Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, phần lớn là những gì ta không tận mắt nhìn thấy, tai nghe. Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến cận đại, hiện đại. Khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt đ¬ược kết quả cao. Vì thế bộ môn lịch sử khó gây đ¬ược hứng thú học tập ở các em.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỒNG TÂM ĐỒNG TÂM MỸ ĐỨC - HÀ NỘI ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI Một số phương pháp nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ dạy lịch sử (Đề tài thuộc lĩnh vực bộ môn lịch sử ) Giáo viên thực hiện : Lê Quang Thắng Giáo Viên Tổ Khoa học Xã Hội Trường THCS Đồng Tâm – Mỹ Đức - Hà Nội Đồng Tâm, tháng 5 năm 2011 PHÒNG GD & ĐT MỸ ĐỨC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐỒNG TÂM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ...............******................ ĐỒNG TÂM MỸ ĐỨC- HÀ NỘI ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHỆM ( Năm học 2010 - 2011) 1/ SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ và tên : Lê Quang Thắng Ngày sinh : 16 /5 /1965 Chức vụ : Chủ tịch Công Đoàn Năm vào ngành : 1992. Đơn vị công tác : Trường THCS Đồng Tâm - Mỹ Đức - TP Hà Nội. Quê quán : Phúc Lâm – Mỹ Đức – Hà Nội Trình độ chuyên môn : Đại học. Hệ đào tạo : Từ xa. Bộ môn giảng dạy : Lịch Sử Khen thưởng : Chiến sĩ thi đua cấp huyện MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 Sơ yếu lí lịch 01 2 Mục lục 02 3 A. Đặt vấn đề 03 1 . Cơ sở lý luận 03 2. cơ sở thực tiễn 04 3. Thời gian thực hiện 05 4 B. Giải quyết vấn đề 05 5 I. Thực trạng 05 6 II. Nguyên nhân 06 7 III.Giải pháp 06 1. Nghiên cứu cấu trúc SGK 06 2. Xác định dạng bài 07 3. Chủ động kiến thức 07 4. Khai thác SGK 07 5. Soạn bài 07 6. Chuẩn bị đồ dùng 08 7. Lên lớp 08 8. Sử dụng trò chơi để tạo hứng thú 09 * Minh chứng những việc làm trên 0 9 8 IV. Kết quả 17 9 C. Bài học kinh nghiệm 18 10 D. Kết luận 18 11 E. Những kiến nghị, đề xuất 19 12 Tài liệu tham khảo 21 13 Hội đồng khoa học đánh giá 22 ĐỀ TÀI Một số phương pháp để Nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong giờ học Lịch sử A ĐẶT VẤN ĐỀ. Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ, phần lớn là những gì ta không tận mắt nhìn thấy, tai nghe. Đặc thù học tập môn lịch sử của bậc trung học cơ sở là các em phải tiếp cận với nhiều sự kiện lịch sử, với những vị anh hùng, những danh nhân lịch sử vĩ đại không chỉ của dân tộc mà cả của thế giới từ cổ đến cận đại, hiện đại. Khi học lịch sử yêu cầu các em phải nhớ sự kiện và hiểu nội dung bài học một cách chính xác, đầy đủ. Bởi vậy khi học, buộc các em phải cần cù, chịu khó lĩnh hội kiến thức thì mới thực sự đạt được kết quả cao. Vì thế bộ môn lịch sử khó gây được hứng thú học tập ở các em. Bên cạnh đó một số em học sinh còn cho rằng đây là một môn học phụ nên các em chưa có ý thức để học tập tốt bộ môn. Hơn nữa một số giáo viên chưa tạo ra được cảm xúc, rung động cho học sinh trước những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Vì vậy tác dụng giáo dục của bộ môn bị hạn chế. Từ kết quả này lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập cho học sinh, việc làm đầu tiên là nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp vì lịch sử là môn học rất thiết thực đối với mỗi người và xã hội. Nó góp phần giáo dục đạo đức và nhận thức cho học sinh, hình thành nhân cách con người. Dạy lịch sử, học sinh tìm hiểu quá khứ, biết tôn trọng quá khứ để có thái độ đúng đắn với cuộc sống hiện tại và tương lai. CƠ SỞ Lí LUẬN Trong bối cảnh sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ hiện nay của xu thế toàn cầu hoá, các nước trên thế giới và Việt Nam đều hướng đến việc cải cách giáo dục để thích ứng với hoàn cảnh mới. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốclần thứ IX của Đảngcũng nêu rõ “ Để đáp ứng êu cầu về con người và nguồn lực là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiên đại hoá, cần tạo chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo. Đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự đào tạo của người học, coi trọng thực hành, thực nghiệm ngoại khoá, làm chủ kiến thức tránh nhồi nhét, học vẹt, học chay”. Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, nghành giáo dục và đào tạo xác định nhiệm vụ trọng tâmlà tiến hành đổi mới phương pháp dạy học. Trong đó, chủ trương đổi mới phương pháp dạy học được ghi trong Luật giáo dục năm 2005 : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh ”. Qua quá trình giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS Đông Tâm, tôi nhận thấy tôi nhận thấy đây là một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn, bởi vì học sinh THCS nhận thức và khả năng tư duy có hơn so với các em ở bậc tiểu học song vẫn còn nhiều hạn chế so với các em lớp trên. Vì thế người giáo viên phải khơi dậy tính tích cực, sự chủ động trong học tập cũng như các hoạt động khác không những làm cho các em thu nhận được một lượng tri thức tốt nhất cho bản thân mà còn làm cơ sở vững chắc dể các em bước vào THPT. Đó là các lớp mà các em phải có năng lực tư duy và ý thức tự tìm hiểu cao hơn. Chúng ta biết,việc dạy học được tiến hành trong một quá trình thống nhất, gồm hai khâu có tác dụng bổ sung qua lại cho nhau: Giảng dạy và học tập . Dĩ nhiên, cả hai khâu này đều là một quá trình nhận thức, phải tuân theo những quy luật nhận thức. Nhận thức trong dạy học được thể hiện trong hoạt động của giáo viên và học sinh đối với việc truyền thụ và tiếp thu một nội dung khoa học được quy định trong chương trìnhđối với những phương pháp dạy học thích hợp, những phương tiện hình thức cần thiết để đạt được kết quả nhất định đề ra. CƠ SỞ THỰC TIỄN Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ đặc trưng của bộ môn Lịch sử, yêu cầu đổi mới giáo dục cũng như thực tiễn dạy học bộ môn, sách giáo khoa lịc sử THCS được biên soạn gồm hai kênh kiến thức: Kênh hình và kênh chữ. Hai kênh này hỗ trợ cho nhau nhằm giúp học sinh nắm vững các tri thức lịch sử. Nội dung sách giáo khoa cũng biên soạn theo hướng “ dân tộc, hiện đại, thích hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh”. Để đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh, cần có những điều kiện nhất định về giáo viên và đồ dùng dạy học. Bên cạnh đó, việc học Lịch sử của học sinh phải gắn liền với các hoạt động ngoài giờ : tham quan bảo tàng lịch sử, di tích để được tận mắt nhìn thấy, sờ thấy hiện vật ở các mức độ khác nhau. Từ đó các em sẽ hiểu được và nắm vững sâu hơn kiến thức lịch sử đã học trong chương trình, sách giáo khoa. Tuy nhiên vì điều kiên nhà trường và điại phương chưa cho phép nên cũng hạn chế nhiều đến hiệu quả cũng như niềm say mê học tập của học sinh đối với bộ môn Lịch sử. Sách giáo khoa Lịch sử hiện nay được biên soạn không chỉ là tài liệu giảng dạy của giáo viên mà còn là tài liệu học tập ở lớp, ở nhà của học sinh theo phương pháp mới. Đó là, học sinh không phải thuộc lòng sách giáo khoa dưới sự tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó các em tự hình thành cho mình những tri thức mới về lịch sử. Do đó, những thông tin trong sách giáo khoa một mặt được trình bày dưới dạng nêu vấn đè để học sinh suy nghĩ. Mặt khác, kèm theo những thông tin là những câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh thực hiện các họat động khác nhau. Kênh trong sách giáo khoa không