Đề tài Nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh môn Ngữ Văn ở THCS

Đề tài Nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh môn Ngữ Văn ở THCS

 Đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng dạy học. Trường THCS Nâm N đir cũng như các trường khác rất quan tâm tới đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Đối với bộ môn Ngữ Văn thì dạy học theo phương châm tích cực sẽ đưa lại hứng thú và nâng cao chất lượng học sinh.

 Hiện nay việc thay sách, đổi mới phương pháp dạy học tích cực đang được các thầy cô thực hiện đồng bộ. Chúng ta có thể khẳng định rằng việc thay sách và đổi mới phương pháp dạy học đã giúp các em tiếp xúc được nhiều tác phẩm hay, mới lạ, cập nhật với cuộc sống; không những thế, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn nói riêng giúp các em biết tư duy sáng tạo, phát hiện vấn đề, biết nói lên suy nghĩ và cảm nhận riêng của mình.

 Bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp, tôi cũng rất băn khoăn là một số thầy cô vẫn vẫn thuyết trình nhiều, cung cấp kiến thức mang tính áp đặt, đặc biệt là “làm thế nào để học sinh yêu và học tốt môn Ngữ Văn”.Tôi thiết nghĩ có nhiều cách để phát huy tính tích cực của học sinh như tạo hứng thú trong giờ học, cho học sinh thảo luận,trình bày theo cách hiểu của mình, vận dụng vào thực tiễn vì theo giáo sư nguyễn Khắc phi nói “không cho phép dạy học theo kiểu máy móc rập khuân, nhồi sọ mà luôn đòi hỏi sự năng động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của người thầy”

 Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là sử dụng phương pháp dạy học tích cực để Nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh môn Ngữ Văn ở THCS.

 

doc 22 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 528Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh môn Ngữ Văn ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
 Đổi mới phương pháp dạy học là nhân tố quan trọng quyết định chất lượng dạy học. Trường THCS Nâm N đir cũng như các trường khác rất quan tâm tới đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Đối với bộ môn Ngữ Văn thì dạy học theo phương châm tích cực sẽ đưa lại hứng thú và nâng cao chất lượng học sinh.
 Hiện nay việc thay sách, đổi mới phương pháp dạy học tích cực đang được các thầy cô thực hiện đồng bộ. Chúng ta có thể khẳng định rằng việc thay sách và đổi mới phương pháp dạy học đã giúp các em tiếp xúc được nhiều tác phẩm hay, mới lạ, cập nhật với cuộc sống; không những thế, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn nói riêng giúp các em biết tư duy sáng tạo, phát hiện vấn đề, biết nói lên suy nghĩ và cảm nhận riêng của mình.
 Bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp, tôi cũng rất băn khoăn là một số thầy cô vẫn vẫn thuyết trình nhiều, cung cấp kiến thức mang tính áp đặt, đặc biệt là “làm thế nào để học sinh yêu và học tốt môn Ngữ Văn”.Tôi thiết nghĩ có nhiều cách để phát huy tính tích cực của học sinh như tạo hứng thú trong giờ học, cho học sinh thảo luận,trình bày theo cách hiểu của mình, vận dụng vào thực tiễnvì theo giáo sư nguyễn Khắc phi nói “không cho phép dạy học theo kiểu máy móc rập khuân, nhồi sọ mà luôn đòi hỏi sự năng động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo của người thầy” 
 Giải pháp mà chúng tôi đưa ra là sử dụng phương pháp dạy học tích cực để Nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh môn Ngữ Văn ở THCS.
 Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: Lớp 8a2 là nhóm thực nghiệm và lớp 8a3 là nhóm đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các tiết 73 – 78. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm đã có kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,09 điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,21. Qua kết quả trên, ta thấy có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp dạy học tích cực làm nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh ở các tiết 73 -78 của bộ môn Ngữ Văn. 
GIỚI THIỆU 
Hiện trạng
 Qua việc dự giờ thăm lớp khảo sát trước tác động, chúng tôi thấy giáo viên vân còn sử dụng phương pháp thuyết trình cho học sinh ghi nhiều, giáo viên cố gắng đặt câu hỏi, học sinh tích cực suy nghĩ, học sinh có hiểu bài nhưng hiểu chưa sâu sắc, chưa nắm được bản chất của sự việc để vận dụng vào thực tế.
Thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này sử dụng phương pháp dạy học tích cực thay thế cho phương pháp thuyết trình, đọc – chép.
Giải pháp thay thế
 Giáo viên đưa phương pháp dạy học tích cực vào thông qua việc phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh đi đến kiến thức.
Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo cho bài học, hướng dẫn học sinh học nhóm, tổ chức ngoại khoá, luyện tập cho học sinh.
 Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có phương pháp dạy học tích cực đã có nhiều bài viết như:
Nguyễn Thị Son – Một cách đọc – hiểu văn bản trường THCS Tam Đa
Trịnh Thị Hiền – Thực trạng bài làm văn và giải pháp nâng cao chất lượng bài làm văn – Trường THCS Liên Cẩm.
Nguyễn Thục Khanh - Ứng dụng CNTT vào bài giảng một số tiết trong chương trình Ngữ Văn 9 nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh – Trường THCS Nguyễn Khuyến.
3. Vấn đề nghiên cứu
 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: “Nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh môn Ngữ Văn ở THCS bằng phương pháp dạy học tích cực” qua việc tìm hiểu học sinh tại trường và phát phiếu điều tra. 
Điều gì khiến em không hứng thú với môn Ngữ Văn?
Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ Văn?
Với sự tham gia của 70 học sinh lớp 8 của trường THCS Nâm Nđir, huyện Krông Nô,tỉnh ĐakNông
Giả thuyết nghiên cứu
- Phương pháp dạy học tích cực nâng cao hứng thú học tập cho học sinh với môn Ngữ Văn.
- Phương pháp dạy học tích cực làm tăng chất lượng học tập của học sinh.
Phương pháp nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi lựa chọn trường THCS Nâm N đir vì trường có điều kiện khá thuận lợi cho nghiên cứu ứng dụng.
 * Giáo viên
Thầy cô dạy hai lớp 8 có chuyên môn giỏi nhiều năm, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong dạy học và giáo dục học sinh.
Nguyễn Thị Sơn – giáo viên dạy lớp 8a2
Hà Trọng Hải _giáo viên dạy lớp 8a3
 * Học sinh Bảng 1
Số HS các nhóm
Dân Tộc
Lớp
Tổng số
Nam
Nữ
Kinh
DT khác
Lớp 8A2
35
16
19
22
13
Lớp 8A3
35
14
22
20
15
Về ý thức học tập: Tất cả các em đều tích cực học tập
Về thành tích học tập: Hai lớp này tương đương nhau về điểm số
 a.Thiết kế
Chọn hai lớp nguyên vẹn: lớp 8a2 là lớp thực nghiệm, lớp 8a3 là lớp đối chứng. Chúng tôi dùng bài kiểm tra học kì I làm bài trước tác động. Kết quả hai nhóm có sự khác nhau.
Bảng 2
Nhóm
Kiểm tra trước TĐ
Tác động
Kiểm tra sau TĐ
Thực nghiệm
O1
Dạy học PPTC
O3
Đối chứng
O2
Dạy học không sử dụng PPTC
O4
c. Quy trình nghiên cứu
 * Chuẩn bị bài của giáo viên
Thầy Hải dạy lớp đối chứng thiết kế bài học theo qui trình chuẩn như bài bình thường.
Nhóm nghiên cứu và cô Sơn: Thiết kế bài học có sử dụng phương pháp dạy học tích cực, sưu tầm các bài giảng của đồng nghiệp.
 * Tiến hành thực nghiệm
Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo thời khoá biểu của nhà trường để đảm bảo khách quan.
Thứ ngày
Môn/lớp
Tiết theo PPCT
Tên bài dạy
21/12/010
Văn 8a2
73
Nhớ rừng
22/12/010
Văn 8a2
74
Nhớ rừng
23/12/010
Văn 8a2
75
Câu nghi vấn
28/12/010
Văn8a2
77
Quê hương
29/12/010
Văn 8a2
78
Khi con Tu hú
d. Đo lường
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm học kì I do Phòng giáo dục ra đề thi chung.
