Phương pháp giảng dạy tác phẩm tự sự

Phương pháp giảng dạy tác phẩm tự sự

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÁC PHẨM TỰ SỰ

A. PHẦN MỞ ĐẦU

 1. Lí do chọn đề tài

Trong những năm gần đây, việc dạy văn đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội. Dư luận cho rằng: Đã có nhiều giờ dạy văn khá thành công, người thầy dường như nhập thân vào bài giảng và đã truyền được tình yêu văn chương đến học trò. Song cũng có không ít giờ văn kém hấp dẫn và tâm huyết ở người thầy đã vơi cạn cho nên học trò chưa thực sự thích thú. Ngành giáo dục đã có nhiều hội thảo, mở nhiều chuyên đề về vấn đề đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Phải thừa nhận các tiết học ứng dụng công nghệ thông tin đã đem đến cho học sinh sự hứng thú khiến cho giờ học văn hấp dẫn, sinh động bởi các hình ảnh chân dung bút tích tác giả. Nhiều đoạn trích chèo, những bài thơ đã được các nghệ sĩ có tên tuổi ngâm, được vận dụng cẩn trọng, hợp lệ trên máy chiếu.

Song chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng chất lượng dạy và học văn trong nhà trường đang là vấn đề báo động ( nếu tôi không muốn nói rằng chúng ta rung một hồi chuông cảnh tỉnh ). Học sinh thờ ơ với văn chương, lười học, lười suy nghĩ, chỉ học đối phó.

Thế kỉ XXI hội nhập toàn cầu, môn học Toán, Lí, Hoá, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ quan trọng hơn bao giờ hết, văn chương không có tính năng ứng dụng, tương lai của người học không chắc chắn lại thêm suy nghĩ hướng nghề cho con em mình của các bậc phụ huynh khuyến khích học những môn thời thượng bởi tương lai con em họ sẽ ổn định hơn. Một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy hiện nay những tài liệu nghiên cứu có chiều sâu rất hiếm. Ngược lại, những tài liệu có kiểu “mì ăn liền” lại khá phong phú, vô hình dung đã làm cho học sinh có sức “ì” lệ thuộc vào văn mẫu. Và khi làm bài kiểm tra giáo viên coi nghiêm túc đã có biết bao nhiêu những chuyện vui buồn, những chuyện thật như bịa của học sinh bởi những nhận thức và suy nghĩ vừa ngây ngô vừa thiếu chính xác và sai chính tả của các em để rồi đọc lên ta không khỏi giật mình cười ra nước mắt, không cười sao được khi học trò mình viết:

HS1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đã được Tố Hữu ghi lại trong những giây phút thiêng liêng của Bác. Các câu đều được Tố Hữu phân tích.

 

