Ôn tập Ngữ Văn 9 phần tác giả, tác phẩm phong cách Hồ Chí Minh

Ôn tập Ngữ Văn 9 phần tác giả, tác phẩm phong cách Hồ Chí Minh

1. Xuất xứ:

Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam", Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990.

2. Tác phẩm:

Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

3. Tóm tắt:

Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

 

doc 58 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 902Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ôn tập Ngữ Văn 9 phần tác giả, tác phẩm phong cách Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƠN TẬP NGỮ VAN 9 PHẦN TÁC GIẢ, TÁC PHẨM
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
1. Xuất xứ:
Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam", Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990.
2. Tác phẩm:
Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.
3. Tóm tắt:
Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.
Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
(G. G. Mác-két)
1. Tác giả:
Nhà văn Cô-lôm-bi-a G.G. Mác-két (Gabriel Garcia Marquez) sinh năm 1928. Năm 1936, tốt nghiệp tú tài, ông vào học ngành Luật tại trường đại học Tổng hợp Bô-gô-ta và viết những truyện ngắn đầu tay.
Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là tác giả của nhiều tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nổi tiếng. Ông từng được nhận giải thưởng Nô-ben văn học năm 1982.
G. G. Mác-két có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ, nhưng nổi tiếng nhất là cuốn Trăm năm cô đơn (1967) - tiểu thuyết được tặng Giải Chianchianô của I-ta-li-a, được Pháp công nhận là cuốn sách nước ngoài hay nhất trong năm, được giới phê bình văn học ở Mĩ xếp là một trong 12 cuốn sách hay nhất trong những năm sáu mươi của thế kỉ XX.
Toàn bộ sáng tác của G. G. Mác-két xoay quanh trục chủ đề chính: sự cô đơn - mặt trái của tình đoàn kết, lòng thương yêu giữa con người.
2. Tác phẩm: Văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình trình bày những ý kiến của tác giả xung quanh hiểm hoạ hạt nhân, đồng thời kêu gọi thế giới nỗ lực hành động để ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ về một thảm hoạ có thể huỷ diệt toàn bộ sự sống trên trái đất.
3. Tóm tắt:
Đây là một bài văn nghị luận xã hội. Tác giả nêu ra hai luận điểm cơ bản có liên quan mật thiết với nhau:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất.
- Nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là phải ngăn chặn nguy cơ đó, đồng thời đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, tác giả đã đưa ra một hệ thống lập luận chặt chẽ, đặc biệt là những dẫn chứng rất cụ thể, xác thực, giàu sức thuyết phục.
TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM
 1. Xuất xứ:
Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát trỉen của trẻ em được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990, in trong cuốn "Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em", NXB Chính trị quốc gia - Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam, 1997.
2. Tóm tắt: Tuy chỉ là một trích đoạn nhưng bài viết này có thể coi là một văn bản khá hoàn chỉnh về hiện thực và tương lai của trẻ em cũng như những nhiệm vụ cấp thiết mà cộng đồng quốc tế phải thực hiện nhằm đảm bảo cho trẻ em có được một tương lai tươi sáng.
Ngoài hai ý mở đầu, bài viết được chia thành ba phần rất rõ ràng:
Phần một (sự thách thức): thực trạng cuộc sống khốn khổ của rất nhiều trẻ em trên thế giới - những thách thức đặt ra với các nhà lãnh đạo chính trị.
Phần hai (cơ hội): những điều kiện thuận lợi đối với việc bảo vệ và phát triển cuộc sống, đảm bảo tương lai cho trẻ em.
Phần ba (nhiệm vụ): những nhiệm vụ cụ thể, cấp thiết cần thực hiện nhằm bảo vệ và cải thiện đời sống, vì tương lai của trẻ em.
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)
1. Tác giả:
Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất), người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI, là thời kì triều đình nhà Lê đã bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến Lê, Mạc, Trịnh tranh giành quyền bính, gây ra những cuộc nội chiến kéo dài. Ông học rộng, tài cao, nhưng chỉ làm quan có một năm rồi xin nghỉ.
2. Tác phẩm:
Tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Dữ là Truyền kì mạn lục, gồm 20 truyện viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả.
Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận oan nghiệt, đồng thời ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.
... Về mặt nội dung, Truyền kì mạn lục chứa đựng nội dung phản ánh hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm cũng đồng thời cho thấy những phức tạp trong tư tưởng nhà văn.
Nguyễn Dữ phản ánh hiện thực xã hội thời đại mình qua thể truyền kì nên tác giả thường lấy xưa để nói nay, lấy cái kì để nói cái thực. Đọc Truyền kì mạn lục nếu biết bóc tách ra cái vỏ kì ảo sẽ thấy cái cốt lõi hiện thực, phủi đi lớp sương khói thời gian xưa cũ, sẽ thấy bộ mặt xã hội đương thời. Đời sống xã hội dưới ngòi bút truyền kì của nhà văn hiện lên khá toàn diện cuộc sống người dân từ bộ máy nhà nước với quan tham lại nhũng đến những quan hệ với nền đạo đức đồi phong bại tục.
Nếu khi phê phán, tố cáo hiện thực xã hội, Nguyễn Dữ chủ yếu đứng trên lập trường đạo đức thì khi phản ánh số phận con người, ông lại xuất phát tự lập trường nhân văn. Chính vì vậy, Truyền kì mạn lục chứa đựng một nội dung nhân đạo sâu sắc. Về phương diện này, Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn mở đầu cho chủ nghĩa nhân văn trong văn học trung đại Việt Nam. Truyền kì mạn lục phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận của người phụ nữ, đồng thời hướng tới những giải pháp xã hội, nhưng vẫn bế tắc trên đường đi tìm hạnh phúc cho con người". (Từ điển văn học - NXB Thế giới, 2005).
3. Thể loại:
Truyện truyền kì là những truyện kì lạ được lưu truyền. Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là sự ghi chép tản mạn về những truyện ấy. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian, các truyền thuyết lịch sử, dã sử của Việt Nam. Nhân vật chính trong Truyền kì mạn lục phần lớn là những người phụ nữ đức hạnh nhưng lại bị các thế lực phong kiến, lễ giáo khắc nghiệt xô đẩy vào những cảnh ngộ éo le, oan khuất. Bên cạnh đó còn có kiểu nhân vật là những người trí thức có tâm huyết nhưng bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình vào vòng danh lợi chật hẹp. 
4. Tóm tắt:
Câu chuyện kể về Vũ Thị Thiết - người con gái quê ở Nam Xương, tính tình nết na thuỳ mị. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về người đêm đêm vẫn đến nhà. Trương Sinh sẵn có tính ghen, mắng nhiếc và đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Thị Thiết chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng.
CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ)
1. Tác giả:
Tác giả của Vũ trung tuỳ bút là Phạm Đình Hổ (1768-1839), quê huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Ông sinh trong một gia đình khoa bảng, từng dạy học ở nhiều nơi.
Những tác phẩm mà Phạm Đình Hổ để lại gồm nhiều loại, nhiều lĩnh vực, từ biên soạn cho đến khảo cứu (triết học, lịch sử, địa lí...), sáng tác văn học. Riêng sáng tác văn học có: Vũ trung tuỳ bút, Tang thương ngẫu lục (viết chung với Nguyễn án), Đông dã học ngôn thi tập, Tùng cúc liên mai tứ hữu, tất cả đều được viết bằng chữ Hán.
2. Tác phẩm:
Tuy chỉ là một tác phẩm tuỳ bút với ý nghĩa là những ghi chép tản mạn nhưng Vũ trung tuỳ bút lại có giá trị văn học lớn. Một mặt, tác phẩm phơi bày hiện thực xã hội đen tối lúc bấy giờ đồng thời với nỗi thống khổ của nhân dân, mặt khác, tác phẩm thể hiện tài năng của tác giả. Dù tác giả không chủ ý xoáy sâu vào một vấn đề nào nhưng qua những từ ngữ gợi tả, qua những lời bình luận tưởng như rất bâng quơ, hiện thực cuộc sống cứ hiển hiện chân thực, sống động trước mắt độc giả.
Trong bài văn này, phần đầu tác giả miêu tả cung cách ăn chơi xa hoa của đám quan quân trong phủ chúa Trịnh, phần sau tác giả đề cập đến nỗi khổ sở của dân chúng trước sự nhũng nhiễu của đám quan quân. Phần cuối, tác giả điểm qua một vài ý về gia đình mình. Mọi chi tiết đều có tác dụng phơi bày sự mục rỗng của chính quyền phong kiến Lê - Trịnh ở vào thời kì sắp suy tàn.
3. Thể loại:
Nói tuỳ bút là thể văn ghi chép sự việc một cách cụ thể, sinh động nhưng tuỳ hứng không có nghĩa là bài văn được sắp xếp lộn xộn, không theo trật tự nào. Thực ra, điều đó chỉ có nghĩa rằng văn tuỳ bút không phụ thuộc vào một khuôn mẫu cố định nào đó (ví dụ như thơ Đường luật). Tuỳ theo từng hoàn cảnh cụ thể, tác giả lựa chọn, sắp xếp các chi tiết, sự kiện theo những trật tự nhất định nhằm làm nổi bật vấn đề.
- Đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh miêu tả cuộc sống xa hoa ăn chơi xa xỉ, không màng đến quốc gia đại sự, áp bức, bóc lột nhân dân,... của vua chúa, quan lại phong kiến thời Thịnh Vương Trịnh Sâm.
HOÀNG LÊ NHA ... n nhiên. Đoạn trích trong sách giáo khoa kể chuyện lúc Rô-bin-xơn đã một mình sống ở ngoài đảo hoang khoảng 15 năm.
3. Tóm tắt:
Có thể chia đoạn trích là hai phần: một phần tả trang phục, một phần tả diện mạo. Trang phục thì kì cục còn diện mạo cũng hài hước không kém, tuy vậy, qua cách miêu tả của tác giả, bạn đọc có thể hình dung được ít nhiều những gian nan vất vả mà nhân vật đã phải trải qua, đồng thời cảm nhận được một nghị lực phi thường, tình yêu cuộc sống mãnh liệt được biểu hiện qua những lời nhân vật tự miêu tả mình, nhất là qua tiếng cười chỉ chực bật ra sau những câu chữ.
BỐ CỦA XI-MÔNG
(G. đơ Mô-pa-xăng)
1. Tác giả:
- Guy-đơ Mô-pa-xăng (1850-1893) là nhà văn Pháp, từng tham gia chiến tranh Pháp - Phổ (1870). Sau chiến tranh, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông lên Pa-ri để kiếm sống, bắt đầu tạo dựng cuộc sống cho mình.
Mô-pa-xăng là tác giả của các tác phẩm nổi tiếng: tiểu thuyết Một uộc đời, Ông bạn đẹp và hơn ba trăm truyện ngắn.
2. Tác phẩm:
Văn bản này là phần đầu của một truyện ngắn viết về một chú bé không có bố. Tình cảnh éo le đó đã gây cho chú biết bao chuyện phiền toái, thậm chí chú còn nghĩ đến chuyện tự tử. Nhờ có tấm lòng nhân hậu của một bác công nhân, chú bé không những đã có bố mà còn có thể tự hào về bố của mình.
CON CHÓ BẤC
(Trích Tiếng gọi nơi hoang dã - G. Lân-đơn)
1. Tác giả:
Giắc Lân-đơn (1876-1916) là một nhà văn Mĩ. Ông sinh ở Xan Phran-xít-xcô và đã từng trải qua một thời thơ ấu rất vất vả, từng phải làm nhiều nghề để sinh sống. Sau đó ông vào học ở trường đại học Bớc-cơ-li và bắt đầu sáng tác truyện ngắn đăng trên tờ báo sinh viên.
Giắc Lân-đơn nổi tiếng với các tác phẩm: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), Mác-tin I-đơn (1909), Sói biển (1904), Gót sắt (1907)...
2. Tác phẩm:
Con chó Bấc là đoạn trích trong truyện ngắn rất nổi tiếng Tiếng gọi nơi hoang dã của nhà văn Mĩ Giắc Lân-đơn. Trí tưởng tượng cực kì phong phú đã giúp nhà văn dựng lên bức chân dung sinh động về một con chó làm nghề kéo xe. Đằng sau bức chân dung ấy, người ta thấy rất rõ toàn cảnh nước Mĩ trong thuở ban đầu, khi nền văn minh mới sơ khai.
BẮC SƠN
(Trích hồi bốn - Nguyễn Huy Tưởng)
1. Tác giả:
- Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960) quê ở xã Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Ông là Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957).
Từ năm 1938, Nguyễn Huy Tưởng tham gia Hội Truyền bá Quốc ngữ và phong trào hướng đạo sinh ở Hải phòng. Năm 1943, ông gia nhập nhóm Văn hóa Cứu quốc bí mật và được bầu làm Tổng thư ký Hội truyền bá chữ Quốc ngữ Hải Phòng. Tháng 6-1945, Tham gia Ban biên tập báo Tiền Phong của Văn hóa Cứu quốc. Tháng 8-1945 là đại biểu văn hóa cứu quốc, tham gia biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiên phong, Tổng thư ký Ban Trung ương Vận động đời sống mới, Đại biểu Quốc hội khóa I. Tháng 7-1946, được bầu là Phó Thư ký Hội Văn hóa Cứu quốc Việt Nam; 12-1946, toàn quốc kháng chiến, ông tiếp tục hoạt động văn hóa, văn nghệ, ủy viên thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam, làm Thư ký Tòa soạn tạp chí Văn nghệ, tham gia tiểu ban Văn nghệ Trung ương Đảng, tham gia chiến dịch Biên giới (1951) và công tác giảm tô, cải cách ruộng đất (1953-1954).
- Sau Hòa bình (1954), tiếp tục hoạt động Văn nghệ; ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khóa I); Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm đã xuất bản: Đêm hội Long Trì (tiểu thuyết, 1942, được chuyển thể điện ảnh, chèo, cải lương, 1990); Vũ Như Tô (kịch, 1943); An Tư (tiểu thuyết, 1944); Bắc Sơn (kịch, công diễn 6- 4-1946); Những người ở lại (kịch 1948); Anh Sơ đầu quân (tập kịch, 1949); Ký sự Cao Lạng (ký, 1951); Truyện Anh Lục (tiểu thuyết, 1955); Bốn năm sau (tiểu thuyết, 1959); Luỹ Hoa (truyện phim, 1960); Sống mãi với Thủ đô (tiểu thuyết, 1961)... và nhiều truyện cho thiếu nhi: Chiến sĩ ca nô, An Dương Vương xây thành ốc, Tìm mẹ, Lá cờ thêu sáu chữ vàng...
Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng được tập hợp nhiều tuyển tập: Kịch Nguyễn Huy Tưởng (1963); Tuyển tập ký sự (1963); Truyện viết cho thiếu nhi (1966); Nguyễn Huy Tưởng tuyển tập (1978); Tuyển tập Nguyễn Huy Tưởng 3 tập (1984, 1985 và 1986).
Nhà văn được nhận Giải ba truyện và ký sự giải thưởng Văn nghệ 1951 - 1952 của Hội Văn nghệ (ký sự: Ký sự Cao lạng), Giải nhì tiểu thuyết Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 - 1955 (tiểu thuyết Truyện Anh Lục) - Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (1996).
- Văn bản Bắc Sơn được trích từ vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng, viết về cuộc đấu tranh giữa những người dân yêu nước, ủng hộ cách mạng với những kẻ phản động, bán rẻ lương tâm, sẵn sàng quỳ gối làm tay sai cho giặc thời cách mạng Việt Nam còn trong trứng nước.
3. Tóm tắt:
Các sự việc trong đoạn trích này diễn ra chủ yếu ở gia đình Thơm - Ngọc. Trước cái chết của cha, Thơm dần dần nhận ra bộ mặt phản bội của Ngọc. Cô vô cùng đau xót, ân hận. Thái và Cửu bị giặc truy bắt đã chạy nhầm vào nhà Thơm, được Thơm che giấu và cứu thoát.
TÔI VÀ CHÚNG TA
(Trích cảnh ba - Lưu Quang Vũ)
1. Tác giả:
- Lưu Quang Vũ (1948-1988), sinh tại Phú Thọ, quê gốc Đà Nẵng, vừa là nhà thơ vừa là nhà viết kịch nổi tiếng. Ngòi bút viết kịch Lưu Quang Vũ rất nhạy bén, sắc sảo. Các tác phẩm của ông luôn đề cập đến những vấn đề có tính thời sự nóng hổi trong cuộc sống đương thời, đáp ứng được những đòi hỏi của đông đảo người xem trong thời kì xã hội đang có những biến chuyển mạnh mẽ.
Thuở nhỏ Lưu Quang Vũ sống cùng gia đình ở chiến khu Việt Bắc. Hòa bình lập lại, về Hà Nội và suốt thời gian đi học sống ở đó. Năm 1965 xung phong vào bộ đội, thuộc quân chủng Phòng không Không quân. Cuối năm 1970 xuất ngũ. Những năm sau đó làm nhiều nghề khác nhau: vẽ tranh, viết báo, làm thơ... Từ tháng 8 năm 1979 cho đến khi mất, làm phóng viên tạp chí Sân khấu.