những minh hoạ, làm cơ sở cho việc tạo biểu tượng lịch sử mà còn là nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh. Việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp biên soạn sách giáo khoa lịch sử như vậy, đòi hỏi giáo viên kết hợp với học sinh đổi mới phương pháp dạy và học. Trong đó giáo viên với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn, phát huy tính tích cực, độc lập của học sinh trong quá trình học tập. 3 Thời gian thực hiện - Thời gian thực hiện là 9 tháng ( từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 5 năm 2011) B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. THỰC TRẠNG. Mặc dù bộ môn lịch sử đóng một vai trò quan trọng nhưng ở cấp THCS, trong thực tế, hầu hết học sinh chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, chỉ đối phó tức thời, không chú ý và xem đó như một môn phụ, đã có rất nhiều em không thích học môn này. Hơn nữa năng lực tiếp thu của các em cũng còn hạn chế, điều kiện học tập còn chưa đáp ứng được với yêu cầu nội dung và đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay. Qua điều tra đầu năm tại lớp 9A , Lớp 7 A khi chưa áp dụng đề tài này vào giảng dạy, tôi thu được kết quả như sau: Kết quả Lớp Tổng số học sinh Giỏi Khá Trung bình Dưới trung Bình Số lượng 9 A 37 4 8 19 6 Tỉ Lệ % 11 22 51 16 Số lượng 7 A 35 3 7 18 7 Tỉ Lệ % 9 20 51 20 II. NGUYÊN NHÂN. Theo tôi, những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên là: - Các em chưa thấy được tầm quan trọng của bộ môn, chưa yêu thích bộ môn lịch sử. - Các em chưa tìm thấy hứng thú trong các giờ học lịch sử. - Các em thấy khó nhớ, khó học và chán nản. - Để dẫn tới thực trạng trên một phần là do giáo viên chưa thực sự đầu tư cho giờ dạy, chưa bắt kịp với đổi mới phương pháp giảng dạy nên chưa tạo được những tiết học lôi cuốn học sinh. III. GIẢI PHÁP. Xuất phát từ thực tế bộ môn và qúa trình giảng dạy của mình tôi thấy giáo viên cần đầu tư cho bài giảng, tạo được những giờ học lôi cuốn học sinh. Có như vậy học sinh mới yêu thích bộ môn và sẽ nâng cao được chất lượng dạy học bộ môn lịch sử trong nhà trường. Trong khuôn khổ của một bài kinh nghiệm, tôi xin trình bày những công việc bản thân tôi đã tiến hành trong quá trình giảng dạy của bản thân: 1.Nghiên cứu cấu trúc chương trình sách giáo khoa: Trong trường THCS, học sinh được học bộ môn lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9. Trước hết bản thân tôi phải nắm vững cấu trúc chương trình sách giáo khoa của từng lớp học: Lớp 6: + Lịch sử thế giới cổ đại. + Lịch sử Việt Nam từ buổi đầu lịch sử đến đầu thế kỉ X. + Lịch sử địa phương Lớp 7: + Lịch sử thế giới trung đại. + Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX. + Lịch sử địa phương Lớp 8: + Lịch sử thế giới cận đại + Lịch sử thế giới hiện đại(từ 1917 đến 1945) + Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918 + Lịch sử địa phương Lớp 9: + Lịch sử thế giới hiện đại(từ 1945 đến nay) + Lịch sử Việt Nam từ 1918 đến nay. + Lịch sử địa phương Trong khi giảng dạy, tôi hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học, để xây dựng và tiếp thu kiến thức mới. Nắm vững cấu trúc chương trình giúp tôi liên hệ, mở rộng và nâng cao kiến thức làm cho bài giảng phong phú hơn. 2. Xác định đúng dạng bài. Việc xác định dạng bài là điều quan trọng để dạy đúng phương pháp đặc trưng của bộ môn và đúng với phương pháp của từng loại bài dạy. Đối với môn lịch sử có các dạng bài sau: - Bài cung cấp kiến thức mới - Bài ôn tập, sơ kết, tổng kết. - Bài kiểm tra kiến thức. - Bài hỗn hợp. - Bài học tại thực địa. 3. Chủ động kiến thức: Kiến thức của giáo viên là yếu tố tiên quyết trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Nhận