doc 33 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1309Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp giảng dạy tác phẩm tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương pháp giảng dạy tác phẩm tự sự
A. Phần mở đầu
 1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, việc dạy văn đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội. Dư luận cho rằng: Đã có nhiều giờ dạy văn khá thành công, người thầy dường như nhập thân vào bài giảng và đã truyền được tình yêu văn chương đến học trò. Song cũng có không ít giờ văn kém hấp dẫn và tâm huyết ở người thầy đã vơi cạn cho nên học trò chưa thực sự thích thú. Ngành giáo dục đã có nhiều hội thảo, mở nhiều chuyên đề về vấn đề đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học nhất là ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Phải thừa nhận các tiết học ứng dụng công nghệ thông tin đã đem đến cho học sinh sự hứng thú khiến cho giờ học văn hấp dẫn, sinh động bởi các hình ảnh chân dung bút tích tác giả. Nhiều đoạn trích chèo, những bài thơ đã được các nghệ sĩ có tên tuổi ngâm, được vận dụng cẩn trọng, hợp lệ trên máy chiếu.
Song chúng ta cần nhìn nhận lại thực trạng chất lượng dạy và học văn trong nhà trường đang là vấn đề báo động ( nếu tôi không muốn nói rằng chúng ta rung một hồi chuông cảnh tỉnh ). Học sinh thờ ơ với văn chương, lười học, lười suy nghĩ, chỉ học đối phó. 
Thế kỉ XXI hội nhập toàn cầu, môn học Toán, Lí, Hoá, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ quan trọng hơn bao giờ hết, văn chương không có tính năng ứng dụng, tương lai của người học không chắc chắn lại thêm suy nghĩ hướng nghề cho con em mình của các bậc phụ huynh khuyến khích học những môn thời thượng bởi tương lai con em họ sẽ ổn định hơn. Một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy hiện nay những tài liệu nghiên cứu có chiều sâu rất hiếm. Ngược lại, những tài liệu có kiểu “mì ăn liền” lại khá phong phú, vô hình dung đã làm cho học sinh có sức “ì” lệ thuộc vào văn mẫu. Và khi làm bài kiểm tra giáo viên coi nghiêm túc đã có biết bao nhiêu những chuyện vui buồn, những chuyện thật như bịa của học sinh bởi những nhận thức và suy nghĩ vừa ngây ngô vừa thiếu chính xác và sai chính tả của các em để rồi đọc lên ta không khỏi giật mình cười ra nước mắt, không cười sao được khi học trò mình viết: 
HS1: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” đã được Tố Hữu ghi lại trong những giây phút thiêng liêng của Bác. Các câu đều được Tố Hữu phân tích.
HS2: Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh là: Cho thấy lỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Trần Quốc Tuấn đồng thời đặt những hình tượng đó trong thế tương quan hỡi ai đến “Sỉ mắng triều đình” thân dê chó “Bắt lạt tể phụ” Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người. 
	HS3: Sau ba mươi năm buôn bán ở nước ngoài. Bác trở về Tổ Quốc.
	Đó là những nụ cười “Cười ra nước mắt”, nụ cười đau xót cho cái sự học văn của các “cô tú”, “cậu tú” thời nay. Nhưng có lẽ đáng cười, xót xa, ái ngại nhất chính là ngày càng bắt gặp nhiều trong bài làm của các em những câu văn thiếu thực tế, thiếu kiến thức.
	HS1: Quả chuối khi chín có màu vàng nhưng cũng có loại chuối khi chín có màu xanh như chuối tây chẳng hạn.
	HS2: Hầu như trong vườn nhà ai cũng có một vài cây chuối, nhiều chuối. Cây chuối có nhiều buồng chuối và rất nhiều quả.
	Trong một lần tôi ra đề bài viết số 2 phân môn Tập làm văn: “Vào một ngày em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó”.
