Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Ôn thi học sinh giỏi lớp 9

Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Ôn thi học sinh giỏi lớp 9

Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.

 - Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.

 - Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

 - Rạng sáng 1/9/1858, quân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

 - Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả.

 

doc 17 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1313Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Lịch sử - Ôn thi học sinh giỏi lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
	--o0o--
I. CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ 1858 ĐẾN 1884
Câu hỏi: Tại sao Pháp xâm lược Việt Nam? Kết quả?
Gợi ý trả lời
	- Từ giữa thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh việc xâm chiếm các nước phương Đông.
	- Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.
	- Âm mưu của Pháp là chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
	- Rạng sáng 1/9/1858, quân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
	- Quân dân ta, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả.
	- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
Câu hỏi: Thái độ của triều Nguyễn như thế nào khi đánh Pháp ở Gia Định? Kết quả?
Gợi ý trả lời
- Thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng, quân Pháp kéo vào Gia Định (2/1859).
- 17/2/1859, chúng tấn công và chiếm thành Gia Định.
- Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã, mặc dù có nhiều binh khí, lương thực.
- Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.
- 7/1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1.000 tên, nhưng quân triều đình vẫn không dám tấn công địch, bỏ qua một thời cơ.
- Sau khi kết thúc cuộc chiến tranh ở Trung Quốc, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào đại đồn Chí Hòa vào đêm 23 rạng sáng 24/2/1861.
- Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng thất bại, đại đồn Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng, quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long.
- 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng 3 tỉnh miền Đông.
Câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ.
Gợi ý trả lời
	- Hành động xâm lược của Pháp đã khiến cho nhân dân ta căm phẫn.
	- Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10/12/1861).
	- Được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái, Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân hoạt động ngày càng mạnh mẽ, làm địch thất điên bát đảo.
	- 2/1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ của nghĩa quân Trương Định ở Tân Hòa (Gò Công). Bị thương nặng, Trượng Định rút gươm tự sát để bảo toàn khí tiết (20/8/1964).
	- Trương Quyền (con trai Trương Định) đưa nghĩa quân lên Tây Ninh phối hợp với người Cam-pu-chia chống Pháp.
	- Sau khi ký Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862), triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ, đồng thời ra sức ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kỳ.
	- Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại.
	- Từ ngày 20 đến 24/6/1867, quân Pháp đã chiếm các tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.
	- Nhân dân sáu tỉnh Nam Kỳ nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa ở khắp nơi. Nhiều trung tâm kháng chiến được lập ra ở Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên với những lãnh tụ nổi tiếng như: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân
	- Trong số đó, nhiều người thà chết chứ không chịu hợp tác với giặc, lại có người dùng văn, thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn trị
	- Nguyễn Hữu Huân đã hai lần bị giặc bắt. Được thả ra, ông lại tiếp tục chống Pháp. Khi bị giặc đưa đi hành hình, ông vẫn ung dung làm thơ.
	- Nguyễn Trung Trực trước kháng chiến ở miền Đông, sau sang miền Tây lập căn cứ ở Hòn Chông (Rạch Giá). Bị giặc bắt đem ra chém, ông đã khảng khái nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”
	- Từ 1867 đến 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kỳ.
Câu hỏi: (Vòng Huyện 2007-2008) Lập bảng thống kê các sự kiện chính về quá trình xâm lược Viêt Nam của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta từ năm 1858 đến năm 1873:
Thời gian
Quá trình xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc đấu tranh của triều đình Nguyễn
Cuộc đấu tranh của nhân dân ta
Điểm
1-9-1858
Pháp chiếm Sơn Trà 
( Đà Nẵng)
Nguyễn Tri Phương chống trả quyết liệt
Nhân dân ta phối hợp với quân triều đình gây cho Pháp nhiều khó khăn
0.5 điểm
17-2-1859
Pháp tấn công Gia Định
Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi rút lui
Nhân dân tiếp tục đánh du kích làm Pháp khốn đốn
0.5 điểm
24-2-1861
Pháp chiếm Đại đồn Chí Hòa và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
Quân triều đình chống đỡ thất bại nên kí hiệp ước Nhâm Tuất 1862
Nhân dân tự động kháng chiến:
- Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng (1861)
- Khởi nghĩa Trương Định (1863-1864)
0.75 điểm
20 đến 
24 - 6-1867
Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
Triều đình bất lực
Nhân dân Nam Kì nổi dậy khắp nơi: khởi nghĩa của Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương,
0.5 điểm
20-11-1873
Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất dẫn đến chiếm thành Hà Nội
Nguyễn Tri Phương bị thương và hi sinh. Triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất 1874
Nhân dân tiếp tục chống Pháp
- Cuộc chiến đấu của viên Chưởng cơ ở cửa ô Thanh Hà.