thức được điều đó nên bản thân t ... tổ chức cho Hs trình bày ý kiến, gọi Hs khác nhận xét. Gv kết luận: - Sự xác lập trật tự hai cực Xô-Mĩ - Tình trạng “Chiến tranh lạnh” kéo dài. H: Em hiểu như thê nào về “Chiến tranh lạnh” ? Hs dựa vào kiến thức đã học trả lời. Gv phát phiếu học tập cho Hs: Hoàn thành bảng thống kê các biểu hiện cụ thể của tình trạng Chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mĩ: Liên Xô Mĩ - Chạy đua vũ trang - Sản xuất vũ khí hạt nhân - Thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava -Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. Hs làm việc theo nhóm, hoàn thành bảng thống kê vào phiếu. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. Gv kết luận và chiếu lên màn hình bảng thống kê đầy đủ: Liên Xô Mĩ - Chạy đua vũ trang - Sản xuất vũ khí hạt nhân - Thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava -Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc. - Chạy đua vũ trang - Sản xuất vũ khí hạt nhân - Thành lập khối quân sự NATO - Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. Gv bổ sung để Hs thấy được sự khủng khiếp của vũ khí hạt nhân: chỉ cho nổ 1/2 số vũ khí hạt nhân của Mĩ hoặc Liên Xô cũng đủ tiêu diệt toàn bộ sự sống của loài người trên trái đất. 5. Cách mạng khoa học kĩ thuật. H: Cách mạng khoa học kĩ thuật đã đạt được những thành tựu nào? Hs dựa vào kiến thức đã học trả lời. Gv kết luận: Cách mạng khoa học kĩ thuật với những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu có ý nghĩa to lớn. H: Những thành tựu đó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người ? Hs dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời, chỉ ra được những mặt tích cực và tiêu cực. H: Hãy kể ra một vài phát minh vĩ đại của cách mạng khoa học kĩ thuật mà em biết ? Hs dựa vào hiểu biết của mình để trả lời. H: Trong 5 nội dung chính trên, nội dung nào chi phối và tác động sâu sắc tới tình hình chính trị và quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1945 đến nay ? Hs thảo luận và phát biểu ý kiến. Gv kết luận: Trong 5 nội dung chính trên, nội dung thứ 4 đã chi phối và tác động sâu sắc tới tình hình chính trị và quan hệ quốc tế gần như toàn bộ nửa sau thế kỉ XX. Đến năm 1989 Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh, 1991 Liên Xô và Đông Âu tan rã. Vậy hiện nay thế giới phát triển theo những xu thế nào ? II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay. H: Ngày nay thế giới phát triển theo những xu thế nào ? Hs dựa vào kiến thức đã học và thông tin ở Sgk để trả lời: Gv cho Hs nhận xét, bổ sung. Gv kết luận, chiếu lên màn hình để Hs đối chiếu: -Trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo chiều hướng đa cực nhiều trung tâm - Hoà hoãn, hoà dịu trong quan hệ quốc tế. - Các nước điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm. - Nguy cơ xung đột nội chiến đe doạ hoà bình, ổn định ở nhiều khu vực. Gv nhấn mạnh: Tuy nhiên xu thế chung của thế giới là “Hoà bình, ổn định và hợp tác cùng phát triển”. 4. Củng cố bài: Để củng cố bài tôi cho Hs chơi trò giải ô chữ. Ô chữ gồm có 6 ô chữ hàng ngang và một ô chữ hàng dọc: 1 2 3 4 5 6 - Hàng ngang số 1: Có 10 chữ cái: Sự đối đầu Xô-Mĩ đưa thế giới đứng trước nguy cơ này. - Hàng ngang số 2: Có 4 chữ cái: Tên một khối quân sự do Mĩ thiết lập. - Hàng ngang số 3: Có 7 chữ cái: Tên của nhà du hành vũ trụ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất. - Hàng ngang số 4: Có 5 chữ cái: Mĩ và các nước Đế quốc tiến hành nhiều cuộc chiến tranh để nhằm thực hiện điều này đối với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc. - Hàng ngang số 5: Có 7 chữ cái: Chính sách đối ngoại của Liên Xô. - Hàng