh: lên bảng xác định trên mô hình các bộ phận cấu tạo của cơ thể người .
 Học sinh khác nhận xét bổ sung.
 Giáo viên : nhận xét bổ sung những chỗ sai sót – chấm điểm.
 2. Cách thức tổ chức :
 + Đối tượng : Học sinh lớp 8Trường THCS Thiệu Nguyên.
 + Mục đích : cho học sinh quan sát mô hình nhằm tăng cường bồi dưỡng kỹ năng kỹ sảo trong khi lĩnh hội kiến thức mới , khám phá khoa học.
 + Tổ chức tiết học: 
 Học sinh quan sát hình , thông tin sách giáo khoa đặc biệt mô hình để xác định vị trí các bộ phận trên cơ thể mình .
 Học sinh thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời .
 Làm phiếu học tập để ghi lại nội dung “nếu có” 
 Các phương pháp đều cần được phối hợp với nhau để thể hiện rõ sắc thái bộ môn khoa học thực nghiệm . Tuy nhiên các phương pháp đó cần được tiến hành theo tổ chức nhóm nhỏ , trong đó có sự phân công luân phiên để học sinh được rèn luyện cách tổ chức các hoạt động tập thể và tinh thần trách nhiệm cộng đồng là phẩm chất nhân cách của con người lao động mới của xã hội công nghiệp hiện đại.
 áP DụNG DạY Cụ THể ở MộT Số BàI SINH HọC LớP 8 
a/ Giới thiệu :Khai thác các mô hình có ở phòng thiết bị dạy học ở trường THCS Thiệu Nguyên.
 1. Mô hình tim.
2.Mô hình nữa cơ thể người .
3.Mô hình bộ xương .
4.Mô hình bộ não .....
b/ Cụ thể : *** Mô hình nửa cơ thể người .
1*Sử dụng dạy các bàicụ thể sau:
 Bài 2: Cấu tạo cơ thể người .
 Bài 17 : Tim và hệ mạch.
 Bài 20 : hô hấp và các cơ quan hô hấp 
 Bài 24 : Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa.
 Bài 43 : Giới thiệu chung hệ thần kinh.
2* Chi tiết : ứng dụng dạy cụ thể 
 Trong chương trình sinh học lớp 8 có nhiều bài sử dụng mô hình để dạy nhưng do thời lượng có hạn nên để đề tài này được chuyên sâu hơn tôi chỉ áp dụng cách khai thác triệt để mô hình vào một phần học cụ thể của tiết 17- bài 17: Tim và mạch máu , Sách giáo khoa sinh học 8.
 Tôi thực hiện dạy ở lớp 8A Trường THCS Thiệu Nguyên.
 Tiết 17- bài 17: Tim và mạch máu 
I. Cấu tạo tim.
 Mục tiêu : Sau khi học song phần này học sinh cần :
 Xác định được trên mô hình hoặc tranh, hình vẽ đặc điểm cấu tạo ngoài và trong của tim .
 1. Tìm hiểu cấu tạo ngoài của tim:
- Giáo viên cho học sinh quan sát mô hình tim , kết hợp với sơ đồ hình 17.1 trong sách giáo khoa phóng to , treo bảng , thảo luận trả lời câu hỏi sau:
? Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của tim?
- Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở : Nêu vị trí của tim?
 Nêu hình dạng của tim?
 Nêu đặc điểm các thành phần của tim?
- Học sinh sử dụng mô hình trình bày cấu tạo ngoài của tim.
- Học sinh khác nhận xét – bổ sung.
- Giáo viên nhận xét và kết luận :
Kết luận chung:
- Vị trí của tim: Tim nằm gọn giữa hai lá phổi trong lồng ngực , hơi dịch ra phía trước gần xương ức và lệch sang trái .
 - Hình dạng: Tim hình chóp .
 - Cấu tạo ngoài : Bao bọc bên ngoài là màng tim mặt trong tiết dịch
 Hai tâm thất ở dưới.
 Hai tâm nhĩ ở trên 
 Động mạch chủ 
 Tĩnh mạch chủ trên.
 Tĩnh mạch chủ dưới
 Tĩnh mạch phổi
 Động mạch vành tim. 
2. Tìm hiểu cấu tạo trong của tim
- Giáo viên tháo rời mô hình tim ,đồng thời bổ dọc một quả tim lợn ( nêu có) cho học sinh quan sát đối chiếu với tranh vẽ cấu tạo trong tương ứng , thảo luận trả lời câu hỏi sau:
? Trình bày cấu tạo trong của tim ?
Giáo viên nêu câu hỏi gợi mở: 
 Xác định các ngăn tim ?
 Chỉ ra tâm nhĩ trái , tâm nhĩ phải ,tâm thất trái , tâm thất phải?
 Các van tim ?
 Các động mạch, các tĩnh mạch ?
Giáo viên gọi học sinh lên sử dụng mô hình trả lời câu hỏi.
Cả lớp theo dõi nhận xét , bổ sung.
Giáo viên nhận xét – kết luận :
Kết luận chung:
- Tim được cấu tạo bởi cơ tim - cơ tim có cấu tạo giống cơ vân nhưng hoạt động giống cơ trơn.
- Tim có bốn ngăn , hai nữa riêng biệt – nữa phải chứa máu đỏ thẫm , nữa trái chứa máu đỏ tươi.
- Hai tâm nhĩ ở trên có thành cơ mỏng.
- Hai tâm thất ở dưới có thành cơ dày.
- Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất .
- Giữa tâm thất với động mạch có van động mạch.
- Van tim có tác dụng giúp máu lưu thông theo một chiều trong cơ thể.
Qua phần trên giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
? Cấu tạo ngoài và cấu tạo trong của tim có ý nghĩa gì trong hoạt động của tim?
Trả lời: Nhờ cấu tạo đó của tim mà nó thực hiện tốt vai trò như cái bơm hút và đẩy máu , giúp máu lưu thông trong hai vòng tuần hoàn.
? Vì sao tâm thất thành cơ dày hơn tâm nhĩ ?
Trả lời: Tâm thất thành cơ dày hơn vì phải co bóp mạnh để đẩy máu xa hơn.
? Vì sao tâm thất trái dày hơn tâm thất phải ?
Trả lời: Tâm thất tái dày hơn tâm thất phải vì phải đẩy lượng máu đi khắp cơ thể .
Giáo viên nhấn mạnh thêm: thành tâm thất trái dày nhất bởi vì lực co của tâm thất trái khỏe để thắng áp lực của thành động mach và đẩy lượng máu đi xa .
Sau khi dạy hết phần I đến các phần II,III dạy bình thường , phần tiếp theo là.
Củng cố: Giáo viên nêu một số câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời nắm ngay bài tại lớp:
? Trình bày trên mô hình cấu tạo của tim.
- Giáo viên gọi 3- 5 em lên trình bày .
- Các em đều nắm được bài và trình bày tốt.
- Giáo viên nhận xét cho điểm tối đa .
 Kết thúc tiết học này sang tiết hôm sau Tôi cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút với đề phô tô giáo viên chuẩn bị.
 Đề bài : Điền chú thích các thành phần cấu tạo của tim vào sơ đồ :
 Tôi thực hiện kiểm tra trên 2 lớp 8A và 8E ( lớp 8A với tiết học 17 tôi đã sử dụng đầy đủ mô hình và áp dụng phương pháp mới ) kết quả bài kiểm tra thu được như sau:
Lớp
 Giỏi 
 Khá 
 TB
 Yếu - Kém
8A-29 
 15em =51,7 %
14 em = 48,3 %
 0
 0
8E-28
 8 em= 29,6%
15 em =52,6 %
5em =17,8 %
 0
 Từ kết quả đó đã chứng minh được rằng việc dùng mô hình trong dạy học là rất hiệu quả và cần thiết . Gây được sự hứng thu cho học sinh trong khi học , học sinh thích tìm tòi khám phá . Thông qua các tiết học , các em có ý thức hơn trong việc học , nắm vững lý thuyết , học sinh có kiến thức hơn trong khi làm thí nghiệm và tập vẽ lại theo hình một cách dễ dàng . 
