Đề tài Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết ôn tập ngữ văn thcs

Đề tài Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết ôn tập ngữ văn thcs

Hình thành và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm tạo ra những con người năng động sáng tạo cho xã hội. Đặc biệt là trong các tiết giảng dạy ôn tập ngữ văn THCS thì việc phát huy tính tích cực với các em là một vấn đề cần thiết. Chính vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta nên vận dụng phương pháp dạy theo hướng đổi mới vì trong xã hội hiện tại việc tạo ra con người năng động, sáng tạo là cần thiết.

doc 26 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 4325Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết ôn tập ngữ văn thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG 
CỦA HỌC SINH
TRONG TIẾT ÔN TẬP NGỮ VĂN THCS
 A– LÝ DO CHỌN ĐÊ TÀI :
Hình thành và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục nhằm tạo ra những con người năng động sáng tạo cho xã hội. Đặc biệt là trong các tiết giảng dạy ôn tập ngữ văn THCS thì việc phát huy tính tích cực với các em là một vấn đề cần thiết. Chính vì vậy, mỗi giáo viên chúng ta nên vận dụng phương pháp dạy theo hướng đổi mới vì trong xã hội hiện tại việc tạo ra con người năng động, sáng tạo là cần thiết.
Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn hiện nay, bất cứ người giáo viên nào cũng đã hiểu và xác định được mục tiêu sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước ta đến năm 2020, về cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Chính vì thế mà con người Việt Nam phải phát triển cả về số lượng và chất lượng, nâng cao về mặt bằng dân trí. Được như thế, con người Việt Nam mới có đầy đủ những phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay.
Hơn thế nữa, năm học 2009-2010 là năm học mà cả nước tiếp tục thực hiện chủ đề “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực chủ động ”. Chính vì lẽ đó mà người giáo viên đứng lớp cần phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nhằm đào tạo thế hệ học sinh năng động, sáng tạo cho tương lai của đất nước. 
Tuy nhiên, đối với bộ môn Ngữ văn nói riêng thì việc thực hiện sự đổi mới ấy quả là không dễ dàng. Đó là cả một quá trình cố gắng nỗ lực của người giáo viên khi vừa chắt lọc phương pháp truyền thống vừa tiếp thu phương pháp mới hiện đại để thực hiện việc đổi mới công nghệ dạy học. Do vậy, việc đầu tư soạn giảng cho một giáo án ngữ văn đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt và sáng tạo trong việc vận dụng hợp lí, khoa học, nhuần nhuyễn giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại, đồng thời phải vận dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Vì thế khi soạn giảng một tiết ngữ văn thiên về hình thành kiến thức mới vốn đã rất khó khăn thì việc đầu tư soạn giảng một tiết ôn tập phát huy tính tích cực chủ động của học sinh THCS lại càng khó khăn hơn gấp nhiều lần. Hơn thế nữa, trong các loại sách nghiệp vụ như : Sách giáo viên và sách thiết kế thì việc hướng dẫn cách soạn tiết ôn tập đôi khi chưa thật cụ thể, sách chỉ hướng dẫn những nội dung yêu cầu chính và những gợi ý về phương pháp lên lớp một cách chung chung khiến cho giáo viên khá lúng túng khi soạn giảng và khó có tiết dạy ôn tập ngữ văn để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, thông qua đó gây hứng thú cho học sinh
Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, qua các chuyên đề mà tổ chuyên môn đã triển khai trong năm học 2008-2009, 2009 – 2010 : Chuyên đề “ Phát huy tích tích cực chủ động của học sinh qua tiết tổng kết Tiếng Việt 9 ”, chuyên đề “ Giảng dạy minh họa băng hình đĩa tiếng để phát huy tích tích cực chủ động của học sinh”, chuyên đề “ Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết ôn tập ngữ văn 8”, chuyên đề “ Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết ôn tập”. Qua đó, bản thân tôi đã rút ra được cách vận dụng các phương pháp trong quá trình khái quát và hệ thống kiến thức, cách ghi bảng, cách sử dụng phương tiện dạy học, cách tổ chức cho học sinh ôn tậpnhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết ôn tập. Vì vậy, tôi mạnh dạn chọn và viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài : 
“PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH
TRONG TIẾT ÔN TẬP NGỮ VĂN THCS ” 
B- NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 
Kiến thức của dạng bài ôn tập có liên quan chặt chẽ không chỉ trong một cụm bài nhất định của một khối lớp nào đó mà có sự gắn kết kiến thức trong cả một học kì hoặc cả một chương trình học, một cấp học. Chính vì vậy, theo chúng tôi, để giảng dạy bài ôn tập phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh thành công, người giáo viên Ngữ văn trước tiên phải : 
I- XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN :
 	Chương trình Ngữ văn THCS có sự tích hợp các kiến thức ở các dạng bài từ các văn bản đến phân môn Tiếng Việt, Tập Làm Văn.Chính vì thế để thực hiện một tiết ôn tập cho dù là văn bản hay kiến thức Tiếng việt, Tập làm văn đòi hỏi giáo viên cần phải nắm chắc mục tiêu chương trình của từng phân môn, từng khối lớp. 