- Cuộc kháng chiến của Phạm Văn Nghị
- Cuộc kháng chiến của cha con ông Nguyễn Mậu Kiến.
0.75 điểm
Câu hỏi: Hãy trình bày tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ
Gợi ý trả lời
- Ngay sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ, thực dân Pháp đã bắt tay ngay vào việc biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia, rồi chiếm luôn 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ.
- Pháp xây dựng bộ máy cai trị có tính chất quân sự từ trên xuống dưới, đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô, thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân, ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai, xuất bản báo chí nhằm tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược sắp tới.
- Trong khi đó, triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời.
- Triều đình ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.
- Các ngành kinh tế nông, công, thương nghiệp bị sa sút.
- Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu, đời sống nhân dân cơ cực. Hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.
- Đối với Pháp, triều đình tiếp tục muốn thương lượng để chia sẻ quyền thống trị.
Câu hỏi: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất (1873) như thế nào?
Gợi ý trả lời
	- Từ cuối năm 1872, Pháp cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội. Tiếp đó, lấy cớ việc giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
	- Sáng 20/11/1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
	- Nguyễn Tri Phương cố gắng cản giặc nhưng thất bại. Buổi trưa, thành mất. Nguyễn Tri Phương bị thương. Bị giặc bắt, ông nhịn ăn mà chết.
	- Trong vòng chưa đầy một tháng, Pháp cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
Câu hỏi: Cuộc kháng chiến của nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ (1873 – 1874) đã diễn ra như thế nào? Kết quả?
Gợi ý trả lời
	- Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến:
	+ Các toán nghĩa binh bí mật vào thành phố quấy rối địch.
	+ Một đội nghĩa binh, dưới sự chỉ huy của viên Chưởng cơ, chặn đánh địch quyết liệt ở cửa ô Thanh Hà. Họ đã hy sinh đến người cuối cùng.
	+ Ở Thái Bình, có căn cứ kháng chiến của cha con ông Nguyễn Mậu Kiến. 	
+ Tại Phong Doanh (Nam Định) có căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị.
+ Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng dây.
- 12/1873, khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê tử trận.
- Chiến thắng Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi.
- Giữa lúc đó, triều đình Huế lại ký với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kỳ, còn triều đình thì chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ hoàn toàn thuộc Pháp.
- Hiệp ước Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Câu hỏi: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần hai (1882) như thế nào?
Gợi ý trả lời
	- Nền kinh tế đất nước ngày càng kiệt quệ. Nhân dân đói khổ. Giặc cướp nổi lên ở khắp nơi, có lúc triều đình đã phải cầu cứu cả quân Pháp và quân Thanh đánh dẹp. Các đề nghị cải cách, duy tân đều bị khước từ. Tình hình rối loạn cực độ.
	- Trong khi đó, tư bản Pháp đang phát triển mạnh, rất cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kỳ nên chúng quyết tâm xâm chiếm bằng được.
	- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh mà không hỏi ý kiến Pháp, quân Pháp do Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội (3/4/1882).
	- 25/4/1882, Ri-vi-e tấn công Hà Nội. Quân ta anh dũng chống trả, nhưng chỉ cầm cự được gần một buổi sáng. Đến trưa thành mất, Tổng đốc Hoàng Diệu tự tử.
	- Triều đình Huế vội vàng cầu cứu quân Thanh và cử người ra Hà Nội thương thuyết với Pháp; đồng thời ra lệnh cho quân ta phải rút lên mạn ngược. Thừa dịp, quân Thanh ồ ạt kéo sang nước ta, đóng ở nhiều nơi. Trong khi đó, quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kỳ.
Câu hỏi: Nhân dân Bắc Kỳ đã phối hợp với quân triều Nguyễn để kháng Pháp như thế nào?
Gợi ý trả lời
	- Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần 2, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều Nguyễn kháng chiến.
	- Ở Hà Nội, khi quân Pháp nổ súng đánh thành, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc.
	- Nhân dân Hà Nội phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, lập ra các đội dân dũng, bất chấp lệnh giải tán của triều đình.
	- Trong khi Ri-vi-e đánh Nam Định, quân dân ta áp sát thành Hà Nội uy hiếp địch, Ri-vi-e hoảng sợ, phải trở về Hà Nội đối phó.
