Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Ôn tập lịch sử Việt Nam

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Ôn tập lịch sử Việt Nam

Câu hỏi1: Tại sao Pháp xâm lược Việt Nam? Kết quả?

- Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.

- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.

- Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

- Rạng sáng 1/9/1858, quân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Ôn tập lịch sử Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP LS VN (10-11)
 I. CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ 1858 ĐẾN 1884
Câu hỏi1: Tại sao Pháp xâm lược Việt Nam? Kết quả?
- Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.
- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.
- Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
- Rạng sáng 1/9/1858, quân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
- Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
Câu hỏi 2: Thái độ của triều Nguyễn như thế nào khi đánh Pháp ở Gia Định? Kết quả? (Chiến sự Gia Định 1858)
- Thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng, quân Pháp kéo vào Gia Định (2/1859).
- 17/2/1859, chúng tấn công và chiếm thành Gia Định.
- Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.
- Khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.
- 7/1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1.000 tên, nhưng quân triều đình vẫn không dám tấn công địch, bỏ qua một thời cơ.
- Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào đại đồn Chí Hòa vào đêm 23 rạng sáng 24/2/1861.
- Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng thất bại, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.
- 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng 3 tỉnh miền Đông.
Câu hỏi 3: Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ. ( kháng chiến ở Đà Nẳng và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, lan rộng ra ba tỉnh Tây Nam Kỳ)
- Hành động xâm lược của Pháp đã khiến cho nhân dân ta căm phẫn.
- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).
- Được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái, Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân hoạt động ngày càng mạnh mẽ, làm địch thất điên bát đảo.
- 2/1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ của nghĩa quân Trương Định ở Tân Hòa (Gò Công). Bị thương nặng, Trượng Định rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết (20/8/1964).
- Trương Quyền (con trai Trương Định) đưa nghĩa quân lên Tây Ninh phối hợp với người Cam-pu-chia chống Pháp.
- Sau khi ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, đồng thời ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kỳ.
- Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại.
- Từ ngày 20 đến 24/6/1867, quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.
- Nhân dân sáu tỉnh Nam Kỳ nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên với những lãnh tụ nổi tiếng như: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân
- Trong số đó, nhiều người thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc, lại có người dùng văn, thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn trị
- Nguyễn Hữu Huân đã hai lần bị giặc bắt. Được thả ra, ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị giặc đưa đi hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ.
- Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
- Từ 1867 đến 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở N Kỳ
Câu hỏi 4: (Vòng Huyện 2007-2008) Lập bảng thống kê các sự kiện chính về quá trình xâm lược Viêt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873:
Thời gian
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của triều đình Nguyễn
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
1-9-1858
Pháp chiếm Sơn Trà 
( Đà Nẵng)
Nguyễn Tri Phương chống trả quyết liệt
Nhân dân ta phối hợp với quân triều đình gây cho Pháp nhiều khó khăn
17-2-1859
Pháp tấn công Gia Định
Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi rút lui
Nhân dân tiếp tục đánh du kích làm Pháp khốn đốn
24-2-1861
Pháp chiếm Đại đồn Chí Hòa và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
Quân triều đình chống đỡ thất bại nên kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862
Nhân dân tự động kháng chiến:
- Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng (1861)
- Khởi nghĩa Trương Định (1863-1864)
20 đến 
24 - 6-1867
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
Triều đình bất lực
Nhân dân Nam Kì nổi dậy khắp nơi: khởi nghĩa của Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương,
20-11-1873
Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất dẫn đến chiếm thành Hà Nội
Nguyễn Tri Phương bị thương và hi sinh. Triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất 1874
Nhân dân tiếp tục chống Pháp
- Cuộc chiến đấu của viên Chưởng cơ ở cửa ô Thanh Hà.
- Cuộc kháng chiến của Phạm Văn Nghị
- Cuộc kháng chiến của cha con ông Nguyễn Mậu Kiến.
Câu hỏi5: Hãy trình bày tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ
- Ngay sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đã bắt tay ngay vào việc biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia, rồi chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
- Pháp xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới, đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô, thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.
- Trong khi đó, triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.
- Triều đình ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.
- Các ngành kinh tế nông, công, thương nghiệp bị sa sút.
- Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu, đời sống nhân dân cơ cực. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.
- Đối với Pháp, triều đình tiếp tục muốn thương lượng để chia sẻ quyền thống trị.
Câu hỏi6: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873) như thế nào?
- Từ cuối năm 1872, Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội. Tiếp đó, lấy cớ việc giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
- Sáng 20/11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
- Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Buổi trưa, thành mất. Nguyễn Tri Phương bị thương. Bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết.
- Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
Câu hỏi7: Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ (1873 – 1874) đã diễn ra như thế nào? Kết quả?
- Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến:
 + Các toán nghĩa binh bí mật vào thành phố quấy rối địch.
 + Một đội nghĩa binh, dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ, chặn đánh địch quyết liệt ở cửa ô Thanh Hà. Họ đã hy sinh đến người cuối cùng.
 + Ở Thái Bình, có căn cứ kháng chiến của cha con ông Nguyễn Mậu Kiến. 	
 + Tại Phong Doanh (Nam Định) có căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị.
 + Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng dây.
- 12/1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê tử trận.
- Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi.
- Giữa lúc đó, triều đình Huế lại ký với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Câu hỏi 8: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần hai (1882) như thế nào?
- Nền kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ. Nhân dân đói khổ. Giặc cướp nổi lên ở khắp nơi, có lúc triều đình đã phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp. Các đề nghị cải cách, duy tân đều bị khước từ. Tình hình rối loạn cực độ.
- Trong khi đó, tư bản Pháp đang phát triển mạnh, rất cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kỳ nên chúng quyết tâm xâm chiếm bằng được.
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội (3/4/1882).
- 25/4/1882, Ri-vi-e tấn công Hà Nội. Quân ta anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi sáng. Đến trưa thành mất, Tổng đốc Hoàng Diệu tự tử.
- Triều đình Huế vội vàng cầu cứu quân Thanh và cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp; đồng thời ra lệnh cho quân ta phải rút lên mạn ngược. Thừa dịp, quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi. Trong khi đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kỳ.
Câu hỏi 9: Nhân dân Bắc Kỳ đã phối hợp với quân triều Nguyễn để kháng Pháp như thế nào?
- Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần 2, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều Nguyễn kháng chiến.
- Ở Hà Nội, khi quân Pháp nổ súng đánh thành, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc.
- Nhân dân Hà Nội phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, lập ra các đội dân dũng, bất chấp lệnh giải tán của triều đình.
- Trong khi Ri-vi-e đánh Nam Định, quân dân ta áp sát thành Hà Nội uy hiếp địch, Ri-vi-e hoảng sợ, phải trở về Hà Nội đối phó.
- 19/5/1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của quân Cờ đen phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm. Ri-vi-e bị giết.
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Nhưng sau khi có thêm viện binh, cuối 7/1883, nhân cơ hội vua Tự Đức mới qua đời, nội bộ triều đình đang lục đục, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công.
Câu hỏi 10: Sự kiện nào đánh dấu cho sự sụp đổ hoàn toàn của triều Nguyễn?
- Từ chiều 18/8/1883, hạm đội Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến 20/8, chúng đổ bộ lên khu vực này.
- Triều đình hoảng hốt xin đình chiến. Cao ủy Pháp là Hác-măng lên ngay Huế buộc triều đình phải ký Hiệp ước Quí Mùi (25/8/1883) với những khoản chính như sau:
	+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
	+ Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ để nhập vào đất Nam Kỳ thuộc Pháp.
	+ Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kỳ.
	+ Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kỳ, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.
	+ Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kỳ kiểm soát quan lại triều đình.
	+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
Câu hỏi 11: Thái độ của nhân dân ta như thế nào khi triều Nguyễn kí hiệp ước đầu hàng Pháp?
- Nhiều sĩ phu văn thân là quan lại triều đình ở các địa phương như Nguyễn Thiện Thuật, Tạ Hiện, Hoàng Văn Hòe, Lã Xuân Oai, Nguyễn Quang Bích đã phản đối lệnh bãi binh. Đây chính là cơ sở để phái kháng chiến trong triều đình Huế do tôn Thất Thuyết cầm đầu, mạnh tay hành động.
- Từ cuối năm 1883 đến giữa năm 1885, Pháp cho quân chiếm Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Hóa, Tuyên Quang
- 11/5/1884, Pháp – Thanh đi đến thỏa thuận với nhau bằng Quy ước Thiên Tân. Theo đó, nhà Thanh cam kết rút hết quân đội khỏi Bắc Kỳ.
- Sau đó, Pháp lại bắt triều đình Huế ký bản hiệp ước mới vào ngày 6/6/1884 (Hiệp ước Pa-tơ-nốt), có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước Hác-măng.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến, kéo dài đến Cách mạng tháng Tám 1945.
 PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP CUỐI THẾ KỶ XIX 
CÂU 12: Nguyên nhân diển biến cuộc phản công phái chủ chiến tại Huế 7/1885
Câu 6. (3 điểm). NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN.
Điểm mạnh và điểm yếu của căn cứ Ba Đình
- Điểm mạnh :
+ Hệ thống phòng thủ kiên cố , có sông,ruộng lúa,lũy tre,đầm lầy bao bọc công sự chắc chắn.
+ Vị trí của ba làng Mậu Thịnh , Thượng Thọ , Mĩ Khê tạo thế chân kiềng phối hợp và hỗ trợ nhau trong chiến đấu
- Điểm yếu :
+ Dễ bị cô lập , khó khăn trong tiếp tế vũ khí,lực lượng từ bên ngoài vào căn cứ
+ Khó liên kết với các cuộc khởi nghĩa khác, hạn chế cho tấn công , khó rút lui khi bị bao vây
1,0 điểm
( 4 ý nhỏ)
Những điểm khác của khởi nghĩa Bãi Sậy so với khởi nghĩa Ba Đình
- KN Bãi sậy bùng nổ năm 1883 trước khi Vua Hàm Nghi ban hịch “Cần vương” , KN Ba Đình bùng nổ năm 1886.
- KN Bãi Sậy nghĩa quân không tập trung một nơi mà phân tán , trà trộn vào dân để hoạt động.
 - KN Bãi sậy không xây dựng căn cứ chắc chắn để phòng thủ mà triệt để áp dụng chiến thuật du kích đánh địch
- KN Bãi Sậy tồn tại lâu hơn (1883-1892) . KN Ba Đình (1886-1887)
1,0 điểm
(4 ý nhỏ)
Diễn biến chính của khởi nghĩa Hương Khê
- Bùng nổ năm 1885 ,lãnh đạo cao nhất là Phan Đình Phùng ,ngoài ra còn các tướng lĩnh khác mà tiêu biểu nhất là Cao Thắng
- Từ 1885-1888 nhĩa quân lo tổ chức huấn luyện,xây dựng công sự,rèn đúc khí giới,tích trữ lương thực . Lực lượng gồm 15 quân thứ (đơn vị từ 100-500 người) phân bố ở 4 tỉnh Thanh Hóa ,Nghệ An,Hà Tĩnh,Quảng Bình
- Từ 1888-1895 là thời kỳ chiến đấu,dựa vào vị trí hiểm trở,có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp chặt chẽ nên đã đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của Pháp.
- TD Pháp đã xây dựng hệ thống đồn bót bao vây căn cứ, nhiều lần tấn công căn cứ chính là Ngàn Trươi .Nghĩa quân chiến đấu anh dũng nhưng suy yếu dần, sau khi Phan Đình Phùng hi sinh (12/1895) thì cuộc khởi nghĩa duy trì thêm một thời gian rồi tan rã .
1,0 điểm
(4 ý nhỏ)

Tài liệu đính kèm:

  • docÔN TẬP LS VN.doc