Trong quá trình soạn giảng bản thân luôn quán triệt phương hướng tích hợp và đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực chủ động cao độ của chủ thể học sinh - nhân vật trung tâm trong quá trình học. Qua đó giúp học sinh biết cách tự học và hợp tác trong học tập, tích cực chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh tri thức mới, giúp học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân, tạo hứng thú trong giờ học. Đồng thời, thông qua đó chúng tôi cũng rất chú ý đến nguyên tắc tích hợp, tìm những điểm đồng qui giữa 3 phần : Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn trong các đơn vị kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành trong mỗi tiết học, bài học một cách cụ thể với nhiều biện pháp, hình thức hoạt động linh hoạt, sáng tạo
Đối với tôi, mục đích cuối cùng là tạo không khí lớp học sôi nổi, hứng thú. Học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, rèn các kỹ năng của bộ môn đồng thời yêu thích và say mê bộ môn hơn thông qua các tiết dạy ôn tập .
II- XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI ÔN TẬP :
Khi soạn giảng dạng bài ôn tập, để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc hệ thống hoá kiến thức đã học và áp dụng kiến thức vào bài tập thực hành. Bản thân tôi luôn xác định bài ôn tập gồm 2 phần : Phần “ôn ” và phần “ tập ”. Từ đó xây dựng phương pháp ôn tập với hệ thống câu hỏi đa dạng giúp học sinh hệ thống kiến thức nhanh cho phần lý thuyết, đưa nhiều trò chơi kiến thức vào phần bài tập áp dụng. Cụ thể như sau : 
Trong phần giúp học sinh hệ thống lại kiến thức, bản thân không phải đi từ việc đặt câu hỏi để phân tích các ngữ liệu hình thành kiến thức mới theo phương pháp qui nạp, mà phải thông qua các dạng câu hỏi tổng hợp, hướng dẫn học sinh biết thực hiện các thao tác tổng kết, thống kê các kiến thức đã học theo một trình tự, sơ đồ. Qua đó, giúp học sinh tự mình chủ động nắm vững hơn nội dung kiến thức và có cái nhìn khái quát về cụm kiến thức đó. 
 	Trong phần luyện tập thực hành, bản thân luôn chú ý rèn cho học sinh kỹ năng tự so sánh, phân loại, kỹ năng liên tưởng sáng tạo và bước đầu giúp học sinh biết tư duy logic. Đặc biệt, để học sinh hứng thú hơn, tự mình khám phá kiến thức qua phần luyện tập thực hành, bản thân luôn đổi mới, sáng tạo các bài tập thành những dạng trò chơi kiến thức cho học sinh.
