Đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở Võ Lao - Thanh Ba -Phú Thọ

Đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở Võ Lao - Thanh Ba -Phú Thọ

Để hoàn thành bài tập này, bản thân tôi cũng đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, nghiên cứu lí luận, điều tra thực tiễn.

Trân trọng cảm ơn các Giáo sư, phó Giáo sư Tiến sĩ, các giảng viên của học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tận tình dạy bảo, cung cấp cho tôI những kiến thức khoa học bổ ích.

 

doc 45 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2058Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở Võ Lao - Thanh Ba -Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời cảm ơn
	Để hoàn thành bài tập này, bản thân tôi cũng đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn, nghiên cứu lí luận, điều tra thực tiễn.
Trân trọng cảm ơn các Giáo sư, phó Giáo sư Tiến sĩ, các giảng viên của học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã tận tình dạy bảo, cung cấp cho tôI những kiến thức khoa học bổ ích.
	Trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Lê Hữu Tuấn, phó trưởng khoa Mác- Lê- Nin, học viện Thanh thiếu niên Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này.
	Trân trọng cảm ơn phòng Giáo dục - đào tạo- Huyện Thanh Ba- Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Phú Thọ, ban Giám Hiệu, các thầy cô giáo, các em học sinh trường THCS Võ Lao, trường THCS Và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành bài tập tốt nghiệp này.
 Ngày tháng năm 2009
 Tác giả
 Nguyễn Thị An 
Các chữ viết tắt
HS: học sinh
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
CNH + HĐH: Công nghiệp hoá + Hiện đại hoá
NXB: Nhà xuất bản
ĐHSP: Đại học sư phạm
 Mục lục Trang
Mở đầu 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3,4
6. Kết cấu của Tiểu luận 5
Chương 1 6
1.1: Một số khái niệm 11
1.2: Một số vấn đề lí luận 15 
1.3: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh THCS 18
1.4: Kết luận chương 1 19
Chương 2
2.1: đánh giá thái độ và nhận thức của học sinh về giá trị đạo đức 21
2.2: Những hành vi đạo đức của học sinh trường THCS Võ Lao 24
2.3: Thực trạng về công tác quản lý giáo dục đạo đức 27
2.4: Nguyên nhân 31
2.5: Kết luận chương 2
Chương 3 34
3.1: Những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức 35
3.2: Kết quả thực hiện 38
Kết luận và kiến nghị 40
1. Kết luận 39
2. Kiến nghị 40
Danh mục tham khảo
Mở đầu
1. Lí Do chọn đề tài:
	Mục đích của giáo dục là đào nên những con người mới phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ - Kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu về nguồn lực lượng xây dụng và bảo vệ tổ quốc, đạo đức là vấn đề quan trọng quyết định đến nhân cách của mỗi con ngườig mà xưa nay đã dạy “Tiên học lễ - Hậu học văn” Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dạy “Có tài mà không có đức thì là vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” . Chúng ta đều biết: Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh ở bậc THCS luôn là vấn đề được mọi thời đậi quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, xã hội ngày càng phát triển đời sống ngày càng cao, thị trường ngày càng rộng mở, hội nhập ngày càng mạnh mẽ, lối sống ngà càng phong phú thì vấn đề quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở bậc trung học cơ sởcàng khó khăn và phức tạp, bên cạnh những tấn gương con ngoan, trò giỏi, học sinh nghèo vượt khó vươn lên học tập, giành những thành tích xuất sắc tô thăm truyền thống dòng họ, quê hương và đất nước. Còn có những hiện tượng suy thoái về đạo dức, băng hoại về tâm hồn, méo mó vè nhân cách, chạy theo lối sống thực dụng,vô cảm với nỗi đau của đòng loại làm tổn thương đến gia đình - Nhà trường - Làm vẩn đục cuộc sống trong lành và bản sắc văn hoá xã hội.