	- 19/5/1883, hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của quân Cờ đen phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm. Ri-vi-e bị giết.
	- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 2 càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Nhưng sau khi có thêm viện binh, cuối 7/1883, nhân cơ hội vua Tự Đức mới qua đời, nội bộ triều đình đang lục đục, thực dân Pháp quyết định đem quân tấn công.
Câu hỏi: Sự kiện nào đánh dấu cho sự sụp đổ hoàn toàn của triều Nguyễn?
Gợi ý trả lời
	- Từ chiều 18/8/1883, hạm đội Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội các pháo đài ở cửa Thuận An. Đến 20/8, chúng đổ bộ lên khu vực này.
	- Triều đình hoảng hốt xin đình chiến. Cao ủy Pháp là Hác-măng lên ngay Huế buộc triều đình phải ký Hiệp ước Quí Mùi (25/8/1883) với những khoản chính như sau:
	+ Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ.
	+ Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kỳ để nhập vào đất Nam Kỳ thuộc Pháp.
	+ Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kỳ.
	+ Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kỳ, nhưng mọi việc đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.
	+ Công sứ Pháp ở các tỉ ... phong kiến, quân phiệt.
+ Xác lập chế độ dân chủ đại nghị.
+ Là nhân tố quan trọng thúc đẩy Nhật phát triển mạnh.
- Phong trào đấu tranh đòi hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội phát triển.
- Sau một thời gian dài cầm quyền, đến 1993, Đảng Dân chủ Tự do mất quyền thành lập chính phủ, mở đầu thời kỳ không ổn định về kinh tế, chính trị ở Nhật Bản.
Câu hỏi: Trình bày chính sách đối ngoại của Nhật.
Gợi ý trả lời
	- Với Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật (1951), Nhật trở thành căn cứ chiến lược của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương.
- Nhật trở thành siêu cường kinh tế: dựa vào sức mạnh kinh tế để xâm nhập mở rộng thế lực ra thế giới, nhất là vùng Đông Nam Á.
- Hiện nay, Nhật đang vươn lên để trở thành một cường quốc chính trị.
Câu hỏi: Phân tích những nguyên nhân chung và riêng của sự phát triển kinh tế Mỹ và Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Từ đó, các em rút ra được những nhận xét gì về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại? *
Gợi ý trả lời
a. Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Mỹ và Nhật Bản:
 	* Nguyên nhân chung:
	- Tận dụng được những thành quả của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật
	- Bóc lột nhân dân trong nước, các nước nhỏ yếu và cạnh tranh với các nước lớn.
 	* Nguyên nhân riêng:
	- Mỹ:
	 + Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản rất cao
	 + Nhờ quân sự hóa nền kinh tế
	 + Nhờ tài nguyên giàu có, không có chiến tranh, chất xám trên thế giới đổ vào Mỹ
	- Nhật Bản:
	 + Lợi dụng vốn của nước ngoài
	 + Biết len lách, thâm nhập vào thị trường các nước
	 + Những cải cách dân chủ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
	 + Truyền thống tự lực, tự cường
b. Nhận xét về bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại:
	- Chủ nghĩa tư bản hiện đại là chủ nghĩa tư bản độc quyền lũng đoạn nhà nước. Các công ty lớn, các chủ doanh nghiệp là những nhà kinh doanh, vừa có vị trí to lớn trong đời sống chính trị quốc gia.
	- Cách mạng khoa học - kỹ thuật luôn được chú trọng.
	- Các nước tư bản rất chú trọng đến vấn đề con người, coi trọng giáo dục – đào tạo đội ngũ lao động, có tay nghề làm nguồn lực phát triển kinh tế.
	- Sự liên minh quốc tế của chủ nghĩa tư bản ngày càng sâu sắc với sự hình thành những công ty đa quốc gia.
	- Chủ nghĩa tư bản hiện đại chỉ thay đổi về hình thái chứ không thay đổi về bản chất. Trong lòng chủ nghĩa tư bản hiện đại luôn chứa đựng những mâu thuẫn, hạn chế không thể nào khắc phục được. Đó là mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau, mâu thuẫn giữa những người quá giàu và quá nghèo trong xã hội.
	- Trong xã hội có nhiều hiện tượng tiêu cực, mức sống chênh lệch, tệ nạn xã hội, ma túy và bạo lực
	Tóm lại, chủ nghĩa tư bản hiện đại có bước phát triển mạnh mẽ, nhảy vọt về kinh tế, song không thay đổi bản chất và chứa đựng nhiều hạn chế không khắc phục được. Tuy nhiên cũng không hoàn toàn phủ nhận thành tựu của nó. Vận mệnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại phụ thuộc vào tinh thần, yêu cầu và sự đấu tranh của nhân dân các nước này vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, tiến bộ xã hội/.
VI. TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CTTG THỨ HAI
Câu hỏi: Trình bày về Hội nghị Ianta và việc hình thành trật tự thế giới 2 cực Ianta sau thế chiến II.
Gợi ý trả lời
a. Hoàn cảnh
- 4/2/1945, Xtalin (Liên Xô), Ph. Rudơven (Mỹ) và Sớcsin (Anh) họp tại Ianta (Liên Xô) để thỏa thuận việc nhanh chóng kết thúc chiến tranh trên cơ sở phân chia thành quả thắng lợi chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến. Từ đó hình thành một trật tự thế giới mới sau thế chiến II.
- Sự kiện này có liên quan mật thiết tới hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau này.
b. Nội dung hội nghị
- Thành lập Liên hợp quốc để duy trì hòa bình an ninh thế giới.
- Thỏa thuận việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia nhau vì ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu Á. 
c. Sự hình thành trật tự thế giới 2 cực sau Thế chiến II
Những quyết định cũa hội nghị Ianta đã tạo ra khuôn khổ của trật tự thế giới mới gọi là “Trật tự 2 cực Ianta”.
Câu hỏi: Hoàn cảnh ra đời, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên Hiệp Quốc. Liên Hiệp Quốc có vai trò như thế nào trong các mối quan hệ quốc tế? Hiện nay, Liên Hiệp Quốc và Việt Nam có mối quan hệ như thế nào?
Gợi ý trả lời
a. Hoàn cảnh ra đời:
- Tại hội nghị Yalta (2/1945), Liên Xô, Anh, Mỹ nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để giữ gìn hòa bình, an ninh và trật tự thế giới sau chiến tranh.
- Từ 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu của 50 nước họp ở San Francisco thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ngày 24/10/1945, chính thức thành lập Liên Hiệp Quốc.
b. Nhiệm vụ:
- Duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
- Thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
 	c Nguyên tắc hoạt động: *
- Tôn trọng quyền bình đẳng giữa các quốc gia và quyền dân tộc tự quyết.
- Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. 
- Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình.
- Phải có sự nhất trí giữa 5 cường quốc: Liên Xô (Nga), Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc.
- Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
d. Vai trò:
	- 2006, có 192 thành viên.
- Là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế, đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
- Phát triển các mối quan hệ giao lưu, hợp tác kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa giữa các thành viên.
e. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hiệp Quốc:
- Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc vào tháng 9/1977.
- Liên Hiệp Quốc có nhiều tổ chức chuyên môn đang hoạt động tích cực ở Việt Nam như: Chương trình Lương thực (PAM), Tổ chức Nông Lương (FAO), Quỹ nhi đồng quốc tế (UNICEF), Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và khoa học (UNESCO), Tổ chức y tế thế giới (WHO)./.
Câu hỏi: Mỹ phát động chiến tranh lạnh nhằm mục tiêu gì? Mỹ phát động chiến tranh lạnh như thế nào?
Gợi ý trả lời
a. Mỹ phát động chiến tranh lạnh nhằm mục tiêu 
* Hoàn cảnh:
- Liên Xô và các nước Đông Âu hợp thành hệ thống XHCN ngày càng hùng mạnh và ảnh hưởng ngày càng lớn.
- 3/1947, Tơruman chính thức phát động cuộc chiến tranh lạnh chống các nước XHCN, chống phong trào cách mạng thế giới. Đó là cuộc chạy đua vũ trang rất quyết liệt giữa hai khối tư bản chủ nghĩa và XHCN.
* Mục tiêu:
Mỹ câu kết với các nước TB phương Tây lập các căn cứ quân sự, bao vây Liên Xô và đàn áp phong trào giải phóng dân tộc để thực hiện chiến lược toàn cầu.
b. Mỹ phát động chiến tranh lạnh như thế nào?
- Lập các khối quân sự (NATO, SEATO, CENTO,) và nhiều căn cứ quân sự.
- Chạy đua vũ trang, gây căng thẳng, phức tạp trong quan hệ quốc tế.
- Bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập chính trị chống các nước XHCN.
- Gây chiến tranh, can thiệp vũ trang.