	Thật thú vị khi đọc những bài làm văn viết đầy cảm xúc, kiến thức phong phú và sâu sắc. Nhưng lại có không ít bài đọc lên, nhiều thầy cô đã cười ra nước mắt trước những câu văn trống rỗng vô hồn, trước cách hiểu “siêu tưởng” của một số em.
	HS1: Sân trường ngày càng được mở rộng thêm, phòng được trang trí rất đẹp, ảnh Bác Hồ và 5 điều Bác Hồ dạy vẫn còn trên bức tường. Mọi khuôn cảnh trong phòng học không có gì thay đổi, riêng chỉ có cây hoa thì được thay bằng cây hoa giấy.
	HS2: Ôi sao trường mình to và đẹp thế này! Trông trường mình không khác gì cái đình làng. Ngước mắt lên trên thì thấy dòng chữ to đùng là trường trung học cơ sở Xuân Sơn, tên biển hiệu của trường. Nhưng nó không được ghi bằng đá nữa mà tên cổng trường được ghi bằng kim cương. Mình tự hỏi mình. Trường mình năm nay oách nhỉ. Bước vào trong khoảng vài bước thì ối giời ơi! Trước mắt mình là hai cây cổ thụ to đùng. Mình không biết nó được trồng từ lúc nào nữa không biết? Mình đoán ra ngay là cây này không phải là cây trường trồng mà đây chắc do trường nhập khẩu bên nước ngoài về. Bước vào trường vài bước nữa thì thấy một cái cột cao chọc trời, mình không biết cái cột đó mọc từ đâu ra nhìn lên cao mới biết đó là cái cột để chào cờ. Mình không dám nhìn nữa mà đi thẳng về phía trước, xem nào 9c của chúng mình đâu rồi, sao lại không có lớp 9c thế này, 9c đâu rồi? Tìm mỏi mắt mà chẳng thấy. A! Kia rồi! 9C đây rồi. Sao nó lại nằm ở tít trên tầng thượng thế kia. Đi mỏi chân mới lên được. Mở cửa lớp thì thấy mọi người cứ nhìn chằm chằm vào mình. Mình hỏi “Bọn nào kia” nhưng nhìn lại thì ra là tập thể lớp 9c ngày ấy. Ai nấy đều cao to, đẹp gái, nhưng ai cũng đều có vợ và có con.
	Thế đấy! Học sinh cứ vô tư thể hiện bằng giấy trắng mực đen những câu văn vô cảm, thiếu tôn trọng bản thân và người chấm như trên, thì khó có lí do nào biện minh cho việc quá coi thường môn Văn của các em. Còn tôi, bản thân người thầy dạy Văn đã lâu năm thì quá ngao ngán không hiểu học trò mình học kiểu gì mà cho ra một sản phẩm quái dị như vậy! Còn đâu những liên tưởng bay bổng? Còn đâu những suy tư, nghiền ngẫm để thấm thía hơn những bài học làm người?
	Các câu văn viết như trên của học sinh là một sự thật đau lòng mà chúng ta bắt buộc phải chấp nhận trong nhiều năm qua. Sự triệt để thực hiện cuộc vận động “hai không” sẽ là một trong những giải pháp tích cực đưa học sinh trở về với văn chương, với lối tư duy tích cực, chủ động, sáng tạo trong tiếp nhận văn học.
2, Mục đích nghiên cứu.
	Từ nhận thức trên tổ khoa học xã hội dưới sự chỉ đạo của phòng chuyên môn tập trung nghiên cứu làm thế nào hiểu được văn tự sự và giảng dạy tác phẩm văn tự sự thành công. Muốn vậy giáo viên phải tìm hiểu đặc trưng của tác phẩm tự sự và phương pháp dạy tác phẩm tự sự.
 Trong khuôn khổ cho phép của một đề tài nghiệp vụ sư phạm tôi đã quyết định chọn đề tài “Phương pháp dạy tác phẩm tự sự”với mong muốn có thể ứng dụng hiệu quả hơn phương pháp dạy tác phẩm tự sự để dạy tốt các văn bản tự sự trong chương trình Ngữ văn THCS.
 Trước hết tìm hiểu thực trạng việc dạy và học Ngữ văn nói chung và tác phẩm tự sự nói riêng ở trường phổ thông hiện nay.Từ đó đưa ra những đề xuất và ứng dụng phương pháp giảng dạy tác phẩm tự sự. Quá trình thực hiện đề tài này nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm của bản thân, bước đầu làm quen với việc nghiên cứu khoa học làm cơ sở cho việc học tập và nghiên cứu sau này.