	Giáo dục đạo đức là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm và đó cũng là những mặt giáo dục quan trọng của quá trình hình thành nên những con người có đủ phẩm chất và năng lực để xây dựng quê hương đất nước, đáp ứng thời kỳ công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
	Thanh Ba quê tôi là một vùng đất màu mỡ “rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt” Nằm bên cạnh đó với trường trung học cơ sở Võ Lao, ngày một đổi mới đang hoà nhịp với cuộc sống chung của đất nước. Vì vậy càng đòi hỏi nhưỡng công đân tương lai có đủ tài đủ sức để xây dựng quê hương, phát huy truyền thống của quê hương Võ Lao anh hùng. Trước nhưỡng yêu cầu đó đòi hỏi nhưỡng cá nhân học sinh phảI được giáo dục để phát triển toàn diện đáp ứng nhu cầu của xã hội.
	Xuất phát từ tầm quan trọng trong vấn đề giáo dụcdaoj đức, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đén vấn đề giáo dục đạo đức: “Tăng cường giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, cảI tiến việc giảng dạy và học tập của các bộ môn khoa học Mác - Lênin Và tư tưởng Hồ Chí Minh” ( văn kiện đại hội Đảng X - Trang 110 ), thực trạng vấn đề đạo đức học sinh còn nhiều hiện tượng tiêu cực cần phải tìm hiểu, nghiên cứu nên hiệu trưởng cần phảI có những phương pháp nghiên cứu phù hợp đẻ rèn luyện phẩm chất đạo đức cho học sinh.
	Học sinh bậc Trung học cơ sở là lứa tuổi dậy thì, có những biến đổi phát triển mạnh mẽ về tâm, sinh lý các em có nhiều mơ ước, hoài bão, muốn khám phá xã hội và muốn khẳng định cái tôi của mình. ở lớp, các em được cung cấp những kiến thức cơ bản, phổ thông về tự nhiên - Xã hội. Trang bị cho các em những hiểu biết về một số lĩnh vực khoa học, những giá trị đạo đức cơ bản để hình thành nhân cách. Từ những đặc điểm về tâm lý lứa tuổi và mục tiêuy giáo dục của nhà trường trung học cơ sở tạo nên những nền tảng vững chắc để hình thành nhân sinh quan và thế giới quan khoa học các em về sau:
	Với lí do trên, tôi chọn đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường trung học cơ sở Võ Lao - Thanh Ba -Phú Thọ” làm bài tập tốt nghiệp.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu: 
	Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích tìm ra biện pháp quản lý của người Hiệu trưởng nhănừm nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Võ Lao - Thanh Ba - Phú Thọ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
	Nghiên cứu cơ sở lý luận công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường THCS.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý của người Hiệu trưởng trong việcgiáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Võ Lao - Thanh ba - Phú Thọ.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trường THCS Võ Lao - Thanh ba - Phú Thọ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
	Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh tại Trường THCS Võ Lao - Thanh Ba - Phú thọ.
4. Phạm vi nghiên cứu:
	Trường THCS Võ Lao - Thanh Ba - Phú Thọ.
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
	Tiến hành đọc, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu có liên quan đến công tác quản lý giáo dục đạo đức cho học sinhđó là:
	Chủ nghĩa xã hội khoa học, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX lần thứ X
	Giáo dục tâm lý học, giáo dục học, khoa học, khoa học quản lý giáo dục, luật giáo dục năm 2005. điều lệ Trường TH, Từ điển Tiếng Việt, từ điển giáo dụccác tác phẩm, giáo trình về khoa học quản lí giáo dục. Các công trình nghiên cứu khoa học quản lí của các nhà lí luận, các nhà quản lý giáo dục, các nhà giáo có liên quan đến đề tài như luận văn, luận án, các báo cáo khoa học, các chuyên khảo, các bài viết trên báo.
	Các tài liệu trên được đọc, nghiên cứu, phân tích, nhận xét, tóm tắt và trích dẫn cho việc giảI quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
5.2.1. Phương pháp điều tra bằng Anket ( trưng cầu ý kiến bằng một số câu hỏi nhất loạt).
	- Tiến hành điều tra bằng An ket để khảo sát thực trạng đạo đức của học sinh và thực trạng giáo dục đạo đức cho học sinh, thực trạng của công tác quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh THCS.