III-XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
 	Để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong tiết ôn tập cần đòi hỏi giáo viên và học sinh phải nỗ lực trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
1- Nhiệm vụ của giáo viên : 
 - Để tiết ôn tập thành công, người giáo viên phải có kinh nghiệm trong việc điều khiển, chỉ đạo lớp, làm chủ và phân bố thời gian hợp lý. Đồng thời giáo viên phải nhiệt tình trong việc lựa chọn phương pháp sáng tạo, linh hoạt và gây hứng thú học tập cho học sinh qua các trò chơi “chơi mà học - học mà chơi ” 
- Vai trò chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên là vô cùng quan trọng trong tiết dạy ôn tập. Nếu giáo viên không có sự chỉ đạo và hướng dẫn hợp lý, khoa học thì sẽ không đủ thời gian để hệ thống kiến thức trong tiết ôn tập hoặc không đủ thời gian để luyện tập sau khi đã “ôn ” xong kiến thức hoặc có thể chỉ luyện tập qua loa đại khái rồi cho các em về nhà làm các bài tập còn lại . 
- Trước khi dặn dò học sinh chuẩn bị bài mới, giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài, nắm trọng tâm kiến thức cần ôn tập. Ngoài phần yêu cầu học sinh chuẩn bị bài và chuẩn bị phần luyện tập trong SGK, giáo viên còn yêu cầu học sinh chuẩn bị những gì, giáo viên cần dặn dò và phân công rõ ràng để học sinh chuẩn bị tốt. Giáo viên phải dự kiến thời gian và phân công, hướng dẫn trước cho các em.
- Giáo viên phải kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh và có hình thức động viên khuyến khích kịp thời để phát huy tính năng động, sáng tạo, tinh thần hợp tác tích cực của học sinh trong suốt tiết ôn tập. Bên cạnh đó giáo viên cũng phải có hình thức phê bình những học sinh không chuẩn bị bài, hoặc chuẩn bị qua loa, đối phó. Giáo viên cần tỏ ra nghiêm khắc nhưng cũng phải tạo môi trường thân thiện để học sinh mạnh dạn tích cực, chủ động trong quá trình ôn tập .
- Giáo viên phải soạn và chuẩn bị bài thật kỹ. Phải định hướng trước cách hệ thống các đơn vị kiến thức trong tiết ôn tập theo phương pháp nào? Kiến thức nào cần lướt qua, kiến thức nào cần khắc hoạ kỹ ? Cần chuẩn bị đồ dùng dạy học nào? Phương tiện dạy học gì? Phần luyện tập cần giải những bài tập nào theo SGK , bài nào để học sinh về nhà làm  Cần luyện tập thực hành theo hình thức nào, sử dụng trò chơi gì cho hợp lý, cần phân rõ dạng bài tập cho phù hợp từng đối tượng học sinh.. . 
2- Nhiệm vụ của học sinh : 
 Mặc dù giáo viên là người đã có kinh nghiệm giảng dạy tiết ôn tập cho học sinh và sự chuẩn bị của giáo viên cho tiết ôn tập khá kỹ, nhưng học sinh lại là đối tượng trung tâm. Có phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh hay không, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của các em.Việc chủ động chuẩn bị bài, hợp tác tích cực trong suốt tiết ôn tập của học sinh có vai trò vô cùng quan trọng cho sự thành công của tiết ôn tập. Để học tiết ôn tập thật tốt, học sinh cần : 
 - Chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên: Có thể thống kê kiến thức theo dạng sơ đồ như yêu cầu vở bài tập hoặc SGK hay chuẩn bị theo yêu cầu của phiếu học tập 
 - Học sinh phải tập so sánh chỉ ra những điểm giống và khác nhau, tác dụng về điểm giống và khác nhau của các đơn vị kiến thức. Hoặc tìm những dẫn chứng thực tế liên hệ minh hoạ cho đơn vị kiến thức đang ôn tập. Có như thế mới giúp học sinh tư duy sâu và hiểu bài có hệ thống .
Học sinh có thể tập kịch, hoạt cảnh, ngâm thơđể làm bật ý nghĩa của tác phẩm đang học. 