3, Thời gian địa điểm:
 Sau gần ba năm nghiên cứu đề tài phương pháp dạy tác phẩm tự sự năm học 2008-2009 chúng tôi thực hiện chuyên đề tại trường Trung học cơ sở Xuân Sơn.
4, Đóng góp mới về mặt lí luận, thực tiễn.
 Tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi không có tham vọng nhiều mà chỉ mong học sinh của tôi có niềm đam mê học Văn nói chung và có kĩ năng cảm thụ tác phẩm tự sự nói riêng để từ đó chất lượng học văn ngày càng được nâng lên.
 Căn cứ vào kinh nghiệm còn ít ỏi của mình, tôi đi tìm hiểu phương pháp giảng dạy tác phẩm tự sự. Đó là chú ý đến đặc trưng của truyện. Đặc biệt về mặt loại thể, trong tác phẩm tự sự trung tâm là hình tượng tính cách. Hình tượng nghệ thuật mang nội dung hiện thực và nội dung tư tưởng, đồng thời được cấu tạo nhuần nhuyễn qua ba yếu tố: tình tiết, nhân vật và lời kể. Khi dạy phải nắm và nêu cho được trình tự diễn biến lô gíc phát triển của câu chuyện với các sự biến các nhân vật qua các chặng đường thời gian và các lớp không gian. 
Nắm được đặc trưng đó chúng ta có thể rút ra được một số điểm chung về phương pháp cơ bản có tính chất hướng dẫn nhằm vận dụng một cách sáng tạo vào từng trường hợp giảng dạy truyện cụ thể.
B . Phần nội dung
Chương I : Tổng quan
 Dạy tác phẩm tự sự đòi hỏi một cách tiếp cận riêng khác với dạy các văn bản trữ tình hay văn nghị luận. Cho nên trong chương II, nội dung vấn đề nghiên cứu đề tài tôi đã đề cập đến những mục sau:
 I. Đặc trưng văn bản tự sự.
 II. Phương pháp dạy văn bản tự sự.
 Trong chương III, phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có hai phần.
 I. Phương pháp nghiên cứu gồm năm phương pháp.
 II. Kết quả nghiên cứu: ứng dụng vào bài cụ thể: Văn bản “Chiếc lược ngà ” của Nguyễn Quang Sáng.
Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu.
 I. Đặc trưng văn bản tự sự
 Văn tự sự có nghĩa là kể chuyện để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm tư con người. Đã là truyện thì phải có câu chuyện tức là có truyện, tình tiết. Tình tiết làm cho những sự việc ngẫu nhiên hằng ngày kết tinh ngưng đọng lại thành truyện. Tình tiết là dấu hiệu đặc trưng đầu tiên của truyện. Dù biến hoá trăm màu nghìn vẻ, tình tiết luôn luôn tồn tại trong truyện, dù là truyện dân gian cổ điển, cận đại hay hiện đại. ( Có những truyện tình tiết đơn giản, có tình tiết phức tạp. Tình tiết truyện có khi đơn tuyến, có khi đa tuyến, có khi một chiều, có khi nhiều chiều. Truyện Kiều là một tác phẩm trong đó có tình tiết có tính chất đơn tuyến, vì từ trước đến sau câu chuyện chỉ xoay quanh sự diễn biến của vận mệnh nàng Kiều từ lúc ở nhà trải qua 15 năm lưu lạc rồi đến lúc trở về tái hợp. Tình tiết trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hoà bình” có tính chất đa tuyến vì tác phẩm là sự xen kẽ, kết hợp rất tài tình của nhiều mạch truyện, nhiều mối truyện khác nhau, từ truyện nhỏ trong các gia đình, trong các phòng khách cho đến truyện lớn trên chiến trường, trong phạm vi nước Nga và Châu Âu.
	Bên cạnh đó, tình tiết mặc dầu là yếu tố tất nhiên của truyện nhưng không phải là yếu tố quan trong nhất. Tình tiết là sự việc, là biến cố đang vận động, đang phát triển. Nhưng trung tâm của sự việc, của biến cố là con người, trung tâm của tình tiết là nhân vật. Đối tượng chủ yếu của văn học là những con người với cuộc sống bên trong và cuộc đời bên ngoài của họ. Truyện không phải chỉ kể về các sự việc, các biến cố. Bởi vì khoa học cũng làm việc đó. Nhà địa lí cũng có thể kể lại quá trình một trận đánh Truyện là văn học, truyện kể về con người, về vận mệnh của những con người.
	Đã là truyện thì phải có lời kể chuyện. Lời kể là một yếu tố rất quan trọng của truyện. Cốt truyện, nhân vật, toàn bộ hình tượng của truyện được dệt nên qua lời kể đó. Lời kể một mặt là phương tiện để phản ánh cuộc sống thành hình tượng trong truyện, mặt khác cũng lại là phương tiện để biểu hiện thái độ, tình cảm, tư tưởng, sự đánh giá của tác giả đối với cuộc sống.
	Một truyện hay thường khi do bản thân câu chuyện được kể đồng thời còn do cách kể chuyện. Có khi từ những truyện không có gì ghê gớm, đặc biệt mà người kể có thể kể thành ra rất lí thú, sâu sắc. Đó là vì người kể thường hay thể hiện cách nhìn, cách nghĩ, cách nhận xét, đánh giá, nói chung là thể hiện thái độ  ... sống của tình người trong chiến tranh là niềm tin, niềm hi vọng. Nó biểu hiện như để khẳng định rằng: bom đạn có thể huỷ diệt chia cắt tất cả nhưng không thể huỷ diệt được tình yêu, không thể chia cắt được tâm hồn trong trẻo của những con con người và hơn thế nó còn làm cho cuộc đời này, con người của thời đại này ngày càng tươi đẹp hơn cao thượng hơn. 
c, Nhận xét về nghệ thuật trần thuật của truyện: (5')
GV diễn giảng (SGV- 218)
- Sức hấp dẫn của câu chuyện là từ cốt truyện chặt chẽ, yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. 
? Truyên đựợc kể theo lời trần thuật của nhân vật nào.
? Ngôi kể.
? Cách chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện.
- Góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn này là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp: Truyện được kể theo lời của nhân vật "Tôi" (Ngôi thứ nhất) tức bác Ba vừa là người bạn thân thiết của ông Sáu, lại ở cạnh nhà nhau, cùng chiến đấu với nhau, lại cùng một lần về phép với ông Sáu. Không những rất hiểu ông Sáu và gia đình ông, nhân vật "tôi" còn là người chứng kiến cảnh gặp mặt và chia tay của hai cha con ông Sáu. Chính vì vậy, nhà văn đã để nhân vật "tôi" kể lại --> Câu chuyện khách quan hơn, thật hơn, đáng tin cậy hơn. Và từ vai kể ấy, có thể miêu tả đầy đủ, chi tiết những trạng thái tâm lí cùng những cử chỉ, hành động, lời nói của hai cha con trong tình huống éo le này. Đồng thời còn có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá về hai nhân vật ấy, lại còn có thể bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Như vậy việc thể hiện nội dung của truyện sẽ được thuận lợi và sâu sắc hơn. Đó là thế mạnh của ngôi kể thứ nhất mà tác giả chọn rất đúng trong truyện ngắn này.
III. Tổng kết: (5')
? Phát biểu nội dung, chủ đề của đoạn truyện.
1. Nội dung:
- Truyện diễn ra một cách cảm động tình cảm thắm thiết sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh. Qua đó khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc, nó càng cao đẹp hơn trong những cảnh ngộ éo le
? Truyện thành công nhờ những yếu tố nghệ thuật nổi bật nào.
2. Nghệ thuật:
- Truyện thành công ở nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí và ở ngòi bút miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em (bé Thu).
1 HS đọc ghi nhớ (SGK)
3. Ghi nhớ: SGK- 202
IV. Luyện tập: (5')
? Nêu yêu cầu của bài tập.
- GV hướng dẫn HS làm tại lớp.
*Bài 1: (203)
*Yêu cầu: Lí giải thái độ và hành động có vẻ trái ngược của bé Thu thực ra lại xuất phát từ sự nhất quán trong suy nghĩ và tính cách của em:
- Bắt nguồn từ lòng yêu thương ba: yêu thương cha sâu sắc nên không nhận người có vết sẹo trên mặt là cha vì thấy không giống ba trong ảnh chụp chung với má (nghĩa là không giống với hình ảnh người cha mà em ôm ấp trong tim). Nhưng khi hiểu ra vết sẹo đó là do quân thù gây nên thì bé càng yêu thương cha mãnh liệt hơn gấp bội phần 
- Về tính cách: một cô bé có cá tính mạnh mẽ, có bản lĩnh, kiên quyết không nhận ba, không gọi "ba" nhưng khi nhận ra ba thì yêu thương, vồ vập, mãnh liệt.
4. Hướng dẫn về nhà: (5').
- Đọc và tóm tắt lại truyện + phân tích theo hướng dẫn (2 nhân vật).
- Làm bài tập số 2.(Nếu là Thu kể --> xưng "tôi": Hồi tưởng lại cuộc gặp gỡ cha con, khi đã lớn khôn, thành một cô giao liên dũng cảm.
- Ôn tập lại các tác phẩm văn học hiện đại (Thơ trữ tình + 3 truyện ngắn) --> Kiểm tra 1 tiết.
E- Rút kinh nghiệm:
 Kết quả: Qua giờ dạy, học sinh tích cực suy nghĩ chủ động tham gia các hoạt động học tập để khám phá lĩnh hội kiến thức. Đặc biệt các em đã mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, bước đầu biết khai thác tác phẩm tự sự. Giờ học đạt hiệu quả cao.
 Cụ thể lớp 9c: 95% học sinh biết vận dụng tìm hiểu hoàn cảnh ra đời, biết đọc diễn cảm, kể, tóm tắt nội dung tác phẩm.
 87% học sinh biết vận dụng thao tác phân tích, xác định thể loại, lựa chọn kiến thức cơ bản phân tích tình tiết, ngôn ngữ nhân vật ...
 60% học sinh bước đầu có kĩ năng bình văn, đặc biệt những học sinh giỏi bình và cảm thụ văn khá sâu sắc.
 III. Phần kết luận, kiến nghị.
 Kết quả và thành công của việc giảng dạy tác phẩm tự sự nói riêng cũng như của việc giảng dạy tác phẩm văn học nói chung tùy thuộc vào mức độ cảm thụ và hiểu của người thầy đối với tác phẩm, về mặt tư tưởng và nghệ thuật, nội dung và hình thức. Kết quả và thành công đó còn tùy thuộc vào mức độ sáng suốt và thành thạo của người thầy trong việc nhận thức và phân tích được cơ cấu tế nhị của hình tượng nhằm đưa học sinh đi vào được chiều sâu, nhận ra được vẻ đẹp của tác phẩm. Phương pháp cơ bản chúng tôi nêu ở trên chỉ là cái hướng chung để đi tìm lời giải, còn chính lời giải bao giờ cũng do thầy cô tìm lấy. Trong một vấn đề tế nhị và phức tạp như vấn đề giảng dạy tác phẩm tự sự, tôi mong những quan niệm và kinh nghiệm còn ít ỏi trình bày ở đây sẽ là những gợi ý bạn bè đối với tập thể người thầy đang thiết tha suy nghĩ tìm tòi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tác phẩm tự sự trong nhà trường để góp phần nhiều nhất vào sự nghiệp giáo dục.
 Kiến nghị: Tôi kính mong các cấp lãnh đạo của Sở, Phòng giáo dục mở thêm các buổi hội thảo chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học để tôi có dịp học tập, trao đổi, nâng cao kinh nghiệm dạy học Ngữ văn.
 Nhà trường, Phòng, Sở Giáo dục nên trang bị thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học Ngữ văn. Cần có kinh phí, chế độ đãi ngộ xứng đáng với những giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài khoa học xuất sắc.
 Xin chân thành cảm ơn!
 IV.Tài liệu tham khảo phụ lục.
 Tài liệu giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
1. Tạp chí Văn học tuổi trẻ.
2. Vấn đề giảng dạy tác phẩm theo loại thể.
3. Tiếng nói tri âm.
4. Trên đường bình văn.
5. Nâng cao kĩ năng làm văn nghị luận.
6. Vẻ đẹp văn chương.
7. Phân tích tác phẩm.
8. Sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn THCS. 
 Xuân Sơn, ngày 16 tháng 5 năm 2009
 Người viết
 Nguyễn Thị Hẹn.
V. Nhận xét của HĐKH cấp trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................	

Tài liệu đính kèm:

  • docPhuong phap day tac pham tu su.doc