Trên đây tôi chỉ nêu một ví dụ nhưng trong thực tế ở sinh học lớp 8 nói riêng và trong sinh học ở cấp cơ sở nói chung có rất nhiều mô hình có sẵn phục vụ cho việc dạy và học . 
Ví dụ : ở sinh học 8 sử dụng : Mô hình nữa cơ thể người
 Mô hình bộ não...............
 ở sinh học 6 sử dụng : Mô hình Thân , Rễ , Hoa........
 ở sinh học 7 sử dụng : Mô hình ếch , chim bồ câu , thằn lằn .............
 ở sinh học 9 sử dụng : Mô hình ADN, ARN ,....................... 
 Chúng ta nên sử dung triệt để các mô hình đó tương ứng với các bài học để tiết học thêm phong phú và thu được kết quả cao. 
C. Kết luận
I. Kết luận chung.
Từ những việc làm và kết quả trên , Trong bất kỳ tiết dạy nào , giáo viên cũng phải tạo điều kiện tốt cho học sinh có hứng thú trong khi học , cảm xúc thật sự . Giáo viên dạy tốt thì học sinh học tốt , giáo viên luôn luôn có trách nhiệm trong khi giảng dạy , tự học tự tìm hiểu nghiên cứu để nâng cao tay nghề trong chuyên môn .
Từ góc độ cảm nhận của những giờ lên lớp đạt yêu cầu , đã đem lại những kết quả đáng khích lệ trong quá trình tìm tòi đổi mới vận dụng phương pháp giảng dạy để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả giáo dục hiện nay.
II.Bài học kinh nghiệm:
 Đối với giáo viên dạy các môn không nên xem thường môn học nào , vì trong chương trình có sự móc nối liên kết bổ sung cho nhau , tạo cho học sinh nhận thức phong phú hơn . Giáo viên dạy sinh cần phải liên hệ thực tế cuộc sống , làm cho kiến thức phong phú hơn . Giáo dục cho học sinh lòng yêu khoa học , biết bảo vệ cái đẹp , bảo vệ động vật hoang dã , thiên nhiên , môi trường sống của loài động vật nói riêng , của thế giới nói chung .
Đối với học sinh phải chủ động linh hoạt kiến thức , coi việc học là tự nguyện , không bị gò ép . Học sinh phải thích học mới là vấn đề cơ bản của việc dạy học , học sinh tích cực học tập , lắng nghe hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên . Đây chính là mầm mống của sáng tạo là một trong những sản phẩm cần có trong tương lai.
 Đối với phụ huynh cần có sự quan tâm đến học sinh đây cũng là một phần tất yếu không thể thiếu được cần cung cấp vật liệu cho học sinh thật chu đáo . Về mẫu vật , bút chì , tranh ảnh , sách báo .........để tạo cho học sinh đủ điều kiện sáng tạo , lĩnh hội kiến thức vững vàng . Cho nên việc quan tâm của mỗi gia đình là việc cần thiết cho mỗi học sinh giúp các em học tốt bộ môn sinh học .
 Trên đây là những kết quả tôi đã làm được đã rút ra thành kinh nghiệm để phục vụ bản thân trong dạy học . Rất mong được sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học giáo dục các cấp để kinh nghiệm của tôi hoàn hảo hơn . 
 Tôi xin chân thành cảm ơn!
 Thiệu nguyên , ngày: 20/3/2010.
 Người thực hiện:
 Lê Thị Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn giai c.doc