Lưu Quang Vũ là một nghệ sĩ tài năng về nhiều mặt: thơ, truyện, phê bình sân khấu. Lĩnh vực nào cũng có những thành công nhất định. Tài năng ấy có được trước hết là do anh sinh ra và lớn trên trong một gia đình có truyền thống say mê văn học nghệ thuật, sau đó là ý thức lao động sáng tạo và tư chất văn chương của một nghệ sĩ. Từ năm 80 đến cuối đời, tài năng thơ và vốn hiểu biết về sân khấu của Lưu Quang Vũ đã kết tinh trong hơn 50 vở kịch. Lưu Quang Vũ được xem như là tác giả tiêu biểu của kịch trường Việt Nam thời kì những năm tám mươi của thế kỷ XX. Có những vở gây xôn xao dư luận như: Hồn Trương Ba da hàng thịt (1981), Nàng Si-ta (1982), Tôi và chúng ta (1984), Nguồn sáng trong đời (1984), Lời nói dối cuối cùng (1985)... Sự xuất hiện của Lưu Quang Vũ đã làm lu mờ đi, thậm chí vơi hẳn đi cả một thể hệ tác giả từng ngự trị sân khấu suốt một thời" (1) Tất Thắng: Lời giới thiệu, trong sách Tuyển tập kịch Lưu Quang Vũ, Nxb Sân khấu, Hà Nội, 1994.
. Bối cảnh ra đời kịch của Lưu Quang Vũ là vào những năm 80. Đây là giai đoạn đất nước bước vào thời kì khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh và cơ chế quan liêu bao cấp lỗi thời đã trở thành lực cản cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Cuộc đấu tranh bây giờ không chỉ là giản đơn ở hai tuyến địch - ta, mà là một cuộc đấu tranh để khẳng định cái mới, cái phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Việc xây dựng hình tượng con người mới trong văn học nói chung, trong kịch nói riêng cần phải thay đổi phù hợp với những chuyển động mạnh mẽ của đời sống.
2. Tác phẩm:
- Tác phẩm đã xuất bản: Hương cây - Bếp lửa (thơ, in chung, 1968); Diễn viên và sân khấu (tiểu luận, in chung); Mùa hè đang đến (truyện, 1983); Người kép đóng hổ (truyện, 1984); Mây trắng của đời tôi (thơ, 1989); Bầy ong trong đêm sâu (thơ, 1993); Thơ tình Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ (1994); Lưu Quang Vũ đã viết khoảng hơn 50 kịch bản sân khấu đã được dàn dựng và xuất bản: Sống mãi tuổi 17 (1979); Hồn Trương Ba da hàng thịt (1984); Người tốt nhà số 5 (1981); Khoảnh khắc và vô tận (1986); Bệnh sĩ (1988); Lời thế thứ 9 (1988); Điều không thể mất (1988)...
Các giải thưởng: Bảy Huy chương vàng trong các kì hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc; hai lần được Giải thưởng của Hội văn nghệ Hà Nội; hai lần được Giải thưởng của Tổng Liên đoàn Lao động; tặng thưởng văn học của Bộ quốc phòng 1992.
- Tôi và chúng ta là vở kịch nói, phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động sản xuất ở xí nghiệp Thắng Lợi. Được viết năm 1984, ngay năm 1985 đã có Đoàn kịch Hà Nội, Đoàn Cải lương Thái Bình và Đoang cải lương Kiên Giang dàn dựng; đoạt Huy chương vàng hội diễn toàn quốc năm 1985.
Trong đoạn trích này, tư tưởng tiến bộ do giám đốc Hoàng Việt đề xướng chưa trở thành hiện thực nhưng với cơ sở thực tế, hệ thống lí luận chặt chẽ, lại được sự đồng tình, ủng hộ của quần chúng nhân dân, có thể thấy rằng những tư tưởng ấy chắc chắn sẽ mang lại đời sống tốt đẹp hơn cho công nhân, đưa nhà máy phát triển theo một chiều hướng mới.
3. Tóm tắt:
Sau một năm về làm quyền giám đốc xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt đã quyết định củng cố lại xí nghiệp và thực thi phương án làm ăn mới, dứt khoát không tuân thủ theo những lối mòn các nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Những ý kiến của Hoàng Việt về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp không được sự đồng thuận và chia sẻ của những con người bảo thủ đang là cộng sự của mình. Những mâu thuẫn đó đã tạo nên xung đột kịch, những mâu thuẫn dồn dập giữa hai tuyến nhân vật tiên tiến và bảo thủ đã làm cho cảnh diễn trở nên hấp dẫn.

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap Ngu Van 9(14).doc