* Hậu quả: Các cường quốc đã chi rất nhiều tiền để chạy đua vũ trang tạo sự đối đầu nguy hiểm giữa 2 phe TBCN và XHCN làm thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, phức tạp, trong khi loài người vẫn còn bị đói nghèo, dịch bệnh, thiên tai.
Câu hỏi: Những xu thế phát triển của thế giới hiện nay? Thái độ của Việt Nam?
Gợi ý trả lời
- 12/1989, Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ quốc tế:
+ Xuất hiện xu thế hòa hoãn và hòa dịu.
+ Đang hình thành trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Các nước điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Xuất hiện các liên minh kinh tế khu vực: EU, ASEAN
+ Nổ ra các vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến ở nhiều khu vực.
- Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới vẫn là hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển kinh tế, trong đó, tất cả các quốc gia đều đang đứng trước những thử thách, những thời cơ để đưa đất nước mình tiến lên, theo kịp thời đại.
* Thái độ của Việt Nam
+ Phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tích cực “mở cửa” hội nhập thế giới.
+ Coi trọng hòa bình, lên án khủng bố.
+ Tham gia các tổ chức liên minh: khu vực, thế giới.
VII. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Câu hỏi: Nguồn gốc và thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần hai.
Gợi ý trả lời
a. Nguồn gốc: 
- Do con người muốn cuộc sống ngày càng được nâng cao nên phải cải tiến kỹ thuật để năng suất tăng.
- Con người cần tồn tại và phát triển nên phải tìm cách giải quyết các vấn đề: dân số bùng nổ, tài nguyên cạn kiện, môi trường ô nhiễm
b. Thành tựu:
 	- Khoa học cơ bản:
	+ Toán học: có nhiều phát minh lớn và thâm nhập vào các ngành khoa học khác, tạo thành quá trình toán học hóa khoa học.
	+ Hóa học: có những thành tự lớn tác động vào sản xuất tạo ra những vật liệu hóa học (thay thế cho những vật liệu tự nhiên bị cạn kiệt).
	+ Vật lý học: những phát minh lý thuyết hạt nhân, sóng điện từ, hiện tượng phóng xạ góp phần sản xuất những công cụ mới, vật liệu mới, năng lượng nguyên tử và những phương tiện giao thông và thông tin hiện đại.
	+ Sinh học: có những phát minh như: Cừu Đôli, Bản đồ gen người
 	- Công cụ sản xuất mới: máy tính, máy tự động, người máy
 	- Nguồn năng lượng mới: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời
 	- Vật liệu mới: chất pôlime, nhiều loại chất dẻo mới với nhiều tính năng
 	- Cách mạng xanh trong nông nghiệp: khắc phục nạn đói và sự ra đời của công nghệ sinh học.
 	- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa cao tốc, hệ thống phát hình hiện đại qua vệ tinh
 	- Chinh phục vũ trụ: vệ tinh nhân tạo, con người lên mặt trăng
Câu hỏi: Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện nay có vị trí và ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người? Em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay trước sự phát triển của khoa học - kỹ thuật?
Gợi ý trả lời
a. Vị trí, ý nghĩa:
	* Tích cực:
- Sản lượng và năng suất tăng làm thay đổi đời sống vật chất và tinh thần của con người.
- Đưa loài người sang một nền văn minh mới (văn minh hậu công nghiệp, văn minh trí tuệ).
	- Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động: lao động công nông nghiệp giảm, lao động trong các ngành dịch vụ tăng nhanh.
	* Tiêu cực:
- Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường.
- Bệnh tật, tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
- Chế tạo nhiều vũ khí hủy diệt đe dọa sự sống của loài người.
- Đạo đức xã hội bị suy giảm.
=> Kết luận: Con người cần nghiên cứu để khai thác hợp lý và bảo vệ tài nguyên, sử dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật vào mục đích hòa bình, nhân đạo. - 
b. Trách nhiệm của tuổi trẻ hiện nay trước sự phát triển của khoa học - kỹ thuật:
	- Nhận thức tác dụng của KHKT: cách mạng KHKT là htời cơ thuận lợi để các quốc gia, dân tộc vươn lên phát triển nhưng cũng là một thử thách gay gắt nếu như bị tụt hậu, không bắt kịp đà tiến của thời đại.
	- Tuổi trẻ Việt Nam: nâng cao, ý thức chủ động, tự giác không ngừng học tập để trở thành những người lao động có chất lượng đáp ứng được những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu./.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN HSG K9 08-09.doc