Bài kiểm tra sau tác động là bài sau khi học xong phần thơ hiện đại do nhóm nghiên cứu thiết kế. Bài kiểm tra này gồm 11 câu.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
 Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, chúng tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết(trình bày ở phụ Lục). Sau đó nhóm nghiên cứu tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
 Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động
Đối chứng
Thực nghiệm
ĐTB
7,21
8,09
Độ lệch chuẩn
0,9
0,72
Giá trị P của T - test
0,0003
Chênh lệch g trị TB chuẩn
0,9
BÀN LUẬN
Kết quả sau kiểm tra tác động của nhóm thực nghiệm là 8,09 kết quả nhóm đối chứng là 7,2.Độ lệch chuẩn giữa hai nhóm là điều đó cho thấy điểm TBC của hai nhóm khác nhau.
Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là 0,0003 điều này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là ngẫu nhiên mà do tác động.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
 * Kết luận
Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy học Ngữ Văn nâng cao hứng thú và chất lượng học tập của học sinh.
* Kiến nghị
Đối với cấp lãnh đạo: trang bị cho bộ môn một số tranh ảnh chân dung hay phóng tác, phim được chuyển thể từ truyện, trang bị máy chiếu cho giờ ngoại khoá.
Đối với giáo viên: không ngừng nâng cao chuyên môn, tự học hỏi cho vững tay nghề, trang bị cho mình những kiến thức về công nghệ thông tin,
Với kết quả này, chúng tôi mong muốn các bạn đồng nghiệp quan tâm hơn nữa tới bộ môn Ngữ Văn, đặc biệt có thể sử dụng đề tài này vào dạy học tại địa phương mình nhằm nâng cao hứng thú và chất lượng học sinh.
MINH CHỨNG CHO ĐỀ TÀI
NGỮ VĂN 8
Bài 18, tiết 75 CÂU NGHI VẤN
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức
_ Hiểu rõ đặc điểm hình thức câu nghi vấn
_ Chức năng của câu nghi vấn
Kỹ năng
_ Nhận biết và hiểu được tác dụng của câu nghi vấn trong văn bản cụ thể
_ Phân biệt câu nghi vấn với một số kiểu câu dễ lẫn
CHUẨN BỊ 
GV: Đọc sách chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, làm bảng phụ
HS: Đọc sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi trong bài , định hướng làm bài tập.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Trong cuộc sống, chúng ta thường bắt gặp những câu hỏi như: Vì sao em đi học muộn? hoặc Bạn làm sao vậy? hoặc những câu thơ:
 Năm nay đào lại nở
 Không thấy ông đồ xưa.
 Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
 Có những câu hỏi trả lời được, có câu hỏi không cần trả lời nhưng đều kết thúc bằng dấu chấm hỏi – vậy cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về loại câu này.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
HĐ I: Tìm hiểu chung
Tìm hiểu đặc điểm của câu nghi vấn
GV cho học sinh đọc ví dụ
Dùng bảng phụ (có nội dung ví dụ SGK)
GV: trong đoạn văn trên, câu nào được kết thúc bằng dấu chấm hỏi?
GV: trong các câu hỏi trên từ nào dùng để hỏi 
GV: Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, em hãy gọi tên loại câu đó?
GV: trong câu nghi vấn có các từ nào dùng để hỏi?
GV: chức năng của câu nghi vấn đùng để làm gì? Thường kết thúc câu bằng dấu gì?
GV: Dựa vào đặc điểm hình thức, em hãy cho biết thế nào là câu nghi vấn?
HĐ II: Luyện tập
GV hướng dẫn hs làm bài tập
- Bài tâp nhanh qua bảng phụ của GV
HS nhận dạng câu nghi vấn
Anh thích cuốn sách nào?
Cuốn sách nào anh cũng thích.
Cá bán ở đâu?
Ở đâu bán cá.
- Bài tập 1: xác định câu nghi vấn bằng đặc điểm hình thức
GV: Căn cứ vào đâu để xác định câu trên là câu nghi vấn?
GV: Có thể thay từ “hay” bằng từ khác được không?
HS đọc
HS trả lời
HS xác định
HS:không, làm sao,hay là?
HS: rút ra từ nhận xét ở trên
HS đọc ghi nhớ
HS làm vào vở, sau lên bảng
Tìm hiểu chung
Đặc điểm hình thức và chức năng chính
Ví dụ (SGK, tr.11)
Nhận xét
- Câu nghi vấn
+ Sáng ngày người ta đấm u có đau lắm không?
+ Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai?
+ Hay là u thương chúng con đói quá
dấu hiệu hình thức
+ Từ nghi vấn: không, làm sao, hay là
 + Chức năng: dùng để hỏi
+ Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi
2. Ghi nhớ ((SGK)
Luyện tập 
Bài tập nhanh
Bài tập 1
Câu nghi vấn 
+ Chị khất tiền sưu đến chiều mai có phải không?
+ Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế?
+ Văn là gì? Chương là gì?
+ chú mình muốn cùng tớ đùa cho vui không? Đùa trò gì? Cái gì thế? Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta ấy hả?
hình thức: dấu hỏi
3.Bài tập 2
Không thay được
+ sai ngữ pháp 
+ Biến sang câu khác
CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ
Thế nào là câu nghi vấn? cho ví dụ?
 Nhắc lại nghi nhớ
Bài tập về nhà: 3, 4, 5 sgk.13
Bài 21- Tiết 77
Văn bản: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 1. Kiến thức
 Nguồn cảm hứng lớn trong thơ Tế Hanh nói chung và cả bài thơ này: tình yêu quê hương đằm thắm
 Hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của con người và sinh hoạt lao động; lời thơ bình dị, gợi cảm xúc trong sáng tha thiết.
Kỹ năng
Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn
Phân tích được những chi tiết miêu tả,biểu cảm đặc sắc trong bài thơ
CHUẨN BỊ
Gv: Đọc sách chuẩn kiến thức kỹ năng, SGK, soạn bài
Hs: Đọc sách, soạn bài
TIẾN TRÌNH
Kiểm tra bài cũ
Đọc thuộc lòng khổ 1 của bài “Nhớ rừng”- Thế Lữ
Khổ thơ 1 nói về điều gì?
Bài mới
Hoạt động  ...  lao động của học sinh nhẹ nhàng hơn, hiệu quả tập trung cao hơn.
 Sử dụng đồ dùng dạy học có thể giúp giáo viên thay đổi phương pháp, để cho tư liệu đó nói lên một cách thuyết phục học sinh. Nếu không sử dụng đồ dùng dạy học là người dạy đã bỏ qua rất nhiều thuận lợi cho người lao động sư phạm.
 a. Tranh, ảnh minh hoạ các bài học
Tranh văn bản chương trình ngữ văn 6: truyền thuyết ( Con rồng cháu tiên, bánh chưng, bánh giầy, sơn tinh, thuỷ tinh.) cổ tich, văn bản trung đại
Tranh văn bản ngữ văn 7,8 ,9 có rất ít chủ yếu là giáo viên tự vẽ
b.Băng ghi hình dân ca
Đĩa có nội dung phim
Vở chèo “quan âm thị kính” – ngữ văn7
Phim “Chị Dậu”, “ Làng Vũ Đại ngày ấy”...liên quan đến bài 3 và bài 4 Ngữ Văn 8 – tập 1.
Sau khi xem phim giáo viên có thể nêu ra một số câu hỏi liên quan đến tác phẩm nhằm khắc sâu nội dung văn bản.
2.1.3. Đề kiểm tra và đánh giá của giáo viên luôn phù hợp trình độ của học sinh.
 Bất kì môn học nào cũng có kiểm tra và đánh giá việc học và hành của học sinh, môn Ngữ Văn cũng vậy. Kiểm tra và đánh giá ngữ văn ở 3 phân môn.
2.1.3.1 Vấn đề kiểm tra
Đối với phân môn văn học
 Cần bám sát các kiểu văn bản đã được học, bám sát nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa cụ thể, câu hỏi phân loại từng mức độ học sinh.
Phân môn tiếng việt
 Bao gồm kiến thức về từ vựng, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ, biện pháp tu từ, hoạt động giao tiếp. Có thể kiểm tra việc vận dụng lý thuyết vào làm tập tiếng việt.
Phân môn tập làm văn
 Đây là phân môn mang tính thực hành cao, vận dụng kiến thức văn học và tiếng việt để rèn kĩ năng tạo lập văn bản.Bài viết văn thường phải có đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Đề văn giáo viên ra bao giờ cũng mang tính chất mở cho học sinh dễ viết bài.
Ví dụ: Đề bài viết số 1- Ngữ văn 6- tập một
Em hãy kể lại một câu chuyện mà em thích bằng lời văn của em.
 Yêu cầu: kể lại một câu chuyện mà em thích
Có nghĩa là học sinh tự chọn cho mình câu chuyện kể, hơn nữa phải kể bằng lời văn của mình.
 2.1.3.2. Vấn đề đánh giá 
 Đánh giá có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất hay tinh thần.Đánh giá giáo dục không nằm ngoài phạm vi đó.Trước đây đánh giá học sinh trên hai mặt là học lực và hạnh kiểm, giờ đây khi đổi mới giáo dục được thực hiện việc đánh giá diễn ra trên bình diện kiến thức và kĩ năng. Giáo viên khi đánh giá học sinh cũng luôn phải nhìn nhận toàn diện bởi việc đánh giá không chỉ diễn ra sau khi kiểm tra mà là cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Đối với những học sinh cá biệt không thể lúc nào cũng chê, cảnh cáo, phạtmà giáo viên nên tìm ra điểm tốt của trò cho dù là nhỏ để khích lệ kịp thời, khuyến khích các em tự toả sáng, tự thể hiện mìnhnếu làm được như vậy là giáo viên đã giúp cho học sinh có khả năng tự tin trước đám đông, trước xã hội mà sau này các em hoà nhập.
2.1.4.Tổ chức học nhóm, ngoại khoá cho học sinh
 Giáo viên có thể phân công việc học nhóm cho học ở nhà và ngay trong tiết học. Ở nhà các em tự tìm gặp nhau thành một nhóm gần nhà nhau cho tiên đi lại. học nhóm sẽ giúp cho bạn học khá chỉ bảo bạn học yếu, sau mỗi giờ học các em có thể giải lao bằng một bản nhạc, một món ăn sở thíchcác em sẽ bớt căng thẳng và thấy môn Văn sẽ thú vị hơn.
 Ở lớp, giáo viên phân công học nhóm trong khi thảo luận, tạo cho các em cảm giac thoải mái, tự học, tự sáng tạo và được trình bày ý kiến cá nhân, học sinh sẽ thấy tự tin hơn, dễ bắt nhịp khi làm việc tập thể ở ngoài cuộc sống. 
 Sau giờ học căng thẳng giáo viên sắp xếp thời gian cho học giải strees bằng ngoại khoá, với môn Văn thì việc được tự mình sắm các vai diễn thật là thích thú. Bạn thì thích vai Sùng ông, sùng bà, bạn thích Thị Kính, bạn mạnh mẽ hơn thích Thị Mầu (Quan Âm Thị Kính – chèo, Ngữ Văn 7). Gần gũi hơn với chúng ta là nhân vật chị Dậu, Lão Hạc.
 Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2010 vừa qua, thầy trò trường THCS Nâm Ndir và toàn bộ khán giả đã không cầm được nước mắt khi bắt gặp chị Dậu, cái Tý, thằng Dần trong cám cảnh được trình diễn dưới tài năng của các học sinh Trần Thị Minh Châu, Nguyễn Hồng Linh, Hà Ngọc Sơn lớp 8a1.
 Giáo viên có thể cho học sinh xem phim “Chị Dậu và Làng Vũ Đại ngày ấy”để học sinh so sánh các chi tiết trong truyện với chi tiết trong phim. Giáo viên có thể đưa ra một số câu hỏi như:
Nhận xét các chi tiết thay đổi so với tác phẩm?
Trang phục của diễn viên có đúng với miêu tả của nhà văn không?
Chi tiết nào làm em xúc động nhất?
Diễn viễn đã thể hiện rõ đặc điểm của nhân vật chưa?
Ngoài ra, giáo viên có thể co học sinh vẽ tranh chân dung nhân vật, bức nào đạt gần với miêu tả của nhà văn thì làm tài liệu học tập cho lớp khác.
 2.1.5 Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin học vào dạy học Ngữ Văn
 Các môn học đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, môn Văn thì càng cần thiết hơn bởi nếu nói đến Quảng Bình bài Động Phong Nha mà học sinh chưa được đặt chân đến thì rất khó hình dung, hay nói đến hang Pác Bó nơi Bác Hồ sống và làm việc mà bản thân học sinh chưa biết hoặc giáo viên cũng chưa biết thì làm sao cho bài học sinh động.
 Với nhiều bài giáo viên có thể dùng giáo án điện tử làm tăng hứng thú học tập cho học sinh, giúp học sinh hiểu rộng hơn các vấn đề ngoài xã hội.
Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực đem lại nhiều điều thú vị cho học sinh học môn Ngữ Văn.
2.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH
 2.2.1 Thái độ của giáo viên khi tiếp xúc với học sinh
 Giáo viên luôn là tấm gương sáng về đạo đức và tự học cho học sinh noi theo vì vậy mà thái độ của giáo viên khi tiếp xúc với học sinh là rất quan trọng. Mỗi giáo viên tự nhủ rằng mình luôn mang lại cho học sinh những điều tốt đẹp nhất thì chắc chắn sẽ nhận được sự đáp lại chân thành của học sinh.
 Với giờ dạy trên lớp giáo viên phải nghiêm túc, tránh đùa cợt, phải có ranh giới giữa thầy và trò, chỉ bảo tận tình cho các em, tuy nhiên trong giờ dạy giáo viên có thể kể truyện cười có nội dung phù hợp để giải toả không khí căng thẳng của lớp học 
 Với giờ ngoại khoá, lao động,giáo viên có thể thân mật hơn với học sinh, đặc biệt là cởi mở, vui tính, thân thiện với học sinh sẽ làm cho học sinh tin tưởng dễ trở thành người anh, người chị, người bạn cho học sinh gửi gắm tâm sự, giải toả khúc mắc.
 Hơn bao giờ hết khi bước vào lớp với một nụ cười của thầy cô sẽ xoá đi sự xa cách giữa thầy và trò, cộng thêm phương pháp dạy học lôi cuốn thì tiết học đó sẽ thực sự thành công. 
 2.2.2. Nâng cao vai trò và vị trí của bộ môn Ngữ Văn
2.2.2.1. Ý nghĩa
 Nhân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, trước khi học làm người thì phải học lễ, lễ ở đây là nghi lễ, lễ phép, sau đó mới học văn, tức là học cái đẹp. Trong cuộc sống ai cũng muốn vươn tới “chân, thiện, mĩ”, vươn tới những cái chân thực, cái thiện và cái đẹp. Bởi vậy mới cần học văn.
 Môn Ngữ Văn có vai trò và vị trí quan trọng trong giáo dục nhân cách học sinh, đặc biệt trong việc hình thành tư tưởng thẩm mĩ, thái độ trước những rung cảm của cuộc sống. Vì thông qua bài học giáo viên sẽ trang bị một phần cho học sinh những phẩm chất, những cư xử hoà nhã cần thiết trong cuộc sống.
Trong thực tế thì môn học này luôn chiếm số tiết nhiều và kì thi nào cũng có tên nó nhưng do quan niệm của mọi người rằng học văn chẳng áp dụng được gì cho cuộc sống, đôi khi những lời nói nhã nhặn lại không giải quyết được việc nên môn học này dần mất đi sự ưu ái hàng thứ hai mà nó vốn có.