	- Đối tượng điểu tra là các bộ quản lí, gioá viên và học sinh trương THCS Võ Lao - Thanh Ba - Phú Thọ.
	- Kết quả điểu tra , khoả sát được phân tích, so sánh đối chiếu để tìm ra những thông tin cần thiết theo hướng nghiên cứu của đề tài.
 5.2.2: Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
	- Nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của nhà trườngcó liên quan đến vấn đề quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh như: Kế hoạch phát triển giáo dục, các qui định, nội qui về việc giáo dục ý thức đọ đức cho học sinh, các yêu cầu đối với giáo viên, các báo cáo sơ kết và tổng kết hoạt động Đoàn đội, sơ kết , tổng kết năm học của nhà trường.
5.2.3: Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 
	Sưu tầm, nghiên cứu, tìm hiểu , phân tích các kinh nghiệm quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh THCS ở các đơn vị có phong trào và kết quả tốt để tìm ra và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh.
5.2.4: Phương pháp trò chuyện:
	Trao đoỏi với các bộ quản lí, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, nhân viênở các trường THCS và trường mình để tìm hiểu nhu cầu, điều kiện của họ về công tác quản lí giáo dục cho học sinh ở trường THCS hiện nay nhằm thu thập những thông tin cần thiết bổ sung cho phương pháp điều tra.
5.2.5: Nhóm các phương pháp thống kê toán học:
	- Các phương pháp thống kê toán học được sử dụng để sử lí các kết quả nghiên cứu về định hướng và định tính như: lập bảng biểu về biểu đồ, đồ thị, .để có kết quả phục vụ vấn đề nghiên cứu.
6. Kết cấu của tiểu luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương, 10 mục, 25 tiểu mục.
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài: 04 mục, 10 tiểu mục.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lí của Hiệu trưởng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Võ Lao - Thanh ba - Phú thọ: 04 mục , 10 tiểu mục.
Chương 3: Các biện pháp chỉ đạo thử nghiệm: 02 mục, 05 tiểu mục.
Chương 1:
Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
1.1: Một số khái niệm:
1.1.1: KháI niệm quản lí giáo dục:
	* Quản lý: có nhiều kháI niệm khác nhau về quản lí tuỳ theo cách hiểu và tiếp cận. Theo “ Từ điển Tiếng Việt” định nghĩa: “ Quản lí là trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định”.
	Quản lí là hoăch định tổ chức, bố trí nhân sự, lãnh đạovà kiểm soat công việc và những nỗ lực của con người nhằm đat được những mục tiêu đề ra.
	Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống các đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được những mục đích nhất định.
	Hoạt động quản lí là một dạng lao động đặc biệt của người lãnh đạo mang tính tập hợp của các loại lao động trí óc, liên kết bộ máy quản lí thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà, phối hợp các khâu, các cấp quản lí hoạt động nhịp nhàng mang lại hiệu quả cao.
*Tóm lại: Quản lí là việc đặt ra các mục tiêu lựa chọn các phương tiện, điều kiện và tác động vào từng thành tố của hệ thống bằng các phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu quản lí. Quản lí là một khoa học có đối tượng, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và các điều kiện nhất định.
*Quản lí giáo dục: 
Cũng như quản lí xã hội nói chung, quản lí giáo dục là hoạt động có ý thức của con người nhằm theo đuổi những mục đích của mình, chỉ có mới có khả năng khách thể hoá mục đích, mục đích giáo dục cũng chính là mục đích của quản lí, quản lí giáo dục cũng có nhiều khái niệm khác nhau.
Theo học giả M. I.Ô Kon thì: Quản lí giáo dục là tập hợp các biện pháp ( tổ chức, kế hoạch, chỉ đạo, kiểm tra) nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cá cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục phát triển và mở rộng  ...  vào các yếu tố hoạt động quản lí của người Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh.
3.1.2: Những biện pháp quản lí phảI đảm bảo tính khả thi, thiết thực.
	`Để đảm bảo tính khả thi thiết thực cho việc xây dựng biện pháp quản lý phảI phù hợp với đối tượng và tình huống quản lý, các biện pháp quản lý khi xây dựng phảI có căn cứ khoa học và thực tiễn, đảm bảo cho người quản lý có điều kiện thực hiện và hoàn thành tốt.
	Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là những hoạt động tích cực của Hiệu trưởng nhằm giáo dục các em theo những quy luật, chuẩn mực, giá trị đạo đức, nguyên tắc sống phù hợp với yêu cầu của xã hội có tính phổ biến, được nhiều người thừa nhận tuân thủ và thực hiện.
	Việc giáo dục đạo đức cho học sinh phải gắn liền với thực tiễn phát triển con người hiện đại, sự nghiệp đổi mới theo mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Ngoài ra phải thống nhất chặt chẽ giữa ý thức và hoạt động trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp các em có ý thức sâu sắc, đầy đủ về quy tắc, chuẩn mực đạo đức, có khả năng đánh giá, nhận xét, suy nghĩ độc lập để hình thành niền tin, tình cảm tốt đẹp, hành vi chuẩn mực, biện pháp giáo dục - Đạo đức phải tính đến đặc điểm lứa tuổi và tính đặc thù của học sinh THCS.
	Thầy giáo, cô giáo là người gần gũi nhất bên các em, mỗi buổi đến trường. Vì vậy thầy cô phải là tấm gương sáng về mọi mặt cho các em noi theo. Người giáo viên phải yêu nghề, có đạo đức trong sáng , có năng lực sư phạm, có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn gương mẫu trong ăn mặc, cử chỉ, lời nói, hành động, sống lạc quan yêu đời, có lý tưởng hoài bão, ước mơ cao đẹp, luôn có ý thức tự học, tự rèn để nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng công tác, cố gắng học ngoại ngữ và tin học để phục vụ tốt sự nghiệp trồng người, luôn đối sử công tâm với học sinh, trung thực, công bằng trong đánh giá xếp loại học sinh thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo.
	Các biện pháp phải có cơ chế, quy trình thực hiện giáo dục rèn luyện đạo đức trong nhà trường, xây dựng cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận, các cá nhân; Mỗi giáo viên bộ môn phải có ý thức trách nhiệm lồng ghép chương trình giáo dục đạo đức và bộ môn của mình giảng dạy, kết hợp tốt với các giáo viên khác và Ban giám hiệu ddeer thực hiện tốt thông tin hai chiều.
3.1.3: Những biện pháp quản lý phải đảm bảo phát huy mối quan hệ biện chứng giữa tác động và tự giáo dục của học sinh:
	Trong quá trình giáo dục đạo đức nhà giáo dục đóng vai trò chỉ đạo với tư cách chủ thể giáo dục, tiến hành những những tác động có định hướng đến người được giáo dục. Người được giáo dục không chỉ là đối tượng giáo dục mà còn là chủ thể tự giáo dục.
	Việc tự giáo dục của học sinh thực chất là quá trình hoạt động có mục đích, có ý thức của học sinh trong quá trình tự phát triển những phẩm chất đạo đức cá nhân phù hợp với yêu cầu của giáo dục.
	Trong quá trình học tập, rèn luyện tại trường, tự giáo dục của học sinh luôn là động lực quan trọng của quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Do đó người cán bộ quản lý trường học cần có biện pháp phát huy giữa tác động giáo dục và tự giáo dục trong nhà trường.
	Nâng cao nhận thức cho học sinh về vai trò hoạt động tự giáo dục.
	Coi trọng việc trang bị kiến thức hình thành kỹ năng tự giáo dục.
	Xây dựng các phong trào thi đua rèn luyện tu dưỡng toàn diện của học sinh và có sự tham gia của cán bộ quản lý và giáo viên toàn trường.
	Xây dựng biện pháp đấnh giá kết quả giáo dục, trong đó hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh là tiêu chuẩn đánh giá toàn diện.
3.1.4: Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình - Nhà trường và xã hội cùng các lực lượng khác để xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh:
	Đây là biện pháp quan trọng, cần thiết trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhà trường cần liên hệ mật thiết với gia đình và khu dân cư, thông báo những thông tin từ nhà nhà trường về kết quả học tập, rèn luyện của các em về gia đình nhằm sự liên hệ hai chiều để phối hợp giáo dục học sinh. Nhà trường cần phối hợp tốt với địa phương để thống nhất mục tiêu, nội dung những hoạt động giáo dục, xã hội, lao động công ích, từ thiện để giáo dục học sinh. Nhà trường cần mở rộng với khu dân cư, công an khu vực, trường bạn, các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể để có những biện pháp tốt để xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh.
2.2: Kết quả thực hiện các biện pháp:
	Bằng việc thực hiện các biện pháp đã nêu trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh qua 2 năm học : 2006 - 2007 và 2007 - 2008 đã có những kết quả khả quan và có hướng phát triển tích cực, với sự phối hợp giữa nhà trường - Gia đình - Xã hội và các lực lượng trong và ngoài trường. đạo đức học sinh của trường THCS Võ Lao có những tiến bộ vượt bậc so ví nhiều năm trước cụ thể là:
	Đại đa số học sinh chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường, của ngành giáo dục và địa phương, tổ chức tốt các phong trào tự quản, duy trì sĩ số, tham gia đầy đủ các hoạt động của nhà trường của đoàn đội và địa phương.
	Có ý thức chấp hành tốt các cuộc vận động của đoàn thể xã hội, có tinh thần đoàn kết, thân ái, giúp đỡ bạn, giúp đỡ gia đình neo đơn, thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, tham gia nhiệt tình các hoạt động nhân đạo, từ thiện như chăm sóc nghĩa trang liệt sĩ, ủng hộ người mù, ủng hộ đòng bào lũ lụt, ủng hộ bạn nghèo.
 	Có ý thức tự học, tự rèn, phấn đấu trong học tập, tu dưỡng dạo đức, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội, xây dựng môi trường lành mạnh, ý thức bảo vệ của công, tài sản lớp học, đồ dùng thiết bị dạy học,được nâng cao.
	Các hiện tượng tiêu cực như đánh bạn, nói chuyện riêng trong lớp,gian lận khi kiểm tra đã giảm rõ dệt, tinh thần phê bình và tự phê bình được củng cố và nâng cao dần, không còn hiện tượng hut thuốc lá ở những em học sinh nam.
	Kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, yêu thương chan hoà với bạn bè, đặc biệt sửa chữa khi mắc lỗi, có ý thức về hành vi đạo đức, biết phân biệt các hành vi tốt, xấu có hướng phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi. Nhiều em vượt khó vươn lên trong học tập, là học sinh giỏi vòng trường, vòng huyện, vòng tỉnh.
	Trong năm học : 2008 - 2009 nhà trường đã có:
	+  học sinh giỏi cấp trường.
	+ học sinh giỏi cấp huyện: Trong đó:  giải nhất 
  giải nhì
  giải khuyến khích.
	+ có học sinh giỏi cấp tỉnh:
	+ / học sinh xếp loại đạo đức tốt = %
	+ / học sinh xếp loại đạo đức khá = %
	+ / học sinh xếp loại trung bình = %
	+ tổ lao động xã hội đạt danh hiệu tổ lao động Giỏi.
	+ Nhà trường đạt danh hiệu: Lao động tiên tiến suất sắc cấp huyện.
Nhà trường dang phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia vào cuối năm 2010.
Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận:
	Giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS Võ Lao - Thanh ba - Phú Thọ là một quá trình vô cùng phức tạp, vì vậy quá trình này đòi hỏi sự tham gia của nhiều lực lượng, nhiều tổ chức xã hội và các bộ phận trong nhà trường vào công tác quản lý giáo dục đạo đức cho các em, Hiệu quả giáo dục đạo đức nói riêng và giáo dục đạo đức nói chung phụ thuộc vào rất nhiều điiêù kiện khách quan và nhân tố chủ quan. Do vậy đòi hỏi người Hiệu trưởng phảI thật sự quan tâm, có nhiều phương pháp quản lý tích cực, xây dựng được biện pháp quản lý cụ thể, có mục tiêu và nội dung rõ ràng. Dựa vào thực trạng đạo đức của học sinh mà người Hiệu trưởng xây dựng những biện pháp quản lý giáo dục đạo đức phù hợp để giáo dục, rèn luyện đầy đủ phẩm chất, năng lựccho học sinh, đáp ứng được yêu cầu của đất nước, của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước.
	Trong năm học vừa qua, đại đa số học sinh đạo đức khá và tốt (chiếm 87,8%), giữ được những giá trị đạo đức tốt đẹp, nhưng cũng còn một bộ phận nhỏ có biểu hiện suy giiảm đạo đức trong học tập, rèn luyện do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan; Vấn đề đặt ra cho người cán bộ quản lý giáo dục là phải tìm ra những biện pháp giáo dục phù hợp với tờng hoàn cảnh, tờng đối tượng cụ thể để giúp các em tiến bộ, trở thành học sinh ngoan, hoà mình vào phong trào chung của tập thể, trở thành người công dân tốt.
	Dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý giáo dục, tôi đề xuất những biện pháp quản lý của người Hiệu trưởng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh là: Những biện pháp quản lý phảI góp phần tác động vào yếu tố hoạt động quản lý của người Hiệu trưởng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.
	Những biện pháp phảI đảm bảo tính khả thi, thiết thực, khai thác tốt những tiềm năng của xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, phát huy mối quan hệ giữa tác động giáo dục và tự giáo dục của học sinh. Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ - giáo viên và học sinh về công tác giáo dục đạo đức.
	Việc giáo dục đạo đức cho học sinh không chỉ thông qua việc giảng dạy các bộ môn văn hoá mà còn thông qua các hoạt động lao động, sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ, giao lưu và xác định yêu cầu, nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh đối với giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và các lực lượng xã hội để tạo nên một môI trường giáo dục lành mạnh.
2. Kiến nghị:
	Nhà trường phảI chú trọng công tác đạo đức cho học sinh ngay từ đầu cấp học, việc làm này được tiến hành thường xuyên, liên tục, bền bỉ qua nhiều năm, nhiều thế hệ. Chú ý giáo dục ý thức tự học, tự rèn luyện, tự bồi dưỡng.
	Thực hiện tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt tập thể, giao lưu học hỏi lẫn nhau, kết hợp và huy động mọi nguồn lực trong nhà trường.
	Tăng cường giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước, tình cảm thân ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học sinh.
	Cần chú ý hiáo dục đến những trường hợp cá biệt là thủ lĩnh trong học sinh.
	Cần nâng cao ý thức và trình độ cho các giáo viên dạy môn đạo đức (giáo dục công dân). Vì lâu nay môn này chưa được chú trọng.
	Xây dựng quy chế, kế hoạch cụ thể cho việc giáo dục đạo đức học sinh, kết hợp giữa gia đình - Nhà trường - Xã hội.
Danh mục tài liệu tham khảo
	Phương pháp nghiên cứu khoa học - TS Phương Kỳ Sơn - NXB Chính trị Quốc gia 2002.
	Giáo trình quản lý hoạt động giáo dục vi mô II - Trường Đại Học sư phạm - 2004.
Tiếp cận hiện đại trong quản lý giáo dục - Trần Kiểm - NXB Đại học sơ phạm 2006.
Quản lý dựa vào nhà trường - TS Trần Thị Bích Liễu - NXB Đại học sư phạm.
	Khoa học quản lý giáo dục- Trần Kiểm - NXB GD 2006.
	Giáo trình tổ chức bộ máy quản lý - NXB ĐHSP.
	Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê - Viện ngôn ngữ học - 2003.
	Từ điển Hán Việt - Đào Duy Anh - NXBVHTT 2003.
	Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh - NXBCTQG 2005.
	Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IX - NXBCTQG 2001.
	Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần X - NXBCTQG 2006.
	Luật giáo dục - NXBTP 2005.
	Từ điển vă hoá giáo dục - NXBVHTT 2005.
Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT 2007.

Tài liệu đính kèm:

  • docTieu luan TN chinh Tri.doc