Ví dụ : Khi dạy bài ôn tập VHDG lớp 6, giáo viên có thể cho học sinh chuyển thể truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi” ( Ngữ văn 6 tập 1 ) thành vở kịch ngắn với ý nghĩa phê phán cách nhìn phiến diện .Từ đó khuyên răn con người khi xem xét, nhìn nhận, đánh giá một vấn đề cần có cách nhìn nhận toàn diện. Hoặc bài ôn tập truyện kí lớp 8, học sinh có thể đóng lại các trích đoạn trong tác phẩm của Nam Cao hoặc của Ngô Tất Tố. Bài ôn tập về thơ của lớp 9, các em có thể ngâm thơ bài Viếng lăng Bác của Viễn Phương
 - Trong tiết học, học sinh cần chú ý tập trung, hợp tác với giáo viên, tích cực phát biểu xây dựng bài nhằm khái quát và hệ thống hoá kiến thức cần ôn tập và thực hiện tốt yêu cầu thực hành.
VI- XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH CỦA LỚP: 
 Mặc dù chương trình thay sách có tính thống nhất cao, phù hợp với trình độ nhận thức chung của đa số học sinh nhưng khi đứng lớp giảng dạy thực tế, bất cứ người giáo viên nào cũng phải chú ý đến đối tượng học sinh  ... thống các mục nội dung ôn tập -> Học sinh dùng phiếu học tập đã điền trước để hoàn thành bảng hệ thống. ( Giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp ngang hoặc tích hợp dọc theo bảng hệ thống hóa kiến thức )
Giáo viên đi đến thống nhất nội dung bằng bảng hệ thống ( Bằng bảng phụ, hoạc máy chiếu ) 
Học sinh đối chiếu với bảng hệ thống trong phiếu học tập, có hướng sửa chữa 
BẢNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC 
Tiết 53-54 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
( CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LƠP 6 )
THỂ LOẠI
TÊN TRUYỆN
NHÂN
VẬT
NGHỆ THUẬT
Ý NGHIÃ –BÀI HỌC
TRUYỀN THUYẾT
- Con Rồng cháu Tiên
- Thánh Gióng 
- Bánh chưng bánh giầy
- Sơn tinh -Thủy tinh 
- Sự tích Hồ Gươm
-Thần thánh
- Nhân vật lịch sử
-Hoang đường, kỳ ảo
Giải thích : Nguồn gốc dân tộc, di tích lịch sử, phong tục, tập quán .
Ca ngợi:Anh hùng dân tộc Ước mơ Chiến thắng thiên nhiên, giặc ngoại xâm
=> Biết ơn, tự hào 
CỔ TÍCH
- Thạch sanh
- Em bé thông minh
- Cây bút thần
- Ông lão đánh cá và con cá vàng
-Người nghèo, dũng sĩ 
-Hoang đường, li kỳ
Ca ngợi : Trí thông minh, tài năng, lòng nhân hậu
Ước mơ: Thiện thắng ác
=> Sống thật thà, chăm chỉ, chống cái ác, bảo vệ chính nghĩa.
NGỤ NGÔN
- Ếch ngồi đáy giếng
- Thầy bói xem voi
- Đeo nhạc cho mèo
- Chân tay miệng
-Vật, người, bộ phận con người
- Gây cười (phương tiện)
- Nói bóng gió
(ẩn dụ)
Phê phán: Cách nhìn thiển cận, phiến diện, thói kiêu ngạo, bảo thủ, thiếu óc thực tế.
=> Bài học về nhận thức, tư tưởng.
TRUYỆN CƯỜI
- Treo biển
- Lợn cưới - áo mới 
- Người
- Gây cười
(Mục đích)
- Phóng đại, châm biếm, đả kích
Châm biếm: Thói xấu, tính ba phải, thói khoe khoang
=> Từ bỏ cái xâú để hoàn thiện mình
Bước 3 : Học sinh nhìn vào sơ đồ , so sánh 
Sự giống nhau và khác nhau về : 
+ Khái niệm của các thể lọai 
+ Nhân vật của : Truyền thuyết và cổ tích, truyện ngụ ngôn và truyện cười 
Các nhóm thảo luận và trình bày 
Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức ôn tập lý thuyết để chuyển sang phần thực hành 
Bước 4 : Giáo viên tiến hành cho học sinh thực hành 
Gợi ý thực hiện phần luyện tập : Giáo viên có thể chọn 1 trong những hình thức sau : 
Kể ngược truyện “Treo biển ” ( Các nhóm phân công ) 
Thi kể diễn cảm, có diễn xuất .
 Diễn kịch “Thầy bói xem voi ”- Hoặc hoạt cảnh “Thạch sanh” ( Các nhóm phân công ) 
Tiết 37 – Ngữ văn 8 - Ứng dụng khoa học CNTT
ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM
A) Gợi ý chuẩn bị : 
I) Giáo viên : Chuẩn bị 
1-Bài giảng điện tử, tranh ảnh, đoạn pim minh họa 
2-Máy chiếu
3-Phiếu học tập cho học sinh
4- Trò chơi ô chữ 
II) Học sinh : 
Chuẩn bị phiếu học tâp, các kiến thức về 4 truyện kí đã học 
Ôn tập lại truyện kí trung đại ở lớp 8 
Chuẩn bị trò chơi ô chữ 
PHIẾU HỌC TẬP
B) Gợi ý các bước tiến hành : 
Bước 1 : Giáo viên cho học sinh khởi động, gợi nhớ lại các truyện đã học, các tác giả qua các tranh ảnh
Giáo viên cho học sinh nhận diện các chân dung, các trích đoạn phim để đoán tác giả, tác phẩm 
Giáo viên đi vào bài ôn tập : Cho học sinh thống kê các truyện kí 
( slide minh họa sau ) 
Bước 2 : Sau khi khởi động, giáo viên đi vào bảng hệ thống hoá kiến thức để ôn tập nội dung kiến thức ( slide minh họa sau ) 
Giáo viên cho thảo luận nhóm, 4 nhóm trình bày các thông tin cho 4 văn bản truyện kí. Giáo viên lần lượt trình chiếu theo hang ngang của slide trình chiếu.
Nội dung của toàn bộ bảng hệ thống kiến thức sẽ được lần lượt mở ra, học sinh sẽ dung phiếu học tập kiểm tra và sửa cho đúng
Bước 3 : Học sinh nhìn vào sơ đồ, so sánh 
Học sinh so sánh truyện kí trung đại và truyện kí hiện đại 
Bước 4 : Học sinh xem phim và trình bày cảm xúc
Giáo viên cho học sinh xem một số trích đoạn ngắn, sau đó học sinh trình bày cảm xúc 
Giáo viên giới thiệu đoạn văn hay
Bước 5 : Học sinh tham gia trò chơi ô chữ 
Cuối cùng giáo viên kết luận
D- NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : 
 - Từ chỉ tiêu chất lượng bộ môn ngữ văn những năm trước đây chỉ đạt 65 % học sinh trên trung bình, học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ 26.5%. Qua áp dụng tốt phương pháp “Phát huy tính tích cực chủ động trong tiết ôn tập” mà chất lượng trên trung bình bộ môn tôi dạy đạt từ 85 % trở lên. Riêng chất lượng trên trung bình của các lớp bản than phụ trách ở HKI, năm học 2009-2010 đạt trên 85 %, học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ 31.6%. Qua so sánh tỉ lệ các năm, bản thân tôi thấy có sự chuyển biến rõ nét nhờ vào việc áp dụng phương pháp ôn tập mà sáng kiến kinh nghiệm đã nêu. 
	- Cũng chính nhờ vận dụng phương pháp trên, chỉ trong thời lượng ôn tập theo PPCT mà chúng tôi đã chuyển tải hết các nội dung chương trình yêu cầu. Bên cạnh đó học sinh học lại không cảm thấy quá tải, ngược lại rất thích thú, không khí lớp học vui và có chất lượng: Học sinh được thực hành luyện tập nhiều, hình thức luyện tập khá phong phú không có cảm giác đơn điệu, học sinh hiểu sâu và nhớ lâu, tư duy tốt. Chính nhờ sự chuẩn bị tiết dạy ôn tập chu đáo, qua nhiều đối tượng học sinh khi ôn tập tay nghề của tôi cũng vững vàng hơn, đúc rút được nhiều kinh nghiệm hơn .
 - Tôi cũng đã triển khai chuyên đề này trong tổ chuyên môn và các thành viên trong tổ cùng trao đổi rút kinh nghiệm thống nhất thực hiện cách ôn tập theo phương pháp này : “Phát huy tính tích cực chủ động trong tiết ôn tập” cho toàn cấp học .
	- Học sinh lớp chúng tôi dạy rất háo hức và thích thú khi đến giờ Văn. Các em có thói quen chuẩn bị bài cũ và mới rất tốt. Đặc biệt các em biết tự tạo cho mình kỹ năng hệ thống kiến thức và rất thích được trình bày ý kiến của mình mỗi khi chúng tôi yêu cầu và trình bày rất gãy gọn, suôn sẽ . 
 - Nhờ kiến thức được sơ đồ hóa, nhờ được thực hành nhiều trong tiết ôn tập nên các tiết “tổng kết ”cuối học kì cũng như tiết “tổng kết ” cuối năm học, học sinh có thể tự độc lập khái quát kiến thức tốt và thực hiện bài tập tích cực, chính xác . 
E- NHỮNG KINH NGHIỆM RÚT RA TRONG QUÁ TRÌNH DẠY BÀI ÔN TẬP NGỮ VĂN LỚP 6
	Qua thực tế áp dụng phương pháp “Phát huy tính tích cực chủ động trong tiết ôn tập ngữ văn THCS”, bản thân chúng tôi đã rút ra những kinh nghiệm thực tế khi áp dụng phương pháp này : 
	- Trước tiên, để thực hiện tiết dạy ôn tập phát huy tính tích cực của học sinh thì giáo viên chúng ta cần xác định bài ôn tập có 2 phần : 
+ Phần hệ thống hoá kiến thức lý thuyết có liên quan đến nội dung ôn tập. 
+ Phần luyện tập thực hành, vận dụng lý thuyết vào bài tập có thể từng đơn vị kiến thức hoặc kiến thức thực hành tổng hợp.
	Qua xác định như thế, chúng ta sẽ xây dựng phương pháp, hệ thống câu hỏi, trò chơi phù hợp với từng phần ôn tập 
	- Nên cạnh đó, để thực hiện tốt tiết ôn tập mà SKKN đã nêu, chúng ta cần phải nắm vững kiến thức trọng tâm bài ôn tập và định hướng yêu cầu thực hành để dặn dò học sinh chuẩn bị thống kê kiến thức tốt và chuẩn bị chu đáo các trò chơi kiến thức theo yêu cầu thực hành của giáo viên .
- Trong quá trình thực hiện tiết ôn tập, chúng ta cần phải kiểm tra nghiêm túc quá trình chuẩn bị bài của học sinh và có khen thưởng hoặc phê bình kịp thời. Nhất là thường xuyên kiểm tra học sinh TB- Yếu, tạo cho các em có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Có như thế thì tiết ôn tập mới diễn ra thành công và đảm bảo thời gian 
	- Khi xây dựng giáo án, chúng ta phải xây dựng các dạng câu hỏi từ phát hiện đến nâng cao và là dạng câu hỏi mang tính hệ thống, khái quát. Cần chú ý các câu hỏi phát huy trí sáng tạo của học sinh. Nhất là dạng câu hỏi so sánh, liên hệ 
	- Bên cạnh đó, công việc quan trọng mà giáo viên cần chuẩn bị đó là : Phiếu học tập ( Hệ thống kiến thức ), hình thức trò chơi cho phần thực hành. 
	* Chúng ta cần lưu ý rằng : Nếu phần chuẩn bị của học sinh không tốt, trò chơi của giáo viên không hấp dẫn, học sinh chưa quen với cách thực hiện trò chơi thì tiết ôn tập theo phương pháp trên sẽ không tiến hành được. Chính vì thế mà việc sử dụng bảng phụ, máy chiếu, các trò chơi kiến thức phải được thuần thục ( Nghĩa là phải tổ chức thường xuyên trong các tiết học chứ không phải đợi đến thao giảng hoặc hội thi mới sử dụng ). Vì lứa tuổi học sinh THCS hiếu động nên phần luyện tập nhất thiết phải vận dụng nhiều hình thức làm bài (Càng nhiều phần thi, trò chơi càng tốt ) và nên có phần thưởng cho những đội thắng cuộc ( có thể là tràng pháo tay, điểm cộng,) 
- Khi ôn tập Tiếng Việt, giáo viên nên ôn tập song song lý thuyết và thực hành. Trong sơ đồ khái quát kiến thức nên có ví dụ cụ thể .
 - Khi ôn tập phần tập phần Tập Làm Văn, giáo viên cần cho học sinh nhắc lại lý thuyết, và bài tập thực hành của học sinh phải áp dụng từ lý thuyết .
 - Để dành nhiều thời gian cho thực hành, giáo viên không nên ghi bảng nhiều và không nên cho học sinh ghi vở nhiều. Phần nội dung kiến thức trình bày bằng sơ đồ hệ thống hoá kiến thức.
 Tóm lại cho dù tiết dạy nào, cấp lớp nào, cũng đòi hỏi ở người giáo viên phải có một năng lực chuyên môn vững, có đầu tư soạn giảng khoa học, vận dụng phương pháp sáng tạo hợp lý, phù hợp với đối tượng học sinh, một lòng yêu nghề, nhiệt tình tâm huyết với nghề, quí mến học sinh, mong học sinh tiến bộ Tất cả những điều đó mới tạo nên một tiết ôn tập thành công. 
 Trên đây là những kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy phát huy tính tích cực chủ động trong các tiết ôn tập cho chương trình Ngữ văn THCS của tôi. Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, tôi đã được các đồng chí trong tổ chuyên môn đóng góp ý kiến quý báu. Tuy nhiên, khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nhất định. Chúng tôi rất mong Hội đồng xét duyệt SKKN các cấp góp ý và bổ sung để SKKN của bản thân tôi được hoàn thiện hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn !
	C¸c tµi liÖu tham kh¶o:
1. ThiÕt kÕ hÖ thèng c©u hái Ng÷ v¨n - TrÇn §×nh Chung
2. §æi míi ph­¬ng ph¸p d¹y häc ë bËc THCS ( nh÷ng vÊn ®Ò chung )- GS -TS TrÇn B¸ Hoµnh.
3. Tµi liÖu båi d­ìng th­êng xuyªn cho gi¸o viªn THCS chu kú III ( 2003- 2007 ) m«n Ng÷ v¨n.
 NGƯỜI VIẾT
 VÕ NGỌC TOÀN 
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN TRƯỜNG
....
 XẾP LOẠI SKKN 
. 
	HIỆU TRƯỞNG 
 NGUYỄN BÌNH
Ý KIẾN CUẢ HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH
...................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
XẾP LOẠI SKKN : . 
HOÄI ÑOÀNG KHOA HOÏC 
PHIEÁU ÑAÙNH GIAÙ SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM
- Naêm hoïc : 2009 – 2010 	- Caáp Trung Hoïc Cô Sôû 
- Taùc giaû : 	VOÕ NGOÏC TOAØN 
- Ñôn vò : 	Tröôøng THCS Chôï Laàu 	Chöùc vuï : TTCM 
Ñeà taøi : 
Phaùt huy tính tích cöïc chuû ñoäng cuûa hoïc sinh
trong tieát oân taäp ngöõ văn THCS
- Ngöôøi Ñaùnh Giaù : ...
I) BAÛNG ÑAÙNH GIAÙ : 
TIEÂU CHUAÅN ÑAÙNH GIAÙ
TOÁT
KHAÙ
TRUNG BÌNH
KÑYC
KQXL
1- ÑEÀ TAØI 
2- NOÄI DUNG 
3- CAÙC PHÖÔNG PHAÙP 
4- HIEÄU QUAÛ 
5- HÌNH THÖÙC 
II) NHAÄN XEÙT CUÛA NGÖÔØI ÑAÙNH GIAÙ : 
.	III) XEÁP LOÏAI : .
	Chôï Laàu , ngaøy 	Thaùng Naêm 2010
	NGÖÔØI ÑAÙNH GIAÙ SKKN 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN 2010 Toan.doc