2.2.2.2 Nội dung 
 Làm cho các bậc phụ huynh, cán bộ công nhiên viên nhận thức đúng đắn hơn nữa về tầm quan trọng của môn Ngữ Văn trong việc hình thành phẩm chất, thái độ, cư xử của học sinh trong giai đoạn hiện nay. Bởi học sinh ngày nay có phần hâm mộ chát, game online nhiều hơn là học văn, lời nói cũng trở nên thô hơn, tục hơn, chữ viết khó đọc, lời văn thì lủng củng, câu văn thì tối nghĩatừ đó mọi người có cái nhìn khác về môn Ngữ Văn.
 Ban giám hiệu cần thường xuyên quán triệt mục tiêu môn học, mục tiêu học tập của học sinh.
 Giáo viên dạy môn Ngữ Văn là lực lượng quyết định chất lượng dạy học bộ môn, phải thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhận thức đúng về vai trò, vị trí của bộ môn mình đảm nhiệm.
 2.2.3. Xây dựng môi trường nhà trường thân thiện
2.2.3.1.Ý nghĩa
 Một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong việc dạy học là cảnh quan sư phạm nhà trường, để nhà trường thật sự thân thiện với học sinh. Khi học sinh đến trường được hoà mình vào môi trường trong lành, được vui chơi những hoạt động bổ ích sau giờ học chính khoá căng thẳng thì chắc chắn rằng việc yêu thích học tập là điều dễ dàng. Vì vậy môi trường giáo dục là rất quan trọng, nó góp phần hình thành nhân cách học sinh và tránh cho học những ham vui bên ngoài.
2.2.3.2. Nội dung
 * Tăng cường ổn định nề nếp của học sinh, hình thành một phong cách sinh hoạt chung trong trường và mỗi lớp, biểu hiện:
 Có tập thể tốt, ủng hộ và tuyên dương người tốt việc tốt, phê phán cái sai, cái lạc hậu, có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất
 Có quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhà trường: giữa thầy với thầy, thầy với trò, giữa học sinh với nhau. Trong các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hoà, giáo viên yêu thương học sinh. Học sinh không hỗn, khúm núm sợ sệt, tôn trọng và tin tưởng thầy cô. Học sinh đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không thù hằn, bè cánh đánh nhau, không tham gia vào các tệ nạn xã hội.
 * Nhà trường thường xuyên tu sửa khung cảnh, cảnh quan toát lên ý nghĩa giáo dục.
KẾT LUẬN
 Việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực làm nâng cao hứng thú học tập và tăng chất lượng học sinh ở môn Ngữ văn. Sau khi đề tài này hoàn thành, chúng tôi tin rằng nó sẽ được áp dụng rộng rãi và được bạn bè đồng nghiệp tham khảo.
Đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết và quan trọng với chất lượng học sinh, vì vậy mỗi giáo viên luôn ý thức cao việc dạy và học của học sinh theo phương pháp mới thì kết quả đạt được sẽ như mong muốn.
MỤC LỤC
 Nội dung	Trang
TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1
GIỚI THIỆU 1
1. Hiện trang 1
2. Giải pháp thay thế 1
3. Vấn đề nghiên cứu	 1
4. Giả thuyết nghiên cứu	 2
5. Phương pháp nghiên cứu	 2
PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ	 3
BÀN LUẬN 	 4
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	 4
MINH CHỨNG ĐỀ TÀI	 5
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở THCS
1. Tình hình chung 13 
2. Thực trạng của dạy và học 13 	
CHƯƠNG II: NÂNG CAO HỨNG THÚ VÀ CHẤT LƯỢNG HỌC SINH MÔN NGỮ VĂN Ở THCS BẰNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍC CỰC
1.Một số phương pháp dạy học tích cực 17
2. Một số biện pháp nâng cao chất lượng học sinh 21
KẾT LUẬN 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 a. Dạy và học tích cực (một số phương pháp và kĩ thuật dạy học). Nxb Đại học sư phạm, năm 2010
 b. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học cơ sở môn Ngữ Văn. Nxb giáo dục năm, 2007
Từ điển thuật ngữ văn học. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi.Nxb giáo dục năm, 1992
Tài liệu tập huấn NCKHSPUD. Sở giáo dục và Đào tạo Đak Nông, năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_nang_cao_hung_thu_va_chat_luong_hoc_sinh_mon_ngu_van.doc