ngang số 6: Có 7 chữ cái: Tên của vị Tổng thống Mĩ tham dự Hội nghị I-an-ta. Đáp án ô chữ: 1 2 C H I Ế N T R A N H N A T Ô 3 4 G A G A R I N Đ À N Á P 5 H O À B Ì N H 6 R U Z Ơ V E N Ô chữ hàng dọc: Hai phe. IV. KẾT QUẢ. Sau khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi thấy học sinh có hứng thú học tập, giờ học sôi nổi hơn, học sinh hăng say học tập tìm hiểu, đồng thời hiểu và nhớ được lâu khi học tập bộ môn lịch sử, chất lượng học của các em được nâng lên rõ rệt. Kết quả sau khi áp dụng đề tài của lớp 9 A, 7A Kết quả Tổng số học sinh Giỏi Khá Trung bình Dưới trung Bình Số lượng 37 15 20 2 0 Tỉ Lệ % 41 54 5 0 Số lượng 7 A 35 14 1 9 2 0 Tỉ Lệ % 40 54 6 0 C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau: Trong mỗi tiết dạy giáo viên nêu mục tiêu yêu cầu của tiết, mục của bài học sau đó cung cấp thông tin và phân bổ thời gian hợp lí lí để học sinh tiếp nhận thông tin. Giáo viên đặt và sử dụng linh hoạt các câu hỏi phù hợp với nội dung bài dạy, tuỳ theo khối lớp và đối tượng học sinh mà vận dụng Khi nêu câu hỏi giáo viên cố gắng sử dụng các câu hỏi ngắn gọn, đủ ý, đơn giản, dễ hiểu,gợi sự suy nghĩ và tư duy của học sinh. Không nên sử dụng câu hỏi “Có” hay “Không”, “Đúng” hay “Sai” mà phải sử dụng câu hỏi phát huy tính độc lập tư duy ở các em ( tránh tình trạng học sinh trả lời một cách công thức hoặc chung chung ) Khi tổ chức học sinh tiếp nhận thông tin giáo viên chú ý sử dụng câu hỏi gợi mở ( chuẩn bị kĩ ở giáo án) để giải quyết câu hỏi đặt ra đầu giờ Giáo viên cần nghiên cứu kĩ sách giáo khoa thường xuyên nghiên cứu thêm tài liệu tham khảo để xây dựng các câu hỏi trong các tiết dạy và vận dụng linh hoạt hơn để giải quyết nhiệm vụ nhận thức ở mỗi bài học. Giáo viên cần kết hợp các phương tiện dạy học khác như đồ dùng trực quan, hình ảnh, tranh vẽ trong sách giáo khoa, hệ thống thao tác sư phạm khi lên lớp... để góp phần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong mỗi tiết học, nâng cao hiệu quả giờ dạy Trong quá trình giảng dạy, ngôn ngữ nói phải truyền cảm, không quá nhanh hoặc quá chậm, phải lôi cuốn, hấp dẫn, trình bày phải có điểm nhấn, tránh đều đều. Khi đặt câu hỏi không nên đặt câu hỏi quá dễ làm cho học sinh thoả mãn, đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình, mà phải là cho các em hiểu rằng, sự trả lời đúng, đầy đủ câu hỏi do giáo viên nêu ra là tốt, song vẫn phải tiếp tục suy nghĩ để trả lời hay hơn, sâu sắc hơn và thông minh hơn. Cần tạo cơ hội cho học sinh trong cả lớp trả lời, thảo luận nhóm, không làm nặng nề giờ học, trình bày nhồi nhét song vẫn tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng để đạt kết quả tối đa. Giáo viên dạy môn lịch sử phải luôn luôn tìm tòi sáng tạo và đổi mới trong phương pháp dạy học. Có kế hoạch cụ thể trong việc tìm kiếm và thiết kế các đồ dùng dạy học đẹp chính xác phù hợp với nội dung bài dạy. Người giáo viên Lịch sử cần tự bồi dưỡng năng khiếu vẽ bản đồ, lược đồ khoa học và chính xác. Sử dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.Nên có những buổi học ngoại khoá, tham quan du lịch các di tích bảo tàng lich sử. D. KẾT LUẬN. Qua việc áp dụng đề tài này vào giảng dạy tôi thấy rằng để nâng cao chất lượng trong mỗi giờ lên lớp thì trước hết giáo viên phải thực sự tâm huyết với bộ môn, thực sự đầu tư thời gian, kiến thức cho bài dạy. Lên lớp giáo viên phải có sự sáng tạo trong việc tổ chức hướng dẫn các em học. Các em phải được làm việc nhiều trên lớp. Như vậy ngoài việc thu nhận kiến thức còn rèn luyện được khả năng tư duy, tổng hợp, tìm ra kết luận. Đây là yếu tố quan trọng giúp Hs phát triển tư duy và hình thành phương pháp tự học. Chính sự hứng thú của học sinh trong mỗi giờ học và chất lượng học tập của các em được nâng lên sau mỗi bài kiểm tra phần nào khẳng định tác dụng của đề tài và là động lực giúp tôi vượt lên khó khăn để đầu tư hơn nữa cho bộ môn mà tôi yêu thích. Và tôi hy vọng rằng mình sẽ truyền tình yêu bộ môn cho nhiều học sinh hơn nữa, đưa học sinh đến với những Bạch Đằng, Chi Lăng, Cách mạng tháng Tám, Điện Biên Phủ, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Để các em tự hào với truyền thống anh hùng của dân tộc Việt Nam, cố gắng học tập và rèn luyện xây dựng đất nước “ngày càng to đẹp hơn”. Vì thời gian có hạn, nên tôi chỉ mạnh dạn trình bày quan điểm của mình góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hy vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường THCS Đồng Tâm nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh các trường bạn nói chung thực hiện phương pháp sử dụng những câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh đạt hiệu quả cao hơn. Về phía bản thân, tôi xin hứa sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được của việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm trên, đồng thời không ngừng rút kinh nghiệm, khắc phục khó khăn để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học E. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT. - Việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh không chỉ ở bộ môn lịch sử mà cần được tiến hành đồng bộ ở tất cả các môn học, ở tất cả các giáo viên và các địa bàn dân cư. - Để có được kết quả cao trong việc dạy và học, địa phương cần có sự quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, xây phòng bộ môn để thuận tiện trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh. -Thực ra hiện nay trong các nhà trường đã được cấp rất nhiều các thiết bị dạy học . Tuy vậy đối với môn lịch sử thì các đồ dùng thiết bị còn quá ít, vì vậy muốn đạt được kết quả cao trong bộ môn này theo tôi cần có những yêu cầu sau: - Các thiết bị trường học cần có đầy đủ tranh ảnh về các di tích lịch sử và di sản văn hoá hoặc chân dung của các nhân vật lịch sử có công với cách mạng.Nhà trường cần mua một số tư liệu, tài liệu có liên quan đến lịch sử và cách giảng dạy bộ môn lịch sử. - Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và sử dụng đồ dùng dạy học ở tất cả các môn trong đó có môn lịch sử. - Các cơ quan cần có mối quan hệ kiểm tra đồ dùng dạy học kỹ hơn trước khi mua, nhận về vì đa phần đồ dùng được trang bị đều mau hỏng hoặc không sử dụng được. - Cần có một số nguồn kinh phí để thực hiện tham quan ngoại khoá, học hỏi thực tế tại các di tích, bảo tàng nhất là thực tế về phần lịch sử địa phương của Thủ đô Hà Nội . Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, hiểu biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý chân thành của các bạn đồng nghiệp. Cuối cùng chẳng có gì hơn xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinh trường THCS Đồng Tâm đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Chân thành cảm ơn quý Thầy cô cùng bạn đọc đã bỏ chút thời gian quý báu để đến với đề tài và xin được tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng nghiệp. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Mạnh Cường, Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa khoa Lịch sử THCS. NXB GD, năm 2009. 2. Bộ GD và ĐT, Hướng dẫn thực hiện chuẩn KTKN môn Lịch sử , NXBGDVN, năm 2009. 3. Bộ GD và ĐT, Vụ Giáo dục Trung học, Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn KTKN trong chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử cấp THCS, năm 2010. Đồng Tâm , ngày 12 tháng 05 năm 2011. Nhận xét HĐKH Người viết Trường THCS Đồng Tâm Lê Quang Thắng
Tài